Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 121: Tiết 121: Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 121: Tiết 121: Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề

Mục tiêu

- Học sinh nắm vững và vận dụng thành thạo hơn các kĩ năng làm kiểu bài nghị luận giải thích, nhận thức sâu sắc hơn vấn đề xã hội thông qua yêu cầu luyện tập.

- Nhiều học sinh có cơ hội trình bày miệng về một vấn đề xã hội thông qua đó tập nói trước tập thể một cách mạnh dạn, tự tin và hiệu quả.

- Rèn kĩ năng nói trước nhóm, lớp, một vấn đề đã chuẩn bị, nghe và nhận xét người khác nói.

II. Đồ dùng

- Giáo viên: Tài liệu tham khảo

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 917Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 121: Tiết 121: Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/4/2011
Ngày giảng: 12/4/2011
Tiết 121 LUYỆN NÓI: BÀI VĂN GIẢI THÍCH MỘT VẤN ĐỀ
I. Mục tiêu 
- Học sinh nắm vững và vận dụng thành thạo hơn các kĩ năng làm kiểu bài nghị luận giải thích, nhận thức sâu sắc hơn vấn đề xã hội thông qua yêu cầu luyện tập.
- Nhiều học sinh có cơ hội trình bày miệng về một vấn đề xã hội thông qua đó tập nói trước tập thể một cách mạnh dạn, tự tin và hiệu quả.
- Rèn kĩ năng nói trước nhóm, lớp, một vấn đề đã chuẩn bị, nghe và nhận xét người khác nói.
II. Đồ dùng
- Giáo viên: Tài liệu tham khảo
- Học sinh: chuẩn bị bài nói
III. Phương pháp
- Trình bày, trao đổi đàm thoại
IV. Tổ chức giờ học
1. Ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ: 2p
- GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh
3.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung chính
*Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS tiếp thu kiến thức
Cách tiến hành
 Để giúp các em tự tin và bình tĩnh hơn trong nói năng giao tiếp hàng ngày đặc biệt là trình bày vấn đề trước đông người, hôm nay, chúng ta cùng luyện tập.
*Hoạt động 2: Luyện nói
Mục tiêu: HS biết vận dụng
 thực hành và có kĩ năng nói tự tin, rõ ràng trước đông người.
Cách tiến hành
? Đề văn thuộc loại gì
?Xác định từ ngữ quan trọng của đề
Mực, đen, đèn, sáng
?Mở bài cần nêu vấn đề gì
?Thân bài cần làm gì
?Phần kết bài, em khắc sâu điều gì
-Yêu cầu nói lần lượt từ mở bài đến kết bài
Nhóm trưởng quản lí điều hành
-Sau mỗi bạn trình bày các bạn trong nhóm nhận xét về lời nói , tư thế, tác phong, nội dung và diễn đạt
-Khi nói học sinh phải biết thưa , gửi
GV quan sát chung và nhắc nhở các nhóm thực hiện
- Cả lớp lắng nghe đại diện của mỗi nhóm trình bày bài nói của mình.
- Cả lớp nhận xét bài nói.
- Gv sơ kết chung của giờ luyện nói.
- GV cho điểm những HS đã nói, phát biểu tốt.
1'
39'
I. Đề bài: 
Tục ngữ có câu:
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
Em hãy giải thích
1.Tìm hiểu đề, tìm ý
- Thể loại: lập luận giải thích
- Nội dung: Giải thích câu tục ngữ
Gần mực  sáng
2.Lập dàn ý
a.Mở bài
- Dẫn dắt
- Nêu câu tục ngữ
b.Thân bài:
- Giải thích nghĩa đen
+ Mực: chất lỏng màu đen ( xưa kia dùng mực tàu có màu đen) dùng để viết
+ Gần mực thì đen: khi tiếp xúc với mực hay bị giây bẩn ra chân tay, quần áo
+ Đèn:dụng cụ dùng thắp sáng
+ Gần mực thì sáng: khi ở gần đèn, ánh sáng đèn soi sáng vào ta
- Nghĩa bóng: Ảnh hưởng của môi trường đối với sự hình thành nhân cách con người
c.Kết bài
II.Luyện nói
1.Luyện nói, trước tổ, nhóm
a.Mở bài:
Trong cuộc sống hàng ngày ông cha ta đã đúc rút được biết bao kinh nghiệm quý giá. Một trong những kinh nghiệm ấy là sự ảnh hưởng của môi trường đối với sự phát triển của con người thể hiện qua câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”
b.Thân bài
Để nêu lên một kinh nghiệm, một bài học ông cha ta thường dùng hình ảnh sự vật có liên quan đến con người qua đó thể hiện ý mình.Trong câu tục ngữ này, hình ảnh đó là mực đen và đèn-sáng. Ngày xưa, ta thường dùng mực tàu –màu để viết. Gần mực ta có thể bị nó giây bẩn ra chân tay áo quần. Ở câu tục ngữ “mực” còn là tượng trung cho những cái xâu. Đèn là vật thắp sáng, soi tỏ mọi vật xung quanh nó tương trưng cho những cái tốt đẹp, sáng sủa. Qua câu tục ngữ ông cha ta muốn khẳng định sự ảnh hưởng của môi trường sống đến việc hình thành nhân cách con người
c. Kết bài
Câu tục ngữ là lời khuyên sâu sắc là bài học bổ ích cho chúng em những học sinh đang ở lứa tuổi dần hình thành nhân cách . Nó giúp em xác lập được một thế đứng vững chắc trước những tiêu cực ngoài xã hội
2.Luyện nói trước lớp
4.Củng cố: 1p
Bố cục bài lập luận giải thích
5. Hướng dẫn học bài: 2p
- Từng học sinh nói lại toàn bài một lần.
- Soạn bài: Quan Âm Thị Kính
+ Đọc kĩ bài, tìm hiểu tác phẩm: khái niệm chèo, các kiểu nhân vật trong chèo. 
+ trả lời câu hỏi trong sgk.
--------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docNv7 tiet 121.doc