Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 117: Quan âm thị kính (tiết 2)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 117: Quan âm thị kính (tiết 2)

1. Kiến thức: Giúp Hs bước đầu nắm được một số đặc điểm cơ bản của sân khấu chèo sân đình truyền thống. Tóm tắt được nội dung vở chèo và đoạn trích "Nỗi oan hại chồng" Nội dung, ý nghĩa, một số đặc điểm nghệ thuật.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích các nhân vật chèo qua hành động, lời nói, điệu hát.

3. Thái độ: Giáo dục tinh thần cảm thông với số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, yêu mến trân trọng nghệ thuật chèo.

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 848Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 117: Quan âm thị kính (tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết117.
Quan âm thị kính.
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: Giúp Hs bước đầu nắm được một số đặc điểm cơ bản của sân khấu chèo sân đình truyền thống. Tóm tắt được nội dung vở chèo và đoạn trích "Nỗi oan hại chồng" Nội dung, ý nghĩa, một số đặc điểm nghệ thuật.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích các nhân vật chèo qua hành động, lời nói, điệu hát.
3. Thái độ: Giáo dục tinh thần cảm thông với số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, yêu mến trân trọng nghệ thuật chèo.
II. Chuẩn bị
 GV: Tham khảo sách GV, nội dung hình SGk.
 HS: Đọc, tìm hiểu bài.
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1. ổn định tổ chức( 1 ph) 7B:....................
2. Kiểm tra bài cũ( 4 ph)
? Nội dung, nghệ thuật văn bản " Ca Huế trên sông Hương" ? Tại sao nói thưởng thức ca Huế trên Sông Hương là một thứ vui tao nhã?
 ( HS trả lời theo mục ghi nhớ SGK - 104.
3. Bài mới.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
* Hoạt động1. HDHS đọc, tóm tắt vở chèo, tìm hiểu một số đặc điểm cơ bản của sân khâu chèo.( 15 ph)
- HS đọc nội dung vở chèo SGK. 
- Em hãy tóm tắt vở chèo: Quan Âm thị Kính?
- Dựa vào SGK tóm tắt- NX, bổ sung, KL:
- HD HS đọc kĩ chú thích SGK - 118.
? Khái niệm về chèo?
? Em hãy nêu 1 số đặc điểm cơ bản của sân khấu chèo truyền thống Việt Nam?
* Hoạt động 2. HDHS đọc đoạn trích, giải thích từ khó. ( 35ph)
- GV HD đọc - đọc phân vai thể hiện được giọng của 5 nhân vật, giọng người dẫn truyện, Thiện Sĩ, Thị Kính, Sùng Bà, Sùng ông, Mãng ông.
- HS đọc, nhận xét- uốn nắn cho từng vai phù hợp với tính cách của từng nhân vật.
 - Tóm tắt vị trí, bố cục đoạn trích.
- GVyêu cầu HS giải thích 1 số từ khó ( SGK - 119, 120)
I. Tóm tắt vở chèo, tìm hiểu một số đặc điểm cơ bản của sân khấu chèo.
1. Tóm tắt vở chèo. (3 phần)
a. án giết chồng.
- Thị Kính bị vu oan giết Thiện Sĩ bị đuổi ra khỏi nhà họ Sùng- nàng giả trai lên chùa tu hành, mong được giải oan.
b. án hoang thai.
- Tiểu Kính Tâm bị Thị Mầu vu oan -> bị đuổi ra khỏi chùa.
c. Oan tình được giải, Thị Kính lên toà sen.
2. Đặc điểm cơ bản của sân khấu chèo truyền thồng Việt Nam.
- Khái niệm về chèo ( SGK) 
- Chèo giáo dục đạo đức, đả kích châm biếm những điều bất công trong xã hội phong kiến.
- Tổng hợp các yếu tố nghệ thuật.
- Sân khấu ước lệ và cách điệu cao.
- Kết hợp chặt chẽ cái bi và cái hài.
- Nghệ thuật đặc sắc độc đáo.
II. Đọc đoạn trích - từ khó.
1. Đọc đoạn trích: Nỗi oan hại chồng.
- Tóm tắt bố cục đoạn trích + Vị trí.
2. Từ khó.
4. Củng cố( 3 ph)
 ? Vị trí, bố cục đoạn trích?
? Đoạn trích chia làm mấy phần?
 ( Đoạn trích nằm ở nửa sau của phần thứ nhất: án giết chồng. Đoạn trích được chia làm 3 phần:
P1: Cảnh Thị Kính xén râu mọc ngược ở cằm chồng.
P2: Cảnh ông bà Sùng vu oan cho con dâu đuổi Thị Kính về nhà.
P3: Thị Kính đi tu.
5. HD học ở nhà ( 2 ph)
 - Tóm tắt vở chèo, đoạn trích.
 - Soạn tiếp bài theo hệ thống câu hỏi.
Tiết118.
Quan âm thị kính.
 ( Tiếp theo)
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: Tiếp tục nắm chắc hơn về thể loại chèo. Loai sân khấu dân gian sử dụng hát, múa, kể truyện. Nắm được nội dung vở chèo, nắm chắc nỗi oan hại chồng của Thị Kính trong đoạn trích.
2. Kĩ năng: Phân tích các nhân vật chèo qua hành động, lời nói, điệu hát.
3. Thái độ: Giáo dục tình cảm yêu mến trân trọng nghệ thuật chèo.
II. Chuẩn bị
 GV: Tham khảo SGV, Thiết kế bài giảng NV7.
 HS: Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1. ổn định tổ chức( 1 ph) 7B:....................
2. Kiểm tra bài cũ( 4 ph)
? Nêu vị trí, bố cục đoạn trích?
 ( Nằm ở nửa sau của phần thứ nhất. Bố cục 3 phần...)
3. Bài mới.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
* Hoạt động1. HDHS tìm hiểu đoạn trích. 
( 28 ph)
? Đoạn trích có mấy nhân vật? (5 NV)
? Những nhân vật nào là nhân vật chính thể hiện xung đột kịch?
? Những nhân vật đó thuộc loại các vai nào trong vở chèo và đại diện cho ai?
( - Thị Kính: NV nữ chính, người phụ nữ, người lao động nghèo.
- Sùng bà: Vai mụ ác ( mẹ chồng cay nghiệt, tàn nhẫn.)
- Sùng ông, Mãng ông ( vai lão)
- Vai thư sinh ->Thiện Sĩ: Nhu nhược.)
? Theo em khung cảnh ở phần đầu đoạn trích là gì?
- HS nêu ý kiến - NX - GV chốt:
( Chàng đọc sách dùi mài kinh sử, nàng ngồi khâu áo, quạt cho chồng)
 ? Qua lời nói và cử chỉ của thị Kính, em có nhận xét gì về nhân vật này?
( Người vợ thương chồng, ân cần, dịu dàng lo lắng vì sợi dâu mọc ngược -> Cử chỉ vô tình mở đầu cho sung đột kịch.)
* Hoạt động nhóm ( 2-5 em)
- GV nêu yêu cầu nhiệm vụ.
? Hãy liệt kê và nêu nhận xét của em về hành động của Sùng bà đối với Thị Kính?
- Hoạt động nhóm ( 5 ph)
- Nhiệm vụ: Các nhóm tập trung giải quyết vấn đề, đại diện nhóm trình bày, nhận xét, GVKL:
? Em hãy tìm những chi tiết miêu tả ngôn ngữ của Sùng bà?
- HS thảo luận cặp, nêu ý kiến, NX, KL: 
? Em có nhận xét gì về những lời nói đó?
? Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà Sùng bà và Sùng ông còn làm điều gì tàn ác?
( Lừa Mãng ông sang ăn cữ cháu, thực chất là bắt Mãng ông sang nhận con về)
? Theo em sung đột kịch trong đoạn trích này thể hiện cao nhất ở chỗ nào? Vì sao?
( Vì Thị Kính bị đẩy vào chỗ cực điểm của nỗi đau oan ức )
? Trong đoạn trích mấy lần Thị Kính kêu oan? ( 5) Kêu với ai?
( Mẹ chồng 3 lần, chồng 1 lần, bố đẻ 1 lần.)
? Khi nào lời kêu oan mới nhận được sự cảm thông? (bố đẻ)
? Nội dung lời kêu oan ntn? Kết quả ra sao?
=> Thị Kính quay vào nhà nhìn từ cái tràng kỉ -> sách -> thúng khâu, cầm lấy chiếc áo đang khâu dở bóp chặt trong tay; lạy cha mẹ rồi chít áo cài khuy giả trai bước vào cửa phật.
? Qua cử chỉ, ngôn ngữ nhân vật em hãy phân tích tâm trạng Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng bà?
? Việc Thị Kính trá hình đi tu có ý nghĩa gì?
? Đó có phải là con đường giúp nhân vật thoát 
khỏi đau khổ trong xã hội cũ không?
(ước muốn thụ động mơ hồ )
- Qua tìm hiểu em hãy khái quát nội dung, nghệ thuật tiêu biểu trong bài? 
- HS phát biểu =>HS đọc ghi nhớ SGK. 
* Hoạt động 2. HD HS làm bài tập.( 7ph)
+ Hoạt động nhóm.
- GV nêu yêu cầu nhiệm vụ.
? Nêu chủ đề đoạn trích: Nỗi oan hại chồng? Em hiểu thế nào về thành ngữ " Oan Thị Kính"? 
- Hoạt động nhóm ( 5 ph)
- Nhiệm vụ: Các nhóm tập trung giải quyết vấn đề, đại diện nhóm trình bày, NX, GVKL:
III. Tìm hiểu đoạn trích.
1. Các nhân vật trong đoạn trích.
- Thiện Sĩ, Thị Kính, Sùng bà, Sùng ông, Mãng ông.
- Nhân vật chính: Thị Kính, Sùng bà.
2. Khung cảnh ở phần đầu đoạn trích.
- Khung cảnh sinh hoạt gia đình hạnh phúc.
- Thị Kính người vợ thương chồng.
3. Nhân vật Sùng bà.
a. Hành động.
- Dúi đầu Thị Kính xuống.
- Bắt Thị Kính ngửa mặt lên,
- Không cho Thị Kính phân bua.
- Đẩy Thị Kính ngã khuỵu xuống.
=> hành động thô bạo, tàn nhẫn.
b. Ngôn ngữ.
Nói về mình
Nói về nhà Thị Kính
- Giống nhà bà đây giống phượng giống công.
- nhà bà đây cao môn lệnh tộc.
- trứng rồng lại nở ra rồng...
=> khoe khoang, hãnh diện, vênh váo.
- tuồng bay mèo mả gà đồng lẳng lơ
- mày là con nhà cua ốc.
-> liu điu lai nở ra dòng liu điu.
=> coi thường, khinh bỉ. 
- Đuổi Thị Kính -> gọi Mãng ông sang ăn cữ cháu.
- Sùng ông dúi ngã Mãng ông rồi bỏ vào nhà.
4. Nhân vật Thị Kính kêu oan.
stt
Đối tượng kêu oan
Nội dung lời kêu oan.
Kết quả
1
mẹ chồng
- Giời ơi! mẹ ơi! Oan cho con lắm mẹ ơi!
- Càng bị vu thêm tội.
2
mẹ chồng.
- Oan cho con lắm mẹ ơi!
- Bị xỉ vả.
3
Chồng
- Oan thiếp lắm chàng ơi!
- Thờ ơ bỏ mặc.
4
mẹ chồng
- Mẹ xét tình cho con, oan cho con lắm mẹ ơi!
- Bị đẩy ngã.
5
Cha đẻ
- Cha ơi! Oan cho con lắm cha ơi!
- Được cảm thông nhưng bất lực.
-Thị Kính đau đớn trước bước ngoặt của cuộc đời.
- Lời bộc bạch của nhân vật gọi sự bơ vơ trước cái vô định của cuộc đời.
- Hành động đấu tranh thụ động.
* Ghi nhớ ( SGK 121)
III. Luyện tập.
- Đoạn trích thể hiện những phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oan bi thảm, bế tắc của người phụ nữ, những đối lập giai cấp thông qua xung đột gia đình, hôn nhân trong XHPK.
- Thành ngữ: Oan Thị Kính -> Dùng để nói về những nỗi oan ức quá mức, cùng cực không thể nào giãi bày được 
4. Củng cố( 3 ph)
 ? Em hãy nêu khái quát về thể loại chèo?
 ? Nội dung chính của vở chèo?
5. HD học ở nhà ( 2 ph)
 - Học thuộc ghi nhớ .
 - Phân tích hành động cử chỉ của 2 nhân vật đối lập?
 - Soạn tiết 119. Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.

Tài liệu đính kèm:

  • docNV7H(1).doc