1. Kiến thức:
- Hệ thống hoá và củng cố lại những khái niệm cơ bản về văn bản biểu cảm - đánh giá về văn bản nghị luận.
2. Kĩ năng:
- Nhận diện văn bản, tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý;
- Phân biệt luận đề, luận điểm, luận cứ, luận chứng; cảm xúc, tình cảm, tâm trạng, nhận xét, đánh giá,.
- So sánh, hệ thống hoá các kiểu loại văn bản.
NS:25/4/09 NG:27/4/09 Tiết: 127-128 Ôn tập phần tập làm văn A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hệ thống hoá và củng cố lại những khái niệm cơ bản về văn bản biểu cảm - đánh giá về văn bản nghị luận. 2. Kĩ năng: - Nhận diện văn bản, tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý; - Phân biệt luận đề, luận điểm, luận cứ, luận chứng; cảm xúc, tình cảm, tâm trạng, nhận xét, đánh giá,... - So sánh, hệ thống hoá các kiểu loại văn bản. B. CHUẨN BỊ: - GV: Máy chiếu, SGK. - HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi trong SGK. C. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp: giảng bình, phát vấn, quy nạp thực hành... D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY. I. ổn định lớp: KTSS: 7B............. II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sơ lược sự chuẩn bị của HS. III. Giảng bài mới: I. VỀ VĂN BIỂU CẢM: Câu 1: Các văn bản biểu cảm (văn xuôi) đã học ở học kì I: 1) Cổng trường mở ra; 2) Mẹ tôi. 3) Một thứ quà của lúa non: Cốm; 4) Mùa xuân của tôi; 5) Sài Gòn tôi yêu. Câu 2: a) HS tự chọn:................................... b) Những đặc điểm của văn biểu cảm: - Về mục đích: Biểu hiện tình cảm, tư tưởng, thái độ và đánh giá của người viết đối với người và việc ngoài đời hoặc tác phẩm văn học. - Về cách thức: + Người viết phải biến đồ vật, cảnh vật, sự việc, con người,.... thành hình ảnh bộc lộ tình cảm của mình. + Khai thác những đặc điểm, tính chất của đồ vật, cảnh vật, sự việc con người,... nhằm bộc lộ tình cảm và sự đánh giá của mình. - Về bố cục: Theo mạch tình cảm, suy nghĩ. Câu 3: Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn biểu cảm: - Cốt để khêu gợi cảm xúc, tình cảm, do cảm xúc, tình cảm chi phối chứ không nhằm miêu tả đầy đủ phong cảnh, chân dung hay sự việc. Miêu tả xen kẽ với kể chuyện và phát biểu cảm nghĩ; trong miêu tả đã thể hiện cảm xúc, tâm trạng. - Dân chứng: + Đoạn tả phong cảnh đầm nước và chân dung Dế Mèn, Dế Choắt, chị Cốc trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên. + Đoạn tả đêm mùa xuân trong bài: Mùa xuân của tôi... Câu 4: Vai trò của yếu tố tự sự trong văn biểu cảm - đánh giá: - Tương tự như vai trò của yếu tố miêu tả. - Dấn chứng: Trong văn biểu cảm, có thể không cần có cốt truyện hoàn chỉnh, nhiều chi tiết, sự việc rậm rạp, mâu thuẫn căng thăng. Việt điểm xuyết vào một vài nhân vật, cốt truyện đơn giản, thậm chí mờ nhạt, cốt chỉ để làm nổi bật cảm xúc, tâm trạng. Nhân vật người mẹ trong bài Cổng trường mở ra, nhân vật tôi trong bài Ca Huế trên sông Hương là những ví dụ. Câu 5: ? Khi muốn bày tỏ tình thương yêu, lòng ngưỡng mộ, ngợi ca đối với một con người, sự vật, hiệng tượng thì em phải nêu được những điều gì của người, sự vật, hiện tượng đó? - Phải nêu được: Vẻ đẹp bên ngoài, đặc điểm phẩm chất bên trong, ảnh hưởng, tác dụng, ấn tượng sâu đậm và tốt đẹp đối với con người và cảnh vật, sự thích thú, ngưỡng mộ, say mê từ đâu và vì sao? a) Với con người: Vẻ đẹp ngoại hình, vẻ đẹp lời nói, cử chỉ, hành động vẻ đẹp tâm hồn, tính cách? b) Với cảnh vât: Vể đẹp riêng, ấn tượng đối với cảnh quan và con người.... Câu 6: Các phương tiện tu từ trong văn biểu cảm qua 2 văn bản: Sài Gòn tôi yêu và Mùa xuân của tôi. Phương tiện tu từ 1. So sánh Sài Gòn tôi yêu, Mùa xuân của tôi - Sài Gòn trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nà; tôi yêu Sài Gòn như người đàn ông vẫn ôm ấp mối tình đầu... - Một cái thú giang hồ êm ái như nhung...cũng như lòng mình say sưa một cái gì đó... - Y như những con vật nằm thu hình một nơi; nền trời đùng đục như màu pha lê mờ... 2. Đối lập - tương phản - Sài Gòn vẫn trẻ - Tôi thì đương già. Ba trăm năm đô thị - năm ngàn năm đất nước; - Nắng sớm - đêm khuya mưa; tĩnh lặng mát dịu thanh sạch - náo động, dập dìu xe cộ; - Non - nước, gái - trai - mẹ - con, bướm - hoa,... 3. Câu cảm, hô ngữ, trực tiếp biểu hiện cảm xúc, tâm trạng. - Đẹp quá đi, mùa xuân ơi! - Tôi yêu Sài Gòn da diết, tôi yêu thời tiết trái chứng, tôi yêu phố phường, yêu cả cái tĩnh lặng,... - Tôi yêu sông xanh núi tím, tôi yêu đôi mày ai, nhưng yêu nhất mùa xuân,... 4. Câu hỏi tu từ - Ai bảo non đừng thương nước, ai cấm được,... 5. Điệp từ ( từ, ngữ, cấu trúc câu) - Sài Gòn vẫn trẻ, Sài Gòn cứ trẻ, tôi yêu, ai cấm được,... 6. Câu văn nhịp nhàng, kéo dài, dạt dào ý thơ - Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát Huế tình của cô gái đẹp như thơ mộng,... - Bấy giờ, khi chào người lớn, các cô ấy cúi đầu, chắp hai bàn tay lại và xá. Gặp trang lứa bạn bè thì hơi cúi đầu và cười. Cười ngậm miệng, cười chúm chím, cười mủm mỉm, cười he hé, chỉ để lộ vài cái răng hay để lộ cả hàm tuỳ theo mức độ thân quen. Đặc biệt là cặp mắt sáng rỡ, nhí nhảnh, đôi lúc lại ánh lên vài tia hóm hỉnh. Câu 7: Điền vào ô trống: 1. Nội dung văn bản biểu cảm - Nội dung cảm xúc, tâm trạng, tình cảm và đánh giá, nhận xét của người viết. 2. Mục đích biểu cảm - Cho người đọc thấy rõ nội dung biểu cảm và đánh giá của người viết. 3. Phương tiện biểu cảm - Câu cảm, so sánh, tương phản, trùng điệp, câu hỏi tu từ, trực tiếp biểu hiện cảm xúc, tâm trạng,... Câu 8: Điền vào ô trống: yêu cầu nội dung khái quát trong bố cục bài văn biểu cảm. 1. Mở bài - Giới thiệu tác giả, tác phẩm; - Nêu cảm xúc, tình cảm, tâm trạng và đánh giá khái quát; 2. Thân bài - Khai triển cụ thể từng cảm xúc, tâm trạng, tình cảm; - Nhận xét, đánh giá cụ thể hay tổng thể; 3. Kết bài - ấn tượng sâu đặm nhất còn đọng lại trong lòng người viết. II. VỀ VĂN NGHỊ LUẬN: Câu 1: - Nhan đề các bài văn nghị luận trong chương trình Ngữ Văn lớp 7, tập hai: + Tinh thần yêu nước của nhân dân ta; + Sự giàu đẹp của tiếng Việt; + Đức tính giản dị của Bác Hồ; + ý nghĩa văn chương. - Xét một cách rộng rãi thì nhiều câu tục ngữ cùng là những văn bản nghị luận ngắn gọn, cô đúc nhất. - Mỗi câu là một luận đề - luận điểm. Câu 2. Trong đời sống, trên báo chí và cả trong SGK, hoạt động nghịluận và văn nghị luận xuất hiện trong nhiều trường hợp khác nhau, dưới nhiều dạng khác nhau, rất phong phú. Chẳng hạn: a) Nghị luận nói: - ý kiến trao đổi, tranh luận, phát biểu trong các cuộc họp, hội thảo, sơ kết tổng kết,... - ý kiến trao đổi trong các cuộc giao lưu, phỏng vấn, ... - ý kiến trong các buổi bảo về luận văn, luận án,.. - Chương trình bình luận thời sự, thể thao, văn nghệ trên đài phát thanh hay vô tuyến truyền hình,... - Lời giảng của giáo viên trên lớp. b) Nghị luận viết: - Các bài xã luận, bình luận, đọc sách, phê bình văn học, nghiên cứu văn học, ngôn ngữ, sử học, triết học, xã hội học,.. trên các báo chí, tạp chí,... - Các luận văn, luận án, chuyên luận khoa học; - Các tuyên ngôn, tuyên bố quan trọng; - Các văn bản nghị luận trong SGK Ngữ văn... Câu 3: - Những yếu tố cơ bản trong một bài văn nghị luận: Luận đề, luận điểm, luận cứ, luận chứng, lí lẽ, dẫn chứng, lập luận,.... - Trong đó, lập luận là yếu tố chủ yếu. Bài văn nghị luận có sức thuyết phục, có đanh thép, sâu sắc, thấm thía, chặt chẽ hay không phụ thuộc phần lớn vào trình độ và hiệu quả nghệ thuật lập luận của người viết. Câu 4: a) Luận đề: Vấn đề chủ yếu và khái quát nêu trong đề bài. b) Luận điểm: những bộ phận, khía cạnh, bình diện của luận đề. Một luận đề có thể có nhiều luận điểm nhưng cũng có thể chỉ có 1 luận điểm. Khi ấy, luận đề và luận điểm trùng khít với nhau. Trong a, b, c, d: + Câu a và d là luận điểm. + Câu b chỉ là câu cảm thán. + Câu c chưa đầy đủ, chưa rõ ý: Chủ nghĩa anh hùng nào, của ai? Cấu trúc ngữ pháp của luận điểm thường là: C ( Không, chẳng) là ( có, không) V. Kết cấu trần thuật, thông báo và khẳng định ( phủ định). Câu 5: - Trong bài văn chứng minh rất cần dẫn chứng, nhưng còn cần lí lẽ, còn phải biết cách lập luận. - Dẫn chứng trong bài văn chứng minh phải tiêu biểu, chọn lọc chính xác, phù hợp với luận điểm, luận đề, đồng thời cần được làm rõ, được phân tích bằng lí lẽ, lập luận chứ không phải chỉ nêu, đưa, thống kê dẫn chứng hàng loạt. - Lí lẽ, lập luận không chỉ là chất keo kết nối các dẫn chứng mà còn làm sáng tỏ và nổi bật dẫn chứng, và đó mới là chủ yếu. - Bởi vậy, đưa dẫn chứng bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen, chưa đủ để chứng minh tiếng Việt ta giàu đẹp, mà người viết còn phải: - Đưa những dẫn chứng khác; - Phân tích cụ thể bài ca dao trên để thấy rõ trong đó Tiếng Việt đã thể hiện sự giàu đẹp như thế nào. Yêu cầu của lí lẽ và lập luận: - Phải phù hợp với dẫn chứng, góp phần làm rõ bản chất của dẫn chứng hướng tới luận điểm, luận đề; - Phải chặt chẽ, mạch lạc, lô gích. Câu 6: Với 2 đề tập làm văn trên, chố giống nhau là: - Chung một luận đề; - Cùng phải sử dụng lí lẽ, dẫn chứng và lập luận. Nhưng lại khác nhau là: Giải thích Chứng minh - Thể loại ( Kiểu văn bản) - Thể loại ( kiểu văn bản) - Vấn đề ( giả thiết là) chưa rõ - Vấn đề (giả thiết là) đã rõ - Lí lẽ là chủ yếu - Dấn chứng là chủ yếu - Làm rõ bản chất vấn đề là ntn - Chứng tỏ sự đúng đắn của vấn đề ntn. IV. Củng cố: G: Hệ thống lại nội dung, kiến thức bài học cần ghi nhớ. V. Hướng dẫn về nhà: - Học kĩ nội dung bài học, - Chuẩn bị cho bài kiểm tra học kì. E. RÚT KINH NGHIỆM: ................................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: