Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 119: Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy (Tiết 1)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 119: Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy (Tiết 1)

Mục tiêu.

1. Kiến thức: Giúp HS nắm được công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng dùng dấu chấm lửng , dấu chấm phẩy khi viết.

3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức cẩn thận khi dùng 2 loại dấu trên.

II. Chuẩn bị

 GV: Tham khảo SGV.

 HS: Tìm hiểu bài theo hệ thống câu hỏi SGK.

 

doc 6 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1013Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 119: Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 119
dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng dùng dấu chấm lửng , dấu chấm phẩy khi viết.
3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức cẩn thận khi dùng 2 loại dấu trên.
II. Chuẩn bị
 GV: Tham khảo SGV.
 HS: Tìm hiểu bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1. ổn định tổ chức( 1 ph) 7B:....................
2. Kiểm tra bài cũ( 15 ph)
* Câu hỏi: 1. Thế nào là phép liệt kê? Cấu tạo và ý nghĩa của phép liệt kê?
 2. Lấy 1 ví dụ có sử dụng phép liệt kê?
* Đáp án:
 1.( 5 điểm) HS trả lời được:
 - Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hoặc cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.
- Cấu tạo: Có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp.
- ý nghĩa: Có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với kiểu liệt kê không tăng tiến.
 2. ( 4 điểm) HS tự lấy ví dụ.
 - Mẫu: Râu hùm, hàm én, mày ngài
 Vai 5 tấc rộng, thân mười thước cao.
3. Bài mới.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
* Hoạt động1. HDHS tìm hiểu về dấu chấm lửng.( 7ph)
- HS đọc ví dụ SGK.
? Trong các câu trên dấu chấm lửng dùng để làm gì?
? Từ nhận xét trên em hãy rút ra công dụng của dấu chấm lửng?
- HS phát biểu - Đọc ghi nhớ SGK.
* Hoạt động 2. HDHS tìm hiểu: Dấu chấm phẩy. ( 6 ph)
- HS đọc ví dụ SGK.
- Trong các câu a, b dấu chấm phẩy được dùng để làm gì?
* Hoạt động nhóm ( 2-4 em)
- GV nêu yêu cầu nhiệm vụ.
? Theo em có thể thay thế dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy được không? Vì sao? 
- Hoạt động nhóm ( 5 ph)
- Nhiệm vụ: Các nhóm tập trung giải quyết vấn đề, đại diện nhóm trình bày.
- NX - GV KL: 
(- Câu a: Có thể thay thế được vì nội dung của câu không bị thay đổi.
 - Câu b: Không thể thay thế được vì:
 + Các phần liệt kê sau dấu chấm phẩy bình đẳng với nhau.
+ Các bộ phận liệt kê sau dấu phẩy không thể bình đẳng với các phần nêu trên. Nếu thay thì nội dung dễ bị hiểu lầm. Cụ thể: Nếu thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy thì ăn bám và lười biếng sẽ ngang bằng với trung thành... đấu tranh...)
? Từ nhận xét ví dụ trên em hãy cho biết công dụng của dấu chấm phẩy?
- HS phát biểu- NX -> HS đọc ghi nhớ SGK.
* Hoạt động 3. HD HS luyện tập.
( 11ph)
+ Hoạt động nhóm ( chia lớp 3 nhóm)
- GV nêu yêu cầu nhiệm vụ.
? Mỗi nhóm làm 1 ý trong bài tập 1.
- Hoạt động nhóm ( 5 ph)
- Nhiệm vụ: Các nhóm tập trung giải quyết vấn đề, đại diện nhóm trình bày,
- NX - GV KL:
* HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- HS hoạt động độc lập - Thi trả lời đúng, nhanh. GV chốt.
I. Dấu chấm lửng.
1. Ví dụ: SGK.
2. Nhận xét.
a. Dấu chấm lửng tỏ ý còn nhiều vị anh hùng nữa chưa được liệt kê.
b. Dấu chấm lửng biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói của nhân vật do quá mệt và hoảng sợ.
c. Làm giãn nhịp câu văn chuẩn bị cho sự xuất hiện bất ngờ của từ " bưu thiếp".
* Ghi nhớ ( SGK.)
II. Dấu chấm phẩy.
1. Ví dụ: SGK.
2. Nhận xét.
a. Đánh dấu ranh giới giữa hai vế của một câu ghép.
b. Ngăn cách các bộ phận liệt kê có nhiều tầng ý nghĩa phức tạp.
* Ghi nhớ ( SGK.)
III. Luyện tập.
1. Công dụng của mỗi dấu chấm lửng:
a. Dùng để biểu thị lời nói bị ngắc ngứ, đứt quãng do sợ hãi, lúng túng ( dạ... bẩm...)
b. Biểu thị câu nói bị bỏ dở.
c. Dấu (...)biểu thị sự liệt kê chưa đầy đủ.
2. Công dụng của dấu chấm phẩy trong mỗi câu.
- a,b,c đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép.
4. Củng cố( 3 ph)
? Công dụng của dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy?
-> Sử dụng 2 loại dấu này trong khi viết một cách hợp lí.
5. HD học ở nhà ( 2 ph)
- Học thuộc 2 ghi nhớ SGK.
- Hoàn thiện bài tập 1,2 vào vở. Làm bài tập 3.
- Soạn tiết 120. Văn bản đề nghị.
Tiết 120
văn bản đề nghị.
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: Giúp Hs nắm được các tình huống cần viết văn bản đề nghị: Khi cần đề đạt nguyện vọng với cấp trên hoặc người có thẩm quyền .
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết văn bản đề nghị theo mẫu.
3. Thái độ: Giáo dục HS phân biệt các tình huống dùng văn bản đề nghị, có ý thức dùng văn bản hợp lí.
II. Chuẩn bị
 GV: Tham khảo SGV, Văn bản đề nghị mẫu.
 HS: Tìm hiểu nội dung bài theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1. ổn định tổ chức( 1 ph) 7B:....................
2. Kiểm tra bài cũ( 4 ph) 
? Thế nào là văn bản hành chính? Văn bản hành chính được trình bày theo những mục nhất định nào?
- HS trả lời mục ghi nhớ SGK - 110.
3. Bài mới.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
* Hoạt động1. HDHS tìm hiểu đặc điểm của văn bản đề nghị.( 10 ph)
- HS đọc 2 văn bản SGK.
? Em có nhận xét gì về chủ thể của hai văn bản đề nghị?
( Tập thể lớp 7C, Các gia đình trong một địa bàn dân cư.)
? Viết giấy đề nghị nhằm mục đích gì?
 - HS nêu ý kiến - Nhận xét- GV chốt.
? Giấy đề nghị cần chú ý những yêu cầu gì về nội dung, hình thức trình bày?
? Hãy nêu 1 tình huống trong sinh hoạt và học tập ở trường lớp mà em cần viết giấy đề nghị? 
( Đề nghị xin bàn ghế mới vì bàn ghế cũ bị hỏng; đề nghị chuyển chỗ ngồi vì bị bệnh về mắt.)
- Hs đọc yêu cầu bài tập 3.
* Hoạt động nhóm ( 2-4 em)
- GV nêu yêu cầu nhiệm vụ.
? Tình huống nào phải viết giấy đề nghị?
- Hoạt động nhóm ( 5 ph)
- Nhiệm vụ: Các nhóm tập trung giải quyết vấn đề, đại diện nhóm trình bày.
- NX, GV NXKL: 
* Hoạt động 2. HD HS tìm hiểu cách làm văn bản đề nghị.( 10 ph)
- HS đọc lại 2 văn bản đề nghị trên.
? Hãy cho biết các mục trong văn bản đề nghị được trình bày theo thứ tự nào?
? Cả hai văn bản có gì giống và khác nhau?
? Trong văn bản đề nghị phần nào là quan trọng không thể thiếu được? 
( Ai đề nghị? Đề nghị ai? Đề nghị điều gì? Đề nghị để làm gì?)
? Từ hai văn bản trên em hãy rút ra dàn mục một văn bản đề nghị?
- HS phát biểu - GV chốt -> HS đọc dàn mục 1 văn bản đề nghị. sgk- 126.
- HS đọc chú ý SGK.
? Qua đó em hãy khái quát đặc điểm, cách làm một văn bản đề nghị?
- HS đọc ghi nhớ SGK.
* Hoạt động 3 HDHS luyện tập.(15' )
- HS đọc bài tập 1 SGK.
+ Thảo luận nhóm ( 4- 6 em)
- GV nêu yêu cầu nhiệm vụ.
? Thực hiện bài tập 1 SGK.
- Hoạt động nhóm ( 5ph)
- Nhiệm vụ: Các nhóm tập trung giải quyết vấn đề, Đại diện nhóm trình bày.
- NX - GV chốt.
- GV đưa ra 1 văn bản đề nghị có điểm còn thiếu: Yêu cầu Hs rút kinh nghiệm về các lỗi thường mắc ở một văn bản đề nghị và nêu cách chữa?
I. Đặc điểm của văn bản đề nghị.
1. Đọc 2 văn bản SGK.- 124.
2. Mục đích viết giấy đề nghị.
- Những việc mà tập thể, cá nhân không quyết định hoặc tự giải quyết được nên phải đề nghị những người, những cấp có thẩm quyền.
3. Đặc điểm về nội dung, hình thức.
- Nội dung: Ngắn gọn, rõ ràng.
- Hình thức: Có tính khuôn mẫu.
4. Tình huống phải viết giấy đề nghị.
- Tình huống: a,c -> Viết văn bản đề nghị.
- b: Viết bản tường trình mất xe đạp.
- d: Viết bản kiểm điểm cá nhân vi phạm lỗi trong giờ học.
II. Cách làm văn bản đề nghị.
1. Thứ tự của một văn bản đề nghị.
- Phần đầu, phần chính, phần cuối ( Tiêu ngữ đến người viết, kí ghi rõ họ tên.
2. Điểm giống và khác nhau của hai văn bản.
a. Giống: Các mục và thứ tự các mục.
b. Khác: Các lí do, sự việc, nguyện vọng.
3. Dàn mục một văn bản đề nghị.
* Ghi nhớ SGK- 126.
III. Luyện tập
1. Lí do viết đơn và lí do viết đề nghị.
- Giống: Cả hai đều là những nhu cầu và nguyện vọng chính đáng.
- Khác: Một bên là nguyện vọng của một cá nhân.
 Một bên là nhu cầu của một tập thể.
2. Rút kinh nghiệm về các lỗi thường mắc ở văn bản đề nghị.
4. Củng cố( 3 ph)
? Đặc điểm của văn bản đề nghị?
? Dàn mục của một văn bản đề nghị?
? Những điểm lưu ý khi viết văn bản đề nghị?
5. HD học ở nhà ( 2 ph)
- Học thuộc ghi nhớ, Viết một văn bản đề nghị?
- Soạn tiết 121. Ôn tập văn học.

Tài liệu đính kèm:

  • docNV7H(2).doc