1. Kiến thức:
+ Giúp HS nắm vững công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
2. Kĩ năng:
+ có kĩ năng dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy có hiệu quả trong nói, viết.
B.CHUẨN BỊ:
- Đồ dùng: Bảng phụ, Phiếu học tập.
- Tư liệu tham khảo, .
NS:13/4/09 NG:16/4/09 Tiết 119 DẤU CHẤM LỬNG VÀ DẤU CHẤM PHẨY A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: + Giúp HS nắm vững công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy. 2. Kĩ năng: + có kĩ năng dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy có hiệu quả trong nói, viết. B.CHUẨN BỊ: - Đồ dùng: Bảng phụ, Phiếu học tập................. - Tư liệu tham khảo, .................................................... C. PHƯƠNG PHÁP: - Phương pháp: Nêu và phân tích vấn đề, phát vấn, quy nạp thực hành... D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY. I. Ổn định tổ chức: KTSS: 7B.................................7C................................................. II. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là phép liệt kê?các kiểu liệt kê? Cho VD minh hoạ? - Yêu cầu nêu được: + Khái niệm + 4 kiểu liệt kê + Cho được VD đúng. III. Giảng bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ? Cho biết chức năng của các ví dụ trong các ví dụ a, b, c,? G: Nhận xét, bổ sung... ? nhận xét về tác dụng của dấu chấm lửng đó? Bài tập nhanh: ? Dấu chấm lửng trong những câu sau có chức năng gì? "Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn thảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán..." G: Treo bảng phụ ghi VD II SGK. ? Cho biết chức năng của dấu chấm phẩy trong các ví dụ a, b? ? Ví dụ nào có thể thay thế dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy; ví dụ nào không thể thay thế được? Vì sao? VD: Những tiêu chuẩn đạo đức như sau: ... trung thành...đấu tranh... ghét bóc lột, ăn bám và lười biếng... Nếu thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy thì ăn bám và lười biếng sẽ ngang bằng với trung thành...đấu tranh... ? Từ VD trên, em rút ra kết luận gì về công dụng của dấu chấm phẩy? SGK. H: đọc to, rõ ví dụ SGK. H: (a) biểu thị các phần liệt kê tương tự không viết ra.. (b) biểu thị tâm trạng lo lắng, hoảng sợ của người nói. (c) biểu thị sự bất ngờ của thông báo. H: Làm giãn nhịp điệu câu văn, tạo sắc thái hài hước, dí dỏm. H: Đọc to, rõ mục ghi nhớ SGK H: Biểu thị phần liệt kê tương tự không nói ra. H: a): Đánh dấu danh giới giữa hai vế của một câu ghép. b): Ngăn cách các bộ phận liệt kê có nhiều tầng ý nghĩa phức tạp. H: a) Có thể thay được và nội dung của câu không bị thay đổi. b) Không thể thay được, vì: + các phần liệt kê sau dấu chấm phẩy bình đẳng với nhau. + Các bộ phận liệt kê sau dấu phẩy không thể bình đẳng với các phần nêu trên + Nếu thay thì nội dung dễ bị hiểu lầm: H: Đọc to, rõ Ghi nhớ A. Lí thuyết I. Dấu chấm lửng: 1. Ngữ liệu: 2. Phân tích: (a) biểu thị các phần liệt kê tương tự không viết ra.. (b) biểu thị tâm trạng lo lắng, hoảng sợ của người nói. (c) biểu thị sự bất ngờ của thông báo. 3. nhận xét: ] rút gọn phần liệt kê, nhấn mạnh tâm trạng của người nói, giãn nhịp điệu câu văn, tạo sắc thái hài hước dí dỏm. * Ghi nhớ: SGK. II. Dấu chấm phẩy: 1. Ngữ liệu: SGK. 2. Nhận xét: a): Đánh dấu ranh giới giữa hai vế của một câu ghép. b): Ngăn cách các bộ phận liệt kê có nhiều tầng ý nghĩa phức tạp. * Ghi nhớ 2: SGK. III. Luyện tập: G: Hướng dẫn H luyện tập Bài tập vận dụng: ? Nêu tác dụng của dấu chấm phẩy trong câu sau: Bà già chưa bao giờ được ăn ngon, không thể quan niệm rằng người ta có thể ăn ngon; chưa bào giờ được nghỉ ngơi, không thê tin rằng người ta có quyền được nghỉ ngơi; chưa bao giờ được vui vẻ yêu đương, không bằng lòng cho kẻ khác yêu đương và vui vẻ. H: Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong phép liệt kê. Bài tập 1: Hoạt động cá nhân: a) Dấu chấm lửng dùng để biểu thị lời nói bị ngắc ngứ, đứt quãng do sợ hãi, lúng túng. b) Dấu chấm lửng biểu thị câu nói bị bỏ dở. c) Dấu chấm lửng biểu thị sự liệt kê chưa đầy đủ. Bài tập 2: Hoạt động cá nhân. a), b), c). Đánh dấu ranh giới các vế của một câu ghép Bài tập 3: Hoạt động cá nhân: G: Hướng dẫn H làm tại lớp " nhận xét, sửa chữa ( nếu có). IV. Củng cố: ? Bài học hôm nay cần ghi nhớ những đơn vị kiến thức nào? ? Nêu công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy? V. Hướng dẫn về nhà: - Học và nắm chắc các đơn vị kiến thức đã học - Hoàn thành bài tập còn lại. - Chuẩn bị bài: “văn bản đề nghị”. E. RÚT KINH NGHIỆM: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... .........................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: