Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 121: Ôn tập văn học

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 121: Ôn tập văn học

A. Mục tiêu cần đạt.

- HS nắm được hệ thống các văn bản, những giá trị về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm trong chương trình ngữ văn lớp 7.

- Củng cố, hệ thống kiến thức chương trỡnh.

- Giáo dục học sinh tự giác hệ thống chương trỡnh.

B. Phương pháp: - Hệ thống và rút ra KL

C. Chuẩn bị: - HS chuẩn bị ở nhà theo các câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5, 6, 10.

 - GV: Chuẩn bị bài soạn

 

doc 8 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 3206Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 121: Ôn tập văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:15/4/2012 Tiết 121. ôn tập văn học. 
A. Mục tiêu cần đạt.
- HS nắm được hệ thống các văn bản, những giá trị về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm trong chương trình ngữ văn lớp 7.
- Củng cố, hệ thống kiến thức chương trỡnh.
- Giỏo dục học sinh tự giỏc hệ thống chương trỡnh. 
B. Phương pháp: - Hệ thống và rút ra KL
C. Chuẩn bị: - HS chuẩn bị ở nhà theo các câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5, 6, 10.
 - GV: Chuẩn bị bài soạn
D. Tiến trình lên lớp
- Hoạt động 1: Khởi động.(3’)
1. Tổ chức:
Lớp
Tiết dạy
Ngày dạy
Sĩ số
7A1
7A2
7A3
2. Kiểm tra bài cũ: 
 Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
3. Giới thiệu bài mới:
GV nêu yêu cầu giờ ôn tập.
- Hoạt động 2: Bài học.(37’)
* HS đọc lại câu hỏi SGK và phần chuẩn bị ở nhà để trả lời câu hỏi của bài học.
- Kể tên các cụm văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn 7? Kể tên những tác phẩm cụ thể?
*GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi 2( SGK)
- Nêu định nghĩa các thể loại văn học? 
Đặc điểm nổi bật của của các thể thơ?
- Những tình cảm, thái độ thể hiện trong các bài ca dao dân ca đã học?
I. Hệ thống các văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn 7.
1. Văn bản nhật dụng: 4 văn bản.
2. Văn bản ca dao dân ca: 4 văn bản
3. Văn bản thơ trữ tình trung đại: 13 văn bản.
4.Thơ trữ tình hiện đại: 3 văn bản.
5. Tuỳ bút hiện đại: 3 văn bản. 
6. Cụm văn bản về tục ngữ: 2 văn bản.
7. Nghị luận hiện đại: 4 văn bản.
8. Truyện ngắn đầu thế kỉ XX.
9. Kịch: Chèo Quan âm Thị Kính.
II. Một số khái niệm, định nghĩa về các thể loại, thể thơ và các biện pháp nghệ thuật.
- Khái niệm ca dao dân ca, tục ngữ, 
- Tác phẩm trữ tình, thơ trữ tình trung đại.
- Tuỳ bút.
- Thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú, lục bát, song thất lục bát.
- Phép tương phản và phép tăng cấp.
III. Nội dung chính của các văn bản.
1.Ca dao dân ca:
- Tình yêu, tự hào về quê hương đất nước.
- Tình cảm nhớ thương, biết ơn và kính trọng ông bà cha mẹ...
- Nỗi xót xa, buồn bã, than thân trách phận vì nỗi oan trái đau khổ ở đời.
- Thái độ hài hước, đả kích, châm biếm...
- Những kinh nghiệm nào của nhân dân được thể hiện trong tục ngữ?
- Những giá trị lớn về tư tưởng tình cảm thể hiện trong các bài thơ trữ tình đã học? Lấy ví dụ minh hoạ?
- Hệ thống tác phẩm văn xuôi và những giá trị nội dung nghệ thuật của nó?
( HS điền vào bảng phụ)
- Hoạt động 3: Tổng kết.(3’)
* GV hướng dẫn HS tóm tắt những nội dung đã ôn tập.
- Hoạt động 4: Củng cố(2’)
- GV nhấn mạnh kiến thức cơ bản ở phần Văn. Vai trò của việc học theo hướng tích hợp.
- Hoạt động 5: Hướng dẫn(2’)
- Chuẩn bị tiếp nội dung các câu 7,8, 10.
2. Tục ngữ:
- Kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt: về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người, xã hội (Kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi, xem thời tiết; kinh nghiệm về cách ăn nói, học hành, ứng xử giữa con người với con ngưồi)
3. Thơ trữ tình Trung đại và Hiện đại.
- Lòng yêu nước và tự hào dân tộc: yêu thiên nhiên, tự hào về truyền thống lịch sử hào hùng, ý trí quyết tâm bảo về đất nước, khát vọng hoà bình. 
- Lòng yêu thương con người: Ca ngợi những tình cảm bình dị của con người, lòng cảm thông, yêu thương con người.
( Bánh trôi nước, Bạn đến chơi nhà, Tiếng gà trưa, Sau phút chia li)
4. Các tác phẩm văn xuôi(trừ văn nghị luận)
- Cổng trường mở ra ( Lý Lan)
+ Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường con vào lớp 1; Tình yêu thương con, mơ ước về tương lai của con; Nhấn mạnh vai trò của giáp dục đối với cuộc đời mỗi con người.
+ Thể hiện tâm trạng nhẹ nhàng, chân thực, cảm động.
- Mẹ tôi ( A. Mi- xi) 
+ Tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng.
+ Hình thức một bức thư với lời lẽ nghiêm khác nhưng thấm thía.
- Cuộc chia tay của những con búp bê ( Khánh Hoài)
- Sống chết mặc bay ( Phạm Duy Tốn)
- Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu ( Nguyễn ái Quốc)
- Một thứ quà của lúa non...( Thạch Lam)
- Sài Gòn tôi yêu ( Minh Hương)
- Mùa xuân của tôi ( Vũ Bằng)
- Ca Huế trên sông Hương ( Hà ánh Minh)
* Rút KN giờ dạy:
 Tiết 122. dấu gạch ngang
A. Mục tiêu cần đạt.
- HS nắm được công dụng của dấu gạch ngang. Biết dùng dấu gạch ngang khi nói viết.
- Sử dụng đỳng mục đớch.
- Biết cỏch vận dụng khi núi và viết.
B. Phương pháp: - PT và rút ra KL
C. Chuẩn bị: - Đọc trước các ngữ liệu trong SGK.
 - GV: Soạn bài và chuẩn bị bảng phụ
D. Tiến trình lên lớp:
- Hoạt động 1: Khởi động.
1. Tổ chức:
Lớp
Tiết dạy
Ngày dạy
Sĩ số
7A1
7A2
7A3
2. Kiểm tra bài cũ: Cho biết công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy?
3. Giới thiệu bài mới:
GV lấy một ví dụ có sử dụng dấu gạch ngang và dẫn vào nội dung bài học.
- Hoạt động 2: Bài học.
* GV yêu cầu HS đọc kĩ ngữ liệu rồi trả lời câu hỏi.
- Chỉ ra các dấu gạch ngang được sử dụng trong các ngữ liệu?
- Cho biết tác dụng cụ thể của dấu gạch ngang trong từng trường hợp cụ thể?
- Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối? 
- Hãy rút ra kết luận về công dụng của dấu gạch ngang?
* Điểm KTM:
 7A1	7A2	7A3
I. Bài học
1, Ngữ liệu và phân tích ngữ liệu:
a, Đẹp quá đi, mùa xuân ơi- mùa xuân của Hà Nội thân yêu.
=> Đánh dấu bộ phận giải thích
b, Có người nói:
- Bẩm, dễ có khi đê vỡ!
Ngài cau mặt, gắt rằng:
- Mặc kệ!
=> Đánh dấu lời nói của nhân vật.
c, Dấu chấm lửng dùng để: 
- Tỏ ý có nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.
- Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở dang, ngập ngừng, ngắt quãng.
- Làm giãn nhịp điệu câu văn...
=> Liệt kê các câu công dụng của dấu chấm lửng
d, Một nhân chứng thứ hai của cuộc hội kiến Va-ren - Phan Bội Châu lại quả quyết rằng...
=> Nối các từ trong một liên danh( tên ghép)
( Dấu gạch nối dùng để nối các tiếng trong từ mượn nước ngoài; dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang) 
2, Kết luận:
=> Ghi nhớ( SGK)
- Hoạt động 3: Luyện tập
- HS thực hiện yêu cầu bài tập.
GV nhận xét.
- Hoạt động 4: Củng cố.
- Đọc lại nội dung phần ghi nhớ.
- Nhấn mạnh nội dung bài học.
- Hoạt động 5: Hướng dẫn.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập Tiếng Việt.
II. Luyện tập.
* Bài tập 1: Nêu rõ công dụng của dấu gạch ngang trong các câu:
a, Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.
b, Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.
c, Nối các bộ phận trong một liên danh.
d, e, Nối các bộ phận trong một liên danh.
* Bài tập 2: Nêu rõ công dụng của dấu gạch nối.
=> Dấu gạch nối dùng để nối các tiếng trong tên riêng nước ngoài
* Bài tập 3: 
Đặt câu có sử dụng dấu gạch ngang.
* Rút KN giờ dạy:
 Tiết 123. ôn tập tiếng việt
A.Mục tiêu cần đạt.
 - HS biết hệ thống hoá và nắm chắc kiến thức về các kiểu câu đơn và các loại dấu câu đã học. 
- Từ đó vận dụng trong nói, viết một cách linh hoạt.
- Cú ý thức thỏi độ khi ụn tập.
B. Phương pháp: Hệ thống kiến thức
C. Chuẩn bị: HS: - Đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK.
 GV: - Soạn bài CB nội dung phần ôn tập
D. Tiến trình lên lớp
- Hoạt động 1: Khởi động.(5’)
1. Tổ chức:
Lớp
Tiết dạy
Ngày dạy
Sĩ số
7a1
7a2
7a3
2. Kiểm tra bài cũ: 
 Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
3. Giới thiệu bài mới:
 GV nêu yêu cầu giờ ôn tập.
- Hoạt động 2: Bài học.(23’)
- Dựa vào sơ đồ trong SGK, hãy nêu các kiểu câu đơn đã học?
- Trình bày đặc điểm các loại câu ấy, cho ví dụ?
- Kể tên các loại dấu câu đã học? 
- Nêu công dụng của mỗi loại dấu câu đó?
I. Nội dung:
1,Các kiểu câu đơn:
a, Phân loại câu theo mục đích nói.
- Câu nghi vấn: Dùng để hỏi, nêu điều chưa biết cần được giải thích.
- Câu trần thuật: Giới thiệu, kể, miêu tả.
- Câu cầu khiến: Ra lệnh, sai khiến.
- Câu cảm thán: Bộc lộ cảm xúc.
b, Phân loại theo cấu tạo:
- Câu bình thường: 
 Cấu tạo theo mô hình: CN- VN.
( Có thể rút gọn hoặc mở rộng thành phần câu)
- Câu đặc biệt: Không cấu tạo theo mô hình trên.
2, Các loại dấu câu:
- Dấu chấm: đặt ở cuối câu trần thuật ( Hoặc cuối câu cầu khiến)
- Dấu chấm hỏi: Đặt cuối câu nghi vấn( có thể đặt trong dấu ngoặc đơn sau một từ ngữ biểu thị thái độ nghi ngờ)
- Dấu chấm than: đặt cuối câu cầu khiến ( Hoặc trong ngoặc đơn...bộc lộ thái độ châm biếm)
- Dấu phẩy: Đánh dấu gianh giới gữa các bộ phận của câu:
+ Thành phần phụ của câu với CN- VN.
+ Giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu.
+ Giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó.
( HS lên bảng trình bày tác dụng của các loại dấu câu và lấy ví dụ minh hoạ)
- Hoạt động 3: Luyện tập(15’)
- HS thực hiện yêu cầu bài tập.
GV nhận xét.
- Hoạt động 4: Củng cố.(1’)
- Đọc lại nội dung phần ghi nhớ.
- Nhấn mạnh nội dung bài học.
- Hoạt động 5: Hướng dẫn.(1’)
- Chuẩn bị bài: Ôn tập Tiếng Việt ( tiếp)
+ Giữa các vế của một câu ghép.
- Dấu chấm phẩy: 
+ Đánh dấu ranh giới giữa ccá vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
+ Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
- Dấu chấm lửng: 
+ Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa được liệt kê hết.
+ Thể hiện chỗ lời nói ngập ngừng, bỏ dở, ngắt quãng.
+ Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ thể hiện sự bất ngờ, hài hước... 
- Dấu gạch ngang:
+ Đặt giữa câu tách bộ phận chú thích, giải thích.
+ Đặt đầu dòng đánh dấu lời nói của nhân vật, liệt kê.
+ Nối các từ trong một liên danh.
II. Luyện tập.
*Viết một đoạn văn về đức tính giản dị của Bác Hồ trong đó có: 
a, Dùng dấu chấm lửng.
b, Dùng dấu chấm phẩy.
c, Dùng dấu gạch ngang.
* Rút KN giờ dạy:
 Tiết 124. văn bản báo cáo
A. Mục tiêu cần đạt.
 - HS nắm được đặc điểm của văn bản báo cáo. Cụ thể là nắm vững mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm các loại văn bản này. Từ đó biết vận dụng viết văn bản báo cáo.
- Nhận ra được những sai sót thường mắc khi viết văn bản báo cáo.
B. Phương pháp: Phân tích- Rút ra KL
C. Chuẩn bị: - HS sưu tầm một số văn bản báo cáo trong thực tế cuộc sống.
 - GV chuẩn bị bài soạn.
D. Tiến trình lên lớp
- Hoạt động 1: Khởi động.(7’)
1. Tổ chức:
Lớp
Tiết dạy
Ngày dạy
Sĩ số
7A1
7A2
7A3
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu đặc điểm của văn bản đề nghị? Cách viết văn bản đề nghị?
3. Giới thiệu bài mới:
GV nêu khái quát nội dung bài học.
- Hoạt động 2: Bài học.(21’)
* GV yêu cầu HS đọc kĩ ngữ liệu rồi trả lời câu hỏi. 
- Cho biết đối tượng viết, đối tượng nhận, mục đích, nội dung của mỗi văn bản?
- Đặc điểm về hình thức của mỗi văn bản?
- Hãy ghi lại các mục của mỗi văn bản theo đúng trình tự rồi nêu nhận xét về điểm giống và khác nhau của mỗi văn bản ấy? 
- Đặc điểm của văn bản báo cáo? Dàn mục của văn bản báo cáo? 
* Điểm KTM:
 7A1	7A2	7A3
I. Bài học
1, Ngữ liệu và phân tích ngữ liệu:
* Ngữ liệu 1: Văn bản 1 (SGK trang 233)
- Người gửi: HS lớp 7B.
- Người nhận: BGH nhà trường.
- Nội dung: Báo cáo kết quả hoạt động chào mừng ngày 20/11.
- Mục đích: BGH nhà trường nắm được kết quả cụ thể.
* Ngữ liệu 2: Văn bản2. ( SGK trang 134)
- Người gửi: HS lớp 7C.
- Người nhận: Tổng phụ trách đội.
- Nội dung: Kết quả quyên góp ủng hộ HS vùng lũ.
- Mục đich: Liên đội nắm được kết quả, số liệu cụ thể.
* Về hình thức, cả hai văn bản trên đều ngắn gọn, rõ ràng, trình bày sáng sủa, cân đối theo qui định.
* Các mục: SGK.
- Mỗi văn bản đều có 7 mục.
- Khác nhau về nội dung cụ thể của từng văn bản.
2, Kết luận:
=> Ghi nhớ: SGK.
- Những lưu ý khi làm văn bản báo cáo?
- Hoạt động 3: Luyện tập.(15’) 
* GV hướng dẫn hS thực hiện yêu cầu bài tập.
- Hoạt động 4: Củng cố.(1’)
- Đọc lại nội dung phần ghi nhớ.
- Hoạt động 5: Hướng dẫn.(1’)
- Chuẩn bị bài: Ôn tập Tập làm văn.
* Chú ý: 
- Tên văn bản viết chữ in hoa,khổ to.
Trình bày văn bản cần sáng sủa rõ ràng cân đối, các phần cách nhau 2-3 dòng, không viết sát lề, không để phần trên và dưới trang giấy có khoảng trống quá lớn.
- Nội dung cần thiết: ai báo cáo? báo cáo ai? Báo cáo việc gì? Kết quả ra sao?
II. Luyện tập:
Trình bày văn bản đã sưu tầm, giới thiệu rõ các mục, các phần.
Nêu và phân tích các lỗi thường mắc khi viết một văn bản báo cáo:
 + Phần nội dung chính báo cáo không cụ thể, còn nêu chung chung.
 + Trình bày văn bản chưa sáng sủa, cân đối, chữ viết tên văn bản chưa đúng qui định.
* Rút kinh nghiệm giờ dạy:
 Phần Ký- Duyệt giáo án
Ban giám hiệu
 Nguyễn Văn Cường
Tổ chuyên môn
 Hà Thu Hương

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 30.doc