a) ĐỀ BÀI
Viết bài văn kể lại một chuyện lí thú (hoặc cảm động, hoặc buồn cười ) mà em gặp ở trường.
b) HƯỚNG DẪN CHẤM
1. Yêu cầu chung
• Thể loại: văn tự sự
• Nội dung: kể lại một câu chuyện lí thú (hoặc cảm động, hoặc buồn cười ) mà em gặp ở trường, có thể được chứng kiến hoặc trực tiếp tham gia; truyện kể rành mạch,hấp dẫn, các sự việc mở đầu, diễn biến, kết thúc logic, có ý nghĩa.
• Hình thức: bố cục rõ ràng, mạch lạc, viết đúng chính tả, ngữ pháp, dùng từ chính xác, chữ viết sạch đẹp.
Ngày soạn: 07/8/2010 Người soạn: Tạ Thị Vân Ngày dạy: 13/8/2010 Lớp dạy: 7A3, 7A7 Tiết 12: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1- VĂN TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ (Làm ở nhà) ĐỀ BÀI Viết bài văn kể lại một chuyện lí thú (hoặc cảm động, hoặc buồn cười) mà em gặp ở trường. HƯỚNG DẪN CHẤM Yêu cầu chung Thể loại: văn tự sự Nội dung: kể lại một câu chuyện lí thú (hoặc cảm động, hoặc buồn cười) mà em gặp ở trường, có thể được chứng kiến hoặc trực tiếp tham gia; truyện kể rành mạch,hấp dẫn, các sự việc mở đầu, diễn biến, kết thúc logic, có ý nghĩa. Hình thức: bố cục rõ ràng, mạch lạc, viết đúng chính tả, ngữ pháp, dùng từ chính xác, chữ viết sạch đẹp. Yêu cầu cụ thể Mở bài:giới thiệu sơ về sự việc chính và nhân vật chính (1,5 điểm) Thân bài: kể diễn biến câu chuyện ( 7 điểm) Cần chú ý: + Truyện kể có mở đầu, diễn biến, cao trào(tình huống thắt nút), kết thúc (mở nút). (4 điểm) + Các sự việc nối tiếp nhau chặt chẽ, logic. (1 điểm) + Kết hợp miêu tả thời gian, không gian nơi diễn ra sự việc. (1 điểm) + Chú ý miêu tả tâm trạng của nhân vật tham gia. (1 điểm) Kết bài: ý nghĩa của câu truyện (hoặc cảm nghĩ của người kể về câu truyện, bài học rút ra từ câu truyện) (1,5 điểm) Lưu ý: Bài viết đạt điểm tối đa là bài thực hiện được tất cả các yêu cầu nêu trên, văn viết có cảm xúc, truyện kẻ hấp dẫn,(có thể mắc một số lỗi nhỏ) Hướng dẫn chấm trên chỉ là hướng dẫn cơ bản. Khi chấm giáo viên có thể cho điểm khuyến khích đối với những bài viết hay, kể truyện hấp dẫn, hợp lí và sáng tạo. Ngày soạn: 10/10/2010 Người soạn: Tạ Thị Vân Ngày dạy: /10/2010 Lớp dạy: 7A3, 7A7 Tiết 31-32: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2- VĂN BIỂU CẢM (Làm ở lớp) ĐỀ BÀI Loài cây em yêu. HƯỚNG DẪN CHẤM Yêu cầu chung Thể loại: văn biểu cảm Nội dung: thể hiện tình cảm yêu mến, gắn bó, tự hào với một loài cây bất kì ( đó phải là loài cây có ích cho con người, loài cây mà học sinh yêu mến và có hiểu biết về nó) Hình thức: bố cục rõ ràng, mạch lạc, viết đúng chính tả, ngữ pháp, dùng từ chính xác, chữ viết sạch đẹp. Yêu cầu cụ thể a Mở bài: (1,5đ) - Nêu loài cây và lí do mà em yêu thích loài cây đó. b Thân bài: (7đ) - Các đặc điểm gợi cảm của cây em yêu.( hình dáng, màu sắc dường nét cụ thể của thân, rễ, lá, hoa, quả,.) 3đ - Cây em yêu trong cuộc sống của con người.( lợi ích cụ thể: làm đẹp, cho hoa thơm, quả ngọt, bóng mát, lấy gỗ) 2đ - Cây em yêu trong cuộc sống của em.( thể hiện tinh cảm sâu sắc của cá nhân mình với cây) 2đ c Kết bài: (1,5đ) - Tình cảm mong ước của em đối với loài cây đó. Lưu ý: Bài viết đạt điểm tối đa là bài thực hiện được tất cả các yêu cầu nêu trên, văn viết có giàu cảm xúc, chân thực, hấp dẫn,(có thể mắc một số lỗi nhỏ) Hướng dẫn chấm trên chỉ là hướng dẫn cơ bản. Khi chấm giáo viên có thể cho điểm khuyến khích đối với những bài viết hay, giàu cảm xúc, hợp lí và sáng tạo. Họ và tên: Ngày tháng năm 2010 Lớp 6 Tiết 9: KIỂM TRA MỘT TIẾT Môn: Giáo dục công dân Điểm Lời phê của cô giáo ĐỀ BÀI Câu 1:( 2,5 điểm) Cho những hành vi sau đây, hãy điền vào cột tương ứng với bổn phận đạo đức đã học: Những hành vi biểu hiện Bổn phận đạo đức 1. Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ, tích cực phòng và chữa bệnh..... 1.................................................................................. 2. Bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn, đáp nghĩa..... 2.................................................................................. 3. Tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội...... 3.................................................................................. 4. Cư xử đúng mực khi giao tiếp với người khác 4............................................. 5. Cần cù, tự giác, quyết tâm làm mọi việc... 5............................................. Câu 2: (2,5 điểm). Cho tình huống sau: Bạn Thanh có mẹ là giám đốc doanh nghiệp. Một hôm đi học về. Thanh rẽ vào cơ quan của mẹ để lấy chìa khoá. Khi đi qua cổng, chú bảo vệ gọi Thanh lại và hỏi: Cháu muốn gặp ai?. Bạn Thanh dừng lại và trả lời: Cháu vào chỗ mẹ cháu, thế chú không biết à?. a. Theo em, tại sao chú bảo vệ gọi Thanh lại và hỏi như vậy? b. Em có nhận xét gì về cử chỉ và cách trả lời của bạn Thanh? c. Nếu em là Thanh thì em sẽ nói như thế nào với chú bảo vệ? Câu 3: ( 2 điểm) a.Thế nào là tiết kiệm? b.Hãy nêu những việc làm thể hiện sự tiết kiệm của em Câu 4: ( 3 điểm). a.Vì sao phải biết ơn?. b. Chúng ta cần biết ơn những ai? c. Sắp đến ngày 20 tháng 11 , em dự định sẽ làm gì để thể hiện sự biết ơn các thầy giáo, cô giáo đã và đang dạy mình? .. Ngày soạn: 10/10/2010 Người soạn: Tạ Thị Vân Ngày dạy: /10/2010 Lớp dạy: 6A1, 6A2 Tiết 9: KIỂM TRA MỘT TIẾT Môn: Giáo dục công dân ĐỀ BÀI Câu 1:( 2,5 điểm) Cho những hành vi sau đây, hãy điền vào cột tương ứng với bổn phận đạo đức đã học: Những hành vi biểu hiện Bổn phận đạo đức 1. Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ, tích cực phòng và chữa bệnh..... 1.................................................................................. 2. Bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn, đáp nghĩa..... 2.................................................................................. 3. Tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội...... 3.................................................................................. 4. Cư xử đúng mực khi giao tiếp với người khác 4............................................. 5. Cần cù, tự giác, quyết tâm làm mọi việc... 5............................................. Câu 2: (2,5 điểm). Cho tình huống sau: Bạn Thanh có mẹ là giám đốc doanh nghiệp. Một hôm đi học về. Thanh rẽ vào cơ quan của mẹ để lấy chìa khoá. Khi đi qua cổng, chú bảo vệ gọi Thanh lại và hỏi: Cháu muốn gặp ai?. Bạn Thanh dừng lại và trả lời: Cháu vào chỗ mẹ cháu, thế chú không biết à?. a. Theo em, tại sao chú bảo vệ gọi Thanh lại và hỏi như vậy? b. Em có nhận xét gì về cử chỉ và cách trả lời của bạn Thanh? c. Nếu em là Thanh thì em sẽ nói như thế nào với chú bảo vệ? Câu 3: ( 2 điểm) a.Thế nào là tiết kiệm? b.Hãy nêu những việc làm thể hiện sự tiết kiệm của em Câu 4: ( 3 điểm). a.Vì sao phải biết ơn?. b. Chúng ta cần biết ơn những ai? c. Sắp đến ngày 20 tháng 11 , em dự định sẽ làm gì để thể hiện sự biết ơn các thầy giáo, cô giáo đã và đang dạy mình? HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1:( 2,5 điểm) : mỗi ý đúng cho 0,5 đ Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể Biết ơn Tôn trọng kỉ luật lễ độ Siêng năng, kiên trì Câu 2: (2,5 điểm). a. Chú bảo vệ làm nhiệm vụ kiểm tra khi Thanh tự ý vào cơ quan – 1đ b. Thanh thiếu lễ độ, thiếu lịch sự. – 1đ c. Hs thể hiện sự cư xử lễ độ, đúng mực( có thưa gửi lễ phép) – 1,5đ Câu 3: (2 điểm): Mỗi ý cho 1 điểm, ý 2 hs phải nêu ít nhất 2 việc làm cụ thể, mỗi việc làm đúng cho 0,5đ Câu 4: ( 3 điểm).: mỗi ý đúng cho 1 điểm a. Theo SGK b. Theo SGK c. Học tập tốt,kỉ luật tốt để thầy cô vui lòng, tham gia các phong trào chào mừng ngày kỉ niệm, đến thăm, gọi điện, gửi thư thăm hỏi, chúc mừng Họ và tên: Ngày tháng năm 2011 Lớp 7 Tiết 90: KIỂM TRA MỘT TIẾT Môn: Tiếng Việt Điểm Lời phê của cô giáo I. ĐỀ BÀI Câu 1: (3 điểm) Phân biệt câu đặc biệt với câu rút gọn? Cho ví dụ minh họa. Câu 2: (3 điểm) Tìm (gạch chân) và cho biết tác dụng của các trạng ngữ trong các câu sau đây: a. Dưới bóng tre của ngàn xưa, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. .. b. Mẹ tôi, với nỗ lực phi thường, đã đưa tôi đi qua những ngày dài cơ cực đó. c. Nếu sớm biết thế này, chị đã chẳng từ chối nhận nuôi thằng bé. d. Hồi ấy, ở Sài Gòn, Bác Hồ có quen một người bạn tên là bác Lê. e. Để nuôi được ba người con ăn học, ông chẳng từ một công việc gì không làm: đạp xich lô, chở hàng, bốc vác g. Thật dịu dàng, anh đặt tay lên đôi vai nhỏ của con bé, lau từng giọt nước mắt đang lăn dài trên má nó. Câu 3: (4 điểm) Viết đoạn văn ngắn (5-10 câu) theo chủ đề tự chọn, trong đó có ít nhất hai câu có trạng ngữ, một câu rút gọn, một câu đặc biệt (chi rõ trạng ngữ, câu rút gọn, câu đặc biệt) II. ĐÁP ÁN Câu 1: So sánh để phân biệt (2đ) Giống nhau: đều ngắn gọn, không đầy đủ hoặc không có chủ ngữ, vị ngữ. Khác nhau: CRG: có thể xác định được CN,VN; có thể thêm vào thành phần bị lược bỏ để tạo thành câu có cấu tạo CN,VN. CĐB: không thể xác định được CN, VN; không thể thêm vào thành phần nào để tạo thành câu có CN,VN ( nếu thêm vào sẽ làm ý biến đổi ý nghĩa của câu) Ví dụ: (1đ) Ai mua áo mới cho chị? Bà nội. (CRG) à Bà nội mua áo cho chị. Ôi! Bà nội! ( CĐB) Câu 2: làm đúng mỗi câu được 0,5đ a. Dưới bóng tre của ngàn xưa, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Chỉ nơi chốn. b. Mẹ tôi, với nỗ lực phi thường, đã đưa tôi đi qua những ngày dài cơ cực đó. Chỉ phương tiện. c. Nếu sớm biết thế này, chị đã chẳng từ chối nhận nuôi thằng bé. Chỉ nguyên nhân d. Hồi ấy, ở Sài Gòn, Bác Hồ có quen một người bạn tên là bác Lê. Chỉ thời gian và nơi chốn e. Để nuôi được ba người con ăn học, ông chẳng từ một công việc gì không làm: đạp xich lô, chở hàng, bốc vác Chỉ mục đích g. Thật dịu dàng, anh đặt tay lên đôi vai nhỏ của con bé, lau từng giọt nước mắt đang lăn dài trên má nó. Chỉ cách thức Câu 3: Viết được đoạn văn hoàn chỉnh, nội dung trong sáng, không mắc lỗi được 2đ Thực hiện các yêu cầu còn lại được 2đ Ngày soạn: 18 .02.2011 Người dạy: Tạ Thị Vân Ngày dạy: 24.02.2011 Lớp dạy: 7A3, 7A7 Tiết: 95,96 Tập làm văn: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 – VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH I. Đề bài: Trong thời đại hiện nay, con người đang đứng trước một thảm họa. Đó là tình trạng ô nhiễm môi trường hết sức nặng nề. Em hãy chứng minh. II. Đáp án- biểu điểm 1. Yêu cầu chung Thể loại: văn nghị luận Nội dung: chứng minh môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề và đó là một thảm họa mà con người đang phải đối mặt. Hình thức: bố cục rõ ràng, mạch lạc, viết đúng chính tả, ngữ pháp, dùng từ chính xác, chữ viết sạch đẹp. 2. Yêu cầu cụ thể a. Mở bài : 1,5 điểm. Nêu luận điểm cần chứng minh - dẫn dắt vào đề - chuyển ý. b. Thân bài : 6,5 điểm. - Môi trường là tất cả những thứ xung quanh cuộc sống con người và tác động trực tiếp đến đời sống con người. Bao gồm: mt đất, mt nước, mt không khí.(0,5đ) - Tình trạng ô nhiễm môi trường đang hết sức nặng nề: + MT đất: rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt ngày một nhiều, ngày càng độc hại: túi ni lông, chất dẻo tổng hợp, các chất cặn bã do ngành luyện kim như bùn đỏ...; đất đai kèm đi độ phì nhiêu, bị sói mòn do rừng bị phá... (1đ) + MT nước: nước ngầm bị khai thác quá mức, nước thải công nghiệp, sinh hoạt xả trực tiếp ra môi trường không qua xử lí, dầu tràn trên biển; thuốc trừ sâu, xác động vật... làm ô nhiễm nguồn nước... (1đ) +MT không khí: rừng bị đốt phá tràn lan làm lượng oxi trong không khí giảm, các nhà máy đua nhau thải khí ra môi trường, khói bụi xăng xe từ các phương tiện giao thông... (1đ) - Hậu quả: + Gây thiên tai và biến đổi khí hậu toàn cầu: nc biển dâng, động đất do mạch nc ngầm sụt giảm, thủng tầng ozon, mua axit, hạn hán, lũ lụt liên miên, thời tiết thất thường và khắc nghiệt hơn,... (1đ) + Ảnh hưởng tới mọi sinh vật sống trên hành tinh: đa dạng sinh học sụt giảm, rừng thu hẹp, động vật không còn chỗ trú ngụ, sông biến thành sông chết, biển tràn dầu khiến sinh vật không sống nổi... .(0,5đ) +Gây tổn hại sức khỏe và đời sống con người: nhiều loại dịch bệnh mới xuất hiện, những vùng ô nhiễm nặng nề xuất hiện ‘‘làng ung thư”, thiên tai mất mùa làm nhiều người chết, nạn đói tràn lan... (1đ) à Ô nhiễm MT là một thảm họa toàn cầu. .(0,5đ) c. Kết bài : 2 điểm. Tổng kết đánh giá chung, rút ra bài học, suy nghĩ. Ô nhiễm MT là do con người gây ra. Muốn tránh khỏi thảm họa đáng tiếc đó, mỗi người phải góp công sức bảo vệ MT bằng nhiều biện pháp. 3. Lưu ý: - Bài viết đạt điểm tối đa là bài thực hiện được tất cả các yêu cầu nêu trên, lập luận chặt chẽ,(có thể mắc một số lỗi nhỏ) - Hướng dẫn chấm trên chỉ là hướng dẫn cơ bản. Khi chấm giaó viên có thể cho điểm khuyến khích đối với những bài viết hay, lập luận chặt chẽ, sắc bén và sáng tạo. Họ và tên: Ngày tháng năm 2011 Lớp 8 Tiết 26: KIỂM TRA MỘT TIẾT Môn: Giáo dục công dân Điểm Lời phê của cô giáo ĐỀ BÀI . Câu1: (3 điểm) Em đồng tình với ý kiến nào sau đây ? Vì sao ? Ý kiến Đ/S Vì sao? a- Dùng thử ma túy một lần thì không sao. .. .. b- Trông bề ngoài của một người thì không thể biết người đó có bị nhiễm HIV/AIDS hay không. .. .. c- Ai cũng có quyền được sử dụng vũ khí. .. .. d- Để phòng tránh HIV/AIDS thì phải tránh xa những người bị nhiễm hoặc nghi nhiễm. .. .. e- Khi phát hiện cán bộ Nhà nước vi phạm pháp luật, công dân có quyền tố cáo. .. .. f- Những người mắc tệ nạn xã hội thường là những người lười lao động, thích hưởng thụ. .. .. Câu 2: (1điểm) Theo em đâu là tài sản của công dân, đâu là tài sản của Nhà nước trong những câu sau (đánh dấu + vào cột phù hợp): Tài sản nhà nước Tài sản công dân a-Tiền, vốn cá nhân góp trong doanh nghiệp Nhà nước b-Đất đai, rừng, khoáng sản c-Đồ dùng sinh hoạt cá nhân d-Biển và tài nguyên biển Câu 3: (1điểm).Em hãy tìm một số câu ca dao, tục ngữ hoặc danh ngôn nói về tôn trọng tài sản của người khác. . . . Câu 3: (2điểm) Ở địa phương em hiện nay đã xuất hiện những tệ nạn xã hội nào? Chúng gây ra những tác hại nguy hiểm gì? ... . . . . Câu 4: (3điểm) Em hiểu gì về khẩu hiệu : “Đừng chết vì thiếu hiểu biết về HIV/AIDS”. HIV/AIDS gây ra những tác hại gì? Là học sinh chúng ta phải làm gì để chống lại đại dịch thế kỷ này ? ... . .
Tài liệu đính kèm: