Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 113: Tập làm văn: Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 113: Tập làm văn: Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề

Mục tiêu bài học:Giúp HS:

 1. Kiến thức.

- Các cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong việc trình bày văn nói giải thích một vấn đề .

- Những yêu cầu khi trình bày văn nói giải thích một vấn đề .

 2. Kỹ năng .

- Tìm ý , lập dàn ý bài văn giải thích một vấn đề .

- Biết cách giải thích một vấn đề trước tập thể .

- Diễn đạt mạch lạc , rõ ràng một vấn đề mà người nghe chưa biết bằng ngôn ngữ nói .

 3. Thái độ : Có ý thức rèn luyện khi nói , viết văn giải thích .

* Trọng tâm: HS luyện nói

 

doc 12 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 997Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 113: Tập làm văn: Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/3/2012
Ngày dạy: 23/3/2012
Tiết 113: 
Tập làm văn: LUYỆN NÓI: BÀI VĂN GIẢI THÍCH MỘT VẤN ĐỀ
I-Mục tiêu bài học:Giúp HS: 
 1. Kiến thức.
- Các cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong việc trình bày văn nói giải thích một vấn đề . 
- Những yêu cầu khi trình bày văn nói giải thích một vấn đề . 
 2. Kỹ năng . 
- Tìm ý , lập dàn ý bài văn giải thích một vấn đề . 
- Biết cách giải thích một vấn đề trước tập thể . 
- Diễn đạt mạch lạc , rõ ràng một vấn đề mà người nghe chưa biết bằng ngôn ngữ nói . 
 3. Thái độ : Có ý thức rèn luyện khi nói , viết văn giải thích . 
* Trọng tâm: HS luyện nói
* Tích hợp: các văn bản tục ngữ, các kiểu văn bản đã học
II. Các kĩ năng sống cơ bản cần được giáo dục
- Giao tiếp: trình bày vấn đề trước tập thể lớp
- Ra quyết định: lựa chọn cách trình bày
III. Các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực
- Động não
- Hoạt động nhóm
IV- Chuẩn bị: 
- Gv:Soạn bài, máy chiếu
- HS: chuẩn bị dàn bài trước ở nhà 
V- Tiến trình lên lớp:
1- ổn định tổ chức: 
2- Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh
3- Bài mới: 
Hoạt động của thầy-trò
TG
Nội dung
* Hoạt động 1
- GV chiếu đề bài trên máy
+HS đọc đề bài.
- Em hãy nêu các bước làm một bài văngiải thích ?
- HS thảo luận thống nhất dàn bài theo nhóm
- Sau đó các bàn cử đại diện lên trình bày.
- HS trong lớp nhận xét, bổ sung.
- GV chiếu dàn bài tham khảo
Hoạt động 3
- Trình bày trong tổ, nhóm -> chọn trình bày trước lớp -> HS nhận xét -> GV uốn nắn
- Gv: hướng dẫn học sinh cách nói, cách nghe nhận xét tư thế tác phong, lời nói của HS khi trình bày.
I. Đề bài: Em thường đọc những sách gì? Hãy giải thích vì sao em thích đọc loại sách ấy?
II. Dàn bài
A. Mở bài
- Dẫn dắt: có nhà văn nói "Sách là ...con người"
- Loại sách em thích đọc nhất...
B. Thân bài 
- ích lợi của việc đọc sách
- Những loại sách em thích đọc
- Tại sao em thích đọc sách đó?
+ Vì đúng tâm tư, lứa tuổi
+ Vì cung cấp những kiến thức bổ ích, mở rộng hiểu biết về nhiều lĩnh vực: học tập, lao động, quan hệ xã hội...
+ Vì sách trình bày đẹp, hấp dẫn...
- Những loại sách em không thích đọc: nội dung xấu
C. Kết bài: - Khẳng định ý nghĩa của thói quen đọc sách
.
III. Thực hành luyện nói. 
- Yêu cầu của việc trình bày bài văn nói giải thích một vấn đề . 
 + Vị trí đứng nói phù hợp.
 + Âm lượng vừa đủ ,diễn đạt rõ ràng , 
 + Nội dung lôi cuốn , hấp dẫn , dễ tiếp nhận .
- Yêu cầu của việc nghe giải thích một vấn đề . 
 + Nghe , lĩnh hội được phần trình bày bài văn giải thích một vấn đề của bạn . 
 + Có ý kiến nhận xét về bài văn nói giải thích một vấn đề của bạn sau khi nghe trình bày . 
- 2 HS trình bày mở bài
- 2 HS trình bày thân bài
- 2 HS trình bày kết bài
III. Nhận xét
- Tư thế, tác phong
- Nội dung
- Ngôn ngữ diễn đạt
4. Củng cố 
- GV nhận xét giờ luyện nói: ưu điểm, nhược điểm
5. Hướng dẫn về nhà
- Ôn lại cách làm bài giải thích
- Chuẩn bị: Ca Huế trên sông Hương
	? Câu hỏi theo SGK
	? Sưu tầm một số tài liệu dân ca của nước ta
*Phần bổ sung
...............
...............
...............
...............
...............
...............
Ngày soạn: 21/3/2012
Ngày dạy
 Tiết 114:Văn bản: CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG
 -Hà Anh Minh-
A- Mục tiêu bài học:Giúp HS: 
 1. Kiến thức .
- Khái niệm thể loại bút ký . 
- Giá trị văn hóa, nghệ thuật của ca Huế. 
- Vẻ đẹp của con người xứ Huế. 
 2. Kỹ năng . 
- Đọc – Hiểu văn bản nhật dụng viết về di sản văn hóa dân tộc. 
- Phân tích văn bản nhật dụng ( kiểu loại chứng minh ).
- Tích hợp kiến thức tập làm văn để viết văn thuyết minh . 
 3. Thái độ . Giáo dục ý thức giữ gìn tôn trọng phát huy và gìn giữ truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam.
* Trọng tâm:Đọc- hiểu chú thích.
* Tích hợp với các văn bản nhật dụng về quê hương đất nước
II. Các kĩ năng sống cơ bản cần được giáo dục 
-.Tự nhận thức được nét đẹp văn hoa của dân ca Huê 
-.Giao tiêp,phản hồi,lắng nghe tich cực,trình bày suy nghĩ,y tưởng của bản thân vê dân ca Huê
III. Các phương pháp dạy học tích cực: 
- Đọc hợp tác,động não,trình bày 1 phút,học theo nhóm
IV- Chuẩn bị: 
- Gv: Soạn bài, máy chiếu
-Hs:Bài soạn 
V- Tiến trình lên lớp
 1.Ổn định lớp
 2.Kiểm tra: 5’
 Câu hỏi:Em hãy nêu những nét đặc sắc về ND và nghệ thuật của VB Những trò lố...?
TL: Giọng văn sắc sảo, hóm hỉnh, và khả năng tưởng tượng hư cấu tác phẩm đã khắc họa được 2 nhân vật đại diện cho 2 lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau: Varen gian trá, lố bịch; Phan Bội Châu kiên cường bất khuất tiêu biểu cho khí phách dân tộc Việt Nam
 3.Bài mới: 
 Nếu như những văn bản nhật dụng ở lớp 6 như Động Phong Nha, Cầu Long Biên- Chứng nhân lịch sử chủ yếu muốn giới thiệu những danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử thì Ca Huế trên sông Hương lại giúp ngời đọc hình dung một cách cụ thể một sinh hoạt văn hóa rất đặc trưng, nổi bật ở xứ Huế mộng mơ.
Hoạt động của thầy-trò
TG
Nội dung
* Hoạt động 1: HD học sinh đọc- hiểu chú thích
+Hương dẫn đọc:Giọng chậm rãi, rõ ràng, mạch lạc, lu ý những câu đặc biệt, những câu rút gọn.
- GV đọc mẫu
- HS đọc; nhận xét
- Giải thích từ khó.
- Em hãy nêu xuất xứ của văn bản ?
- Dựa vào chú thích em hãy cho biết bút kí là thể loại ntn?
- Em hiểu gì về ca Huế?
- HS nói theo ý hiểu
- Gv chiếu minh họa trên máy
- Ta có thể chia văn bản thành mấy phần ?
+Gv:Đây là văn bản nhật dụng kết hợp nhiều phương thức nh nghị luận, miêu tả, biểu cảm: Phần 1 dùng phương thức nghị luận chứng minh, phần 2 kết hợp miêu tả với biểu cảm.
* Hoạt động 2: đọc- hiểu văn bản
+HS theo dõi phần thứ nhất của văn bản.
- Xứ Huế nổi tiếng nhiều thứ, nhưng ở đây tác giả chú ý đến sự nổi tiếng nào của Huế ?
- Tìm những làn điệu dân ca Huế và đặc điểm nổi bật của nó?
- Vì sao tác giả lại quan tâm đến dân ca Huế ?
- Tác giả cho thấy dân ca Huế mang những đặc điểm hình thức và nội dung nào ?
- Em có nhận xét gì về đặc điểm ngôn ngữ trong phần văn bản này ?
- Qua đó, tác giả đã chứng minh được những giá trị nổi bật nào của dân ca Huế ?
- Ngoài ca Huế, em còn biết những vùng dân ca nổi tiếng nào của nớc ta ? (Dân ca quan họ Bắc Ninh, dân ca đồng bằng Bắc Bộ, dân ca các dân tộc miền núi phía Bắc và Tây nguyên).
Tiểu kết: 
- Tác giả đã viết Ca Huế trên sông Hương với sự hiểu biết sâu sắc, cùng với tình cảm nồng hậu, điều đó đã gợi tình cảm nào trong em ?
- Địa phương em đang sống có những làn diệu dân ca nào ? Hãy kể tên các làn điệu ấy 
15’
10’
10’
I. Đọc- hiểu chú thích:
1. Đọc
2. Chú thích
a- Tác giả – Tác phẩm:
- Văn bản Ca Huế trên sông Hương của tác giả Hà ánh Minh, in trên báo Người HN.
- Bút kí: Thể loại văn học ghi chép lại con người và sự vật mà nhà văn tìm hiểu nghiên cứu cùng với những cảm nghĩ của mình nhằm thể hiện một tư tưởng nào đó:
b.Bố cục: 2 phần.
- Đ1:Giới thiệu Huế- cái nôi của dân ca.
- Đ2 : Còn lại , Những đặc sắc của ca Huế.
II. Đọc- hiểu văn bản:
1- Huế- Cái nôi của dân ca:
- Huế là một trong những cái nôi dân ca nổi tiếng ở nước ta.
- Dân ca Huế mang đậm bản sắc tâm hồn và tài hoa của vùng đất Huế.
- Rất nhiều điệu hò trong lao động sản xuất: Hò trên sông, lúc cấy cày, chăn tằm, trồng cây, hò đa linh, hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm...
- Nhiêù điệu lí: Lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam...
- Tất cả đã thể hiện lòng khát khao nỗi mong chờ hoài vọng tha thiết của tâm hồn Huế.
->Dùng phép liệt kê kết hợp với lời giải thích, bình luận.
=>Ca Huế phong phú về làn điệu, sâu sắc thấm thía về ND tình cảm và mang đậm những nét đặc trưng của miền đất và tâm hồn Huế.
luyện tập:
4. Củng cố 3’:
- Học sinh đọc lại văn bản
5. Hướng dẫn về nhà: 2’
- Học bài, sưu tầm 1 số bài dân ca Huế
- Giờ sau học tiếp tiếp 2 , Chú ý những đặc sắc của ca Huế . 
- Học thuộc ghi nhớ, làm tiếp phần luyện tập.
* Phần bổ sung
...............
...............
...............
...............
...............
...............
Ngày soạn: 21/3/2012
Ngày dạy
Tiết 115:Văn bản: CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG
 -Hà Anh Minh-
A- Mục tiêu bài học:Giúp HS: 
 1. Kiến thức .
- Khái niệm thể loại bút ký . 
- Giá trị văn hóa, nghệ thuật của ca Huế. 
- Vẻ đẹp của con người xứ Huế. 
 2. Kỹ năng . 
- Đọc – Hiểu văn bản nhật dụng viết về di sản văn hóa dân tộc. 
- Phân tích văn bản nhật dụng ( kiểu loại chứng minh ).
- Tích hợp kiến thức tập làm văn để viết văn thuyết minh . 
 3. Thái độ . Giáo dục ý thức giữ gìn tôn trọng phát huy và gìn giữ truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam.
* Trọng tâm:Đọc- hiểu văn bản.
* Tích hợp với các văn bản nhật dụng về quê hương đất nước
II. Các kĩ năng sống cơ bản cần được giáo dục 
-.Tự nhận thức được nét đẹp văn hoa của dân ca Huê 
-.Giao tiêp,phản hồi,lắng nghe tich cực,trình bày suy nghĩ,y tưởng của bản thân vê dân ca Huê
III. Các phương pháp dạy học tích cực: 
- Đọc hợp tác,động não,trình bày 1 phút,học theo nhóm
IV- Chuẩn bị: 
- Gv: Soạn bài, máy chiếu
-Hs:Bài soạn 
C- Tiến trình lên lớp
 1.Ổn định lớp
 2.Kiểm tra: 
- Vì sao tác giả lại quan tâm đến dân ca Huế ?
- Tác giả cho thấy dân ca Huế mang những đặc điểm hình thức và nội dung nào ?
 3. Bài mới . 
Hoạt động của thầy-trò
TG
Nội dung 
* HĐ 1: HD học sinh đọc hiểu văn bản
? Ngoài Huế, em còn biết những vùng dân ca nổi tiếng nào của nước ta?
- Dân ca quan họ Bắc Ninh.
- Dân ca đồng bằng Bắc Bộ.
- Dân ca các dân tộc miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.
* GV chuyển ý:
? Với tình yêu và sự hiểu biết khá thấu đáo, tác giả cho biết nguồn gốc những đặc sắc của dân ca Huế như thế nào chúng ta cúng tìm hiểu tiếp phần 2
+ HS theo dõi phần thứ 2 của VB.
- Đoạn đầu cho em biết gì về nguồn gốc của dân ca Huế ?
- Nhạc cung đình thường dùng ở đâu? Mang sắc thái gì?
+ Ở cung vua- trang nghiêm
- Tính chất nổi bật nhất trong sự hình thành đó là gì?
GV chuyển ý
- Cách biểu diễn ca Huế cò gì đặc sắc?
- Dàn nhạc Huế được giới thiệu ntn? Em có nhận xét gì về dàn nhạc?
+ Gồm rất nhiều nhạc cụ
- Các nhạc công thì được giới thiệu ra sao?
+ Trẻ, áo the, quần thụng, áo dài, khăn xếp
- Em có nhận xét gì về trang phục của nhạc công?
- Cách chơi đàn được miêu tả ntn?
+ HĐ: nhấn, mổ, vỗ,vả, bấm, day, chớp-> lay động lòng người.
- Đoạn văn nào trong bài cho ta thấy tài nghệ chơi đàn của các ca công và âm thanh phong phú của các nhạc cụ ?
- Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu... Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.
- Em có nhận xét gì về đặc điểm ngôn ngữ trong đoạn văn này ?
- Qua đó ta thấy nét đẹp nào của ca Huế được nhấn mạnh ?
- Người dân xứ Huế thưởng thức ca Huế bằng cách nào ? 
- Em thấy có gì độc đáo trong cách thưởng thức ca Huế ?
- Khi viết lời cuối văn bản:
Tác giả muốn người đọc cảm nhận sự huyền diệu nào của ca Huế trên sông Hương ?
Tổng kết: 
- Sau khi học xong văn bản này, em hiểu thêm những vẻ đẹp nào của Huế ?
- Tác giả đã viết Ca Huế trên sông Hương với sự hiểu biết sâu sắc, cùng với tình cảm nồng hậu, điều đó đã gợi tình cảm nào trong em ? (Yêu quí Huế, tự hào về Huế, mong được đến Huế để được thưởng thức ca Huế trên sông Hương).
* HĐ 3 Luyện tập
- GV cho học sinh nghe một đoạn clip về ca Huế trên sông Hương. 
- Tại sao có thể nói: Ca Huế là 1 thú tao nhã?
- Ca Huế thanh cao, lịch sự, nhã nhặn, sang trọng và duyên dáng từ nội dung, hình thức, biểu diễn - thưởng thức, ca công - nhạc công
25’
5’
5’
I. Đọc- hiểu chú thích:
II- Đọc- hiểu văn bản:
1- Huế- Cái nôi của dân ca:
2- Những đặc sắc của ca Huế:
a. Nguồn gốc
- Ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình, nhã nhặn, trang trọng uy nghi...
=>Ca Huế có sự kết hợp 2 tính chất dân gian và cung đình, trong đó đặc sắc nhất là nhạc cung đình tao nhã.
b. Cách biểu diễn
- Chơi thuyền vào đêm, phải có dàn nhạc
- Trang phục của nhạc công rất cầu kì
->Liệt kê dẫn chứng để làm rõ sự phong phú của cách diễn ca Huế
=>Ca Huế thanh lịch, tinh tế, có tính dân tộc cao trong biểu diễn.
c. Cách thưởng thức
- Thưởng thức ca Huế trên thuyền, giữa sông Hương, vào đêm trăng gió mát.
=>Cách thưởng thức vừa dân dã, vừa trang trọng.
- Không gian lắng đọng. Th.gian như ngừng lại. Con gái Huế nội tâm thật phong phú và âm thầm, kín đáo, sâu thẳm.
=>Ca Huế làm giàu tâm hồn con người, hướng tâm hồn đến những vẻ đẹp của tình người xứ Huế.
III-Tổng kết:
*Ghi nhớ: sgk (104 ).
IV-Luyện tập:
 4. Củng cố: 3’
- Nêu ý nghĩa của văn bản:
Ghi chép lại một buổi ca Huế trên Sông Hương, tác giả thể hiện lòng yêu mến, niềm tự hào đối với di sản văn hóa độc đáo của Huế cũng là di sản văn hóa của dân tộc
5 . Hướng dẫnVN: 2’ 
- So sánh ca Huế với các loại hình sinh hoạt dân gian khác mà em biết
- Xem trước bài : Liệt kê. 
* Phần bổ sung
...............
...............
...............
...............
...............
...............
Ngày soạn : 21/3/2012
Ngày giảng :	
Tiết 116 - Tiếng việt
LIỆT KÊ
I. Mục tiêu 
- Giúp HS hiểu được thế nào là phép liệt kê, tác dụng của phép liệt kê
- Phân biệt được các kiểu liệt kê: liệt kê theo từng cặp, liệt kê không theo từng cặp, liệt kê tăng tiến/ liệt kê không tăng tiến
- Biết vận dụng phép liệt kê trong nói, viết
* Trọng tâm: Các kiểu liệt kê và làm bài tập
* Tích hợp: với các văn bản đã học.
II. Các kĩ năng sống cơ bản cần được giáo dục
- Ra quyết định: lựa chọn các kiểu liệt kê
- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng
III. Các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực
- Động não: Suy nghĩ, phân tích ví dụ rút ra bài học
- Phân tích các tình huống mẫu
IV. Chuẩn bị 
- GV: Soạn bài, máy chiếu
- HS: Trả lời các câu hỏi
V. Tiến trình giờ dạy
1- Ổn định tổ chức (1’)
2.- Kiểm tra bài cũ: 4’
? Nêu tên các biện pháp tu từ đã học ở lớp 6? Lấy một ví dụ?
TL: các phép tu từ: ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, hoán dụ
 - Lấy 1 vài ví dụ minh họa
3- Bài mới?
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1
HS đọc ví dụ ở máy chiếu
?) Cho biết cấu tạo và ý nghĩa của các bộ phận gạch chân có ý gì giống nhau?
- Cấu tạo: có kết cấu tương tự nhau
- ý nghĩa: cùng nói về những đồ vật được bày biện chung quanh quan lớn
?) Việc tác giả nêu ra hàng loạt sự việc tương tự những kết cấu tương tự như trên có tác dụng gì?
- Làm nổi bật sự xa hoa của viên quan, đối lập với tình cảnh của dân, phu đang lam lũ ngoài mưa gió
* GV đưa VD 2
- Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng
?) Tác dụng của phép liệt kê trên?
- Giúp người đọc thấy được sự phong phú đa dạng của tre
?) Em hiểu thế nào là liệt kê? Tác dụng?
- 2 HS -> GV chốt
 -> HS đọc ghi nhớ 1
10’
I. Bài học
1.Thế nào là phép liệt kê
a. Ví dụ
b. Nhận xét
- Cấu tạo: kết cấu tương tự
- Ý nghĩa: cùng nói về các đồ vật, sự vật, sự việc
- Tác dụng: diễn tả đầy đủ, sâu sắc các khiá cạnh của thực tế hay tâm tư, tình cảm
c. Ghi nhớ: SGK (105)
Hoạt động 2 
HS đọc VD 1 (105) trên máy chiếu
?) Xét về cấu tạo, các phép liệt kê ở ví dụ có gì khác nhau?
- VD a: liệt kê không theo từng cặp -> không có quan hệ từ
- VD b: liệt kê theo từng cặp -> có quan hệ từ "và"
*GV: Cách liệt kê này còn gọi là liệt kê liên kết đôi
*Quan sát VD 2 rồi đảo thứ tự các bộ phận trong những phép liệt kê trong VD
?) Xét về ý nghĩa các phép liệt kê ấy có gì khác nhau?
- Khác nhau về mức độ tăng tiến
+ Câu a: có thể dễ dàng thay đổi thứ tự các bộ phận liệt kê mà không ảnh hưởng tới nội dung thông báo
+ Câu b: khó thay đổi vì các hiện tượng liệt kê được sắp xếp theo mức độ tăng tiến
?) Qua ví dụ 2, em biết những kiểu liệt kê nào?
- Tăng tiến (tăng cấp) và không tăng tiến
*GV chốt -> HS đọc ghi nhớ 2
Hoạt động 3 (18')
- HS trả lời miệng
- HS lên bảng làm
- Viết vào phiếu học tập theo nhóm
10’
18’
2. Các kiểu liệt kê
a. Ví dụ
b. Nhận xét
* Cấu tạo
- Liệt kê không theo từng cặp
- Liệt kê theo từng cặp
* Xét về ý nghĩa
- Liệt kê tăng tiến (tăng cấp)
- Liệt kê không tăng tiến
c. Ghi nhớ: sgk (105)
II. Luyện tập
1. BT 1(106)
a) Sức mạnh tinh thần yêu nước....nó kết thành....nước
b) Lòng tự hào về lịch sử....Bà Trưng...QT
c) Sự đồng tâm của nhân dân chống Pháp: Từ các cụ già....phủ
2. BT 2 (106)
a)...dưới lòng đường....chữ thập => 2 phép liệt kê
b) Điện giật, dùi ....nung
3. BT 3 (106)
VD: a) ...những trò chơi sôi nổi diễn ra: nhảy dây, đá cầu, trốn tìm, đá bóng....
c) Phan Bội Châu quả là người anh hùng với bao đức tính đáng quý như: kiên cường, bất khuất, luôn kiên định với lí tưởng...
4. Củng cố : 3’
? Phép liệt kê là gì? Có mấy kiểu liệt kê ? 
- GV Hướng dẫn HS thể hiện bằng bản đố tư duy.
- HS vẽ
GV giới thiệu một kiểu bản đồ tư duy để học sinh tham khảo
5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài, hoàn thành bài tập
- Chuẩn bị: Văn bản hành chính
* Phần bố sung
...............
 ...............
...............
 ...............	
...............
 ...............	
...............
 ...............	
 Duyệt – Ngàytháng 3 năm 2012
 HP
 Đỗ Thị Thảo	

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an Ngu van 7 tuan 30 moi chuan.doc