Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 116: Trả bài tập làm văn số 6

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 116: Trả bài tập làm văn số 6

- Giúp HS củng cố những kiến thức và kĩ năng đã học về cách làm bài văn lập luận giải thích, về tạo lập văn bản, về cách sử dụng từ ngữ, đặt câu.

- Tự đánh giá đúng hơn về chất lượng bài làm của của mình, về trình độ tập làm văn của bản thân mình, nhờ đó, có được những kinh nghiệm và quyết tâm cần thiết để làm tốt hơn nữa bài sau

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận xét, chữa lỗi

3. Thái độ: Tự giác chữa lỗi, rèn kĩ năng làm văn

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 879Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 116: Trả bài tập làm văn số 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 9/4/09
NG:11/4/09
Tiết: 116
Trả bài tập làm văn số 6
A. MỤC TIÊU:
1. kiến thức:
- Giúp HS củng cố những kiến thức và kĩ năng đã học về cách làm bài văn lập luận giải thích, về tạo lập văn bản, về cách sử dụng từ ngữ, đặt câu...
- Tự đánh giá đúng hơn về chất lượng bài làm của của mình, về trình độ tập làm văn của bản thân mình, nhờ đó, có được những kinh nghiệm và quyết tâm cần thiết để làm tốt hơn nữa bài sau
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận xét, chữa lỗi
3. Thái độ: Tự giác chữa lỗi, rèn kĩ năng làm văn
B. CHUẨN BỊ:
GV: Bài của học sinh đã chấm
HS: Giấy nháp
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Phương pháp: Nhận xét, phát vấn, thực hành
D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY.
I. Ổn định: KTSS: 7B..........................................................................
II. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
III. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Gv chép đề lên bảng
? Hãy xác định thể loại của đề bài trên?
? Nội dung đề yêu cầu là gì
? Em hãy nhắc lại cách thức làm một bài văn lập luận giải thích?
? Với đề bài trên, các em cần định hướng cho bài viết ntn? Phải huy động những nội dung kiến thức nào?
? Để làm được tốt đề bài chúng ta cần những kiến thức nào?
? Trong phần mở bài em sẽ giới thiệu những gì?
? Thân bài em sẽ cho người đọc biết những gì?
? Kết bài em cần nhấn mạnh điều gì?
a/ Ưu điểm:
- Nhìn chung các em hiểu yêu cầu của đề, giải quyết được một số yêu cầu của đề ( Dũng, Hà)
- Một số em có ý thức viết bài, trình bày sạch sẽ, bố cục rõ ràng...
b/ Nhược điểm:
- Còn nhiều em chưa giải quyết được yêu cầu của đề, bài viết cẩu thả, chưa có ý thức đầu tư cho bài viết 
- Lỗi chính tả, câu từ còn sai nhiều, tên người và địa danh không viết hoa, viết tắt, viết hoa bừa bãi...
- Nhiều bài làm còn sơ sài, chưa biết cách giải thích câu ca dao. Một số em còn chưa biết cách tạo lập một văn bản hoàn chỉnh theo yêu cầu của đề ( Liên, Lạn, Cường, Trưởng)
- Một số bài thiên về kể những chi tiết vụn vặt, bài viết sơ sài, cẩu thả...
- Sai lỗi chính tả rất nhiều, chữ viết xấu, cẩu thả, diễn đạt lủng củng, lặp từ, lặp câu, chưa thoát ý( Sênh, Dũng, Vũ Đức Trọng Trần Cường)
- Chữa lỗi chính tả: Sáng/ xáng; Trưa/ chưa, xúc động/ súc động.
- Chữa lỗi diễn đạt, câu, từ, nội dung
GV trả bài 
H: Văn nghị luận giải thích
H: Giải thích câu ca dao trên
- Kiến thức trong thực tế
Hs trao đổi và trả lời
Hs trả lời
HS nghe
HS lên bảng viết lại
HS trao đổi bài với bạn đọc và nhận xét cho nhau
I.Tìm hiểu đề:
Đề bài: 
Nhân dân ta thường khuyên nhau:“ Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”.? Hãy giải thích câu ca dao đó?
1. Thể loại:
- Văn nghị luận giải thích
2. Nội dung: Giải thích câu ca dao trên
3. Phạm vi kiến thức:
- Vốn kiến thức thực tế
II. LËp dµn ý:
a. MB: Dẫn dắt, nêu vấn đề cần giải thích
b. TB: Giải thích nghĩa câu ca dao
+ Giải thích tay và chân: Hai bộ phận của một cơ thể người.
+ Rách: tượng trưng cuộc sống khó khăn, bất hạnh.
+ Lành: tượng trưng cuộc sống no đủ thuận lợi.
+ Dở, hay: tinh thần, phẩm chất của con người.
- Những biểu hiện cụ thể cần có để giữ được tình anh em.
c. KB: 
- Nhấn mạnh tình cảm anh em
- Trong tình hình xã hội ngày nay, vấn đề này càng quan trọng, đề cao..
III. NhËn xÐt vµ ch÷a lçi
1.NhËn xÐt:
a/ ¦u ®iÓm:
b/ Nh­îc ®iÓm:
2. Ch÷a lçi:
IV. Tr¶ bµi:
IV. Củng cố:
G: Đọc bài khá nhất của lớp cho H nghe và bài yếu nhất để HS rút kinh nghiệm.
- Nhấn mạnh lại cách làm một bài văn biểu cảm.
V. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập lại cách làm bài văn biểu cảm đặc biệt là biểu cảm về con người. 
E. RÚT KINH NGHIỆM:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docT116.doc