Giáo án môn Ngữ văn khối 7 năm 2009 - Tiết 39: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

Giáo án môn Ngữ văn khối 7 năm 2009 - Tiết 39: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

I. MỤC TIÊU: GIÚP HỌC SINH:

- THẤY ĐƯỢC TÍNH ĐỘC ĐÁO TRONG VIỆC THỂ HIỆN TÌNH CẢM QUÊ HƯƠNG SÂU NẶNG CỦA NHÀ THƠ.

- THẤY ĐƯỢC MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA BÀI THƠ – PHÉP ĐỐI TRONG CÂU CÙNG TÁC DỤNG

 CỦA NÓ.

- GDHS LÒNG KÍNH TRỌNG NGƯỜI TÀI, NGƯỜI CÓ TUỔI VÀ TÌNH LÀNG NGHĨA XÓM.

II. CHUẨN BỊ: - GIÁO VIÊN: THIẾT KẾ BÀI GIẢNG + TRANH VẼ SGK/116

- HỌC SINH: SOẠN BÀI.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

1.ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC: (1) KT SĨ SỐ

2. KTBC: (4) - ĐỌC THUỘC LÒNG NỘI DUNG BÀI THƠ “TĨNH DẠ TỨ”.

- NÊU GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA BÀI THƠ?

3. BÀI MỚI: GIÁO VIÊN GIỚI THIỆU BÀI.

“QUÊ HƯƠNG” 2 TIẾNG THIÊNG LIÊNG THA THIẾT ẤY LUÔN LUÔN LÀ NỖI NHỚ CANH CÁNH TRONG LÒNG CỦA NHỮNG NGƯỜI XA XỨ. KHÁC VỚI LÝ BẠCH, AN THÙ HOẶC MỘT SỐ NHÀ THƠ CỔ KHÁC, HẠ TRI CHƯƠNG KHI TỪ QUAN VỀ QUÊ MÀ NỖI NHỚ THƯƠNG CHẲNG NHỮNG KHÔNG VƠI ĐI MÀ CÒN ĐƯỢC TĂNG LÊN GẤP BỘI. TÌNH CẢM ẤY CHÚNG TA SẼ ĐƯỢC HIỂU RÕ HƠN KHI TIẾP CẬN VỚI BÀI THƠ “NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ” CỦA NHÀ THƠ.

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 828Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 7 năm 2009 - Tiết 39: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :20/10/2009 Tuần 10
Ngày dạy :21/10/2009 Tiết 39 
 NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI
MỚI VỀ QUÊ
 (HẠ TRI CHƯƠNG)
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Thấy được tính độc đáo trong việc thể hiện tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ.
- Thấy được một số đặc điểm nghệ thuật của bài thơ – phép đối trong câu cùng tác dụng 
 của nó.
- GDHS lòng kính trọng người tài, người có tuổi và tình làng nghĩa xóm.
II. CHUẨN BỊ: 	- Giáo viên: Thiết kế bài giảng + Tranh vẽ SGK/116 
- Học sinh: Soạn bài.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức: (1’) KT sĩ số
2. KTBC: (4’) 	- Đọc thuộc lòng nội dung bài thơ “Tĩnh dạ tứ”. 
- Nêu giá trị nghệ thuật của bài thơ?
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
“Quê hương” 2 tiếng thiêng liêng tha thiết ấy luôn luôn là nỗi nhớ canh cánh trong lòng của những người xa xứ. Khác với Lý Bạch, Aùn Thù hoặc một số nhà thơ cổ khác, Hạ Tri Chương khi từ quan về quê mà nỗi nhớ thương chẳng những không vơi đi mà còn được tăng lên gấp bội. Tình cảm ấy chúng ta sẽ được hiểu rõ hơn khi tiếp cận với bài thơ “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của nhà thơ.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
7’
23’
5’
 HOẠT ĐỘNG 1: HDHS TÌM HIỂU CHUNG.
HS. Đọc chú thích dấu (*) SGK.
H. Hãy giới thiệu đôi nét về tác giả Hạ Tri Chương
H. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ này?
HS. Năm 744, lúc 86 tuổi Hạ Tri Chương xin từ quan 
 về quê. Và bài thơ ra đời vào lúc ấy.(Sau lúc về 
 quê chưa đầy một năm nhà thơ đã qua đời).
GV. Đọc mẫu, HS đọc văn bản (phần phiên âm + dịch 
 thơ)
H. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào ?
HOẠT ĐỘNG 2. HDHS TÌM HIỂU VĂN BẢN.
H. Qua tựa đề, em thấy sự biểu hiện tình yêu quê 
 hương trong bài thơ này có điều gì đáng lưu ý? 
GV. Cho HS so sánh bài “Tĩnh dạ tứ”, thể hiện chủ 
 đề “Vọng nguyệt hồi hương”.
H. Ở bài “Tĩnh dạ tứ”, tác giả nhớ quê hương vào 
 lúc nào? (Lý Bạch nhìn trăng nhớ quê hương).
H. Còn bài này thì biểu hiện tình yêu quê hương có 
 gì khác?
HS. Tác giả bộc lộ tình cảm quê hương sâu nặng khi 
 trở về quê khi về đến làng của mình. Vua mời ở lại, 
 không chịu, nhất định đòi về à đó là tình cảm quê 
 hương Þ Bản thân hành động từ giã triều đình, 
 từ giã kinh đô của một vị đại thần để về quê hương 
 thật đáng trân trọng.
H. Em hiểu gì về yếu tố “ngẫu” trong từ “ngẫu thư”? 
HS. + Ngẫu: ngẫu nhiên viết chứ không phải là tình 
 cảm bộc lộ một cách ngẫu nhiên.
 + “Ngẫu nhiên viết” vì tác giả không chủ định 
 làm thơ ngay lúc mới đặt chân tới quê nhà.
H. Đằng sau duyên cớ ngẫu nhiên ấy là gì?
HS. Là một nhân tố, nói đúng hơn là một điều kiện có
 tính tất yếu đó là tình cảm quê hương sâu nặng, 
 thường trực và bất cứ lúc nào cũng cần và có thể 
 thổ lộ của nhà thơ.
HS. Đọc 2 câu thơ đầu: Giải thích từ khó.
GV. Nhắc lại đặc điểm phép đối.
 (Trong thơ thất ngôn: 4 chữ trước đối với 3 chữ sau.
 Ơû thơ ngũ ngôn: 2 chữ trước đối với 3 chữ sau)
H. Vậy ở câu đầu các vế đối nhau như thế nào?
H. Câu 1 là kiểu câu gì? Và phép đối ở đây đã làm nổi 
 bật điều gì? 
HS. Câu kể, khái quát một cách ngắn gọn quãng đời xa 
 quê làm quan, làm nổi bật sự thay đổi về vóc người, 
 tuổi tác, song đồng thời bước đầu hé lộ tình cảm quê 
 hương của nhà thơ.
H. Hãy phân tích phép đối trong câu thơ thứ 2 ?
+ Hương âm: (tiếng, giọng nói quê nhà) Û “mấn 
 mao” (tóc mai) à đối ý lẫn lời: giọng quê là thứ 
 bất biến đối với tóc mai là sự vật có sự biến đổi.`
+ Vô cải : (không đổi) Û tồi (hỏng, rơi rụng)
à Đối ý: sự vật không đổi đối với sự vật thay đổi.
H. Vậy câu thứ 2 thuộc kiểu câu gì? Nêu tác dụng của
 phép đối trong câu này?
HS. Câu tả, dùng một yếu tố thay đổi (mái tóc) để 
 làm nổi bật yếu tố không thay đổi (hương âm: tiếng
 nói quê hương) chi tiết vừa có tính chân thực, vừa 
 có ý nghĩa tượng trưng Þ Nổi bật tình cảm gắn bó 
 với quê hương. Þ Dù kể hay tả đều nhờ phép đối 
 trong câu để gián tiếp bộc lộ tình cảm.
GV giảng : Phép đối rất hay được dùng trong ca dao, 
 tục ngữ ở Việt Nam. Hai vế đối có số chữ bằng nhau
 khi chữ số trong câu chẵn (Làn thu thủy, nét xuân 
 sơn) (Truyện Kiều) có số chữ không bằng nhau khi 
 số chữ trong câu lẻ: “Aên cơm nhà, vác tù và hàng 
 tổng” (Tục ngữ).
H. Từ nhận thức về sự kết hợp này, em hãy trả lời
Câu 3 SGK/127. (Phương thức biểu đạt ở câu 1 là:
 Tự sự, biểu cảm qua tự sự, tự sự kết hợp biểu cảm. 
 Phương thức biểu đạt ở câu 2: là miêu tả).
GV bình giảng: Khuất Nguyên có 2 câu thơ nổi tiếng:
 “Hồ tử bất thư khâu, Quyện điểu quy cựu lâm”
 (Cáo chết tất quay đầu về phía núi gò, chim mỏi tất
 bay về rừng núi). Thú vật còn thế, huống nữa chi 
 là con người. Tất nhiên Khuất Nguyên dùng lối nói
 ẩn dụ làm nổi bật một tình cảm phổ biến mà mọi 
 người đều phải có: Đó là tình yêu đối với quê 
 hương.
GV. Hai câu đầu đều biểu lộ tình yêu quê hương của
 nhà thơ còn 2 câu cuối “tình yêu quê hương” ấy có 
 gì khác? 
HS. Đọc 2 câu cuối.
H. Chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa 2 câu trên và 
 2 câu dưới?
GV gợi ý: 
H. Vì sao về đến nhà mà chẳng ai nhận ra ông?
HS. Vì tác giả đã thay đổi quá nhiều: Vóc người, 
 tuổi tác, mái tóc.
 Về quê hương nhà thơ: Người già đã chết, người 
 cùng tuổi không còn ai, trẻ con thì không có biết.
H. Sự thực ấy đã tạo nên một nghịch lý, vào tạo nên 
 “nhãn tự” của câu thơ đó là từ nào?
HS.Trở về quê- nơi chôn nhau cắt rốn mà bị xem 
 là “khách”. Từ “khách” là “nhãn tự” của bài thơ.
HS quan sát tranh: Sự xuất hiện của nhi đồng và 
 tiếng cười, câu hỏi nhiệt tình của các em có làm 
 cho tác giả vui lên không?
HS. Các em nhi đồng niềm nở tiếp đón, các em hớn 
 hở bao nhiêu thì nỗi lòng của tác giả tan nát bấy 
 nhiêu? Þ Nghệ thuật độc đáo.
GV bình giảng: Về nội dung và nghệ thuật
HOẠT ĐỘNG 3. HDHS TỔNG KẾT
H. Hai bài thơ “Tĩnh dạ tứ”, “Hồi hương ngẫu thư” đều nói về tình yêu quê hương nhưng hoàn cảnh biểu lộ tình cảm không giống nhau. Ngoài ra giọng điệu ở 2 bài thơ này có gì khác nhau?
HS. + Tĩnh dạ tứ: Giọng điệu nhẹ nhàng, thấm thía.
 + Hồi hương ngẫu thư: Giọng điệu sâu sắc, hóm 
 hỉnh.
HS. Thực hiện phần ghi nhớ.
I. TÌM HIỂU CHUNG.
1. Tác giả:
 Hạ Tri Chương ( 659 – 744 ) 
 tự Qúy Chân,hiệu Tứ Minh 
 cuồng Khách,quê ở Vĩnh 
 Hưng,Việt Châu (Chiết Giang ).
2. Hoàn cảnh sáng tác: 
 Năm 744 lúc 86 tuổi, Hạ Tri
 Chương từ quan về quê đã 
 sáng tác bài thơ này trên 50 
 năm làm quan ở kinh đô 
 Trường An.
3. Đọc.
4.Thể thơ: Thất ngơn tứ tuyệt.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN
1. Tình cảm quê hương qua 
 nhan đề bài thơ:
 Tình quê hương sâu nặng 
 nhưng khi trở về ông bị coi
 là khách. Do vậy ông mới 
 viết bài thơ.
1. Hai câu đầu:
“Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi
Hương âm vô cải, mấn mao tồi”
- Thiếu Û lão, tiểu Û đại,
 li giaÛ hồi.
- Hương âm Û mấn mao, 
 vô cải Û tồi.
à Phép đối, lời kể, câu tả 
 chân thực, sâu sắc.
Þ Quãng đời xa quê làm quan
 đã làm thay đổi về vóc người, 
 tuổi tác, tóc rụng nhưng giọng 
 nói quê nhà không thay đổi.
Phương thức biểu đạt kể và tả.
2. Hai câu cuối:
“Nhi đồng tương kiến, bất 
 tương thức
Tiếu vấn: khách tòng hà xứ 
 lai?” .
à Giọng điệu bi hài, hóm hỉnh .
= > Nỗi buồn vì mất mát bạn bè 
 người thân. Người cùng làng 
 quê mà trẻ con xem như xa
 lạ.à Vui buồn lẫn lộn.
III. TỔNG KẾT
* GHI NHỚ SGK/128
4. CỦNG CỐ : (3’) 
- Đọc diễn cảm bài thơ 1-2 lần.
 - Tình cảm của tác giả như thế nào đối với quê hương?
 - Bài thơ cĩ nghệ thật nào tiêu biểu?
5. DẶN DÒ: (2’)
- Học thuộc bản phiên âm + dịch thơ do Trần Trọng San dịch.
- Học thuộc ghi nhớ + Nội dung vở ghi.
- Soạn bài: TỪTRÁI NGHĨA
+ Đọc và trả lời theo yêu cầu của bài + đọc ghi nhớ .
+ xem trước phần luyện tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 39.doc