A. Mục tiêu:
- Hệ thống hoá và củng cố các khái niệm cơ bản về văn biểu cảm và VBNL.
- Rèn kĩ năng so sánh các kiểu loại vb, phân biệt luận đề, luận điểm, luận cứ; tập nhận xét, đánh giá.
- Giáo dục ý thức chủ động, tích cực nắm bắt nội dung kiến thức đã học.
B. Chuẩn bị:
- GV: Giáo án. Một số văn bản
- HS: Học và ôn tập bài.
Ngày soạn : 11-4-2010 Ngày giảng7A: 7B: TuÇn: - TiÕt: 127 ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN A. Mục tiêu: - Hệ thống hoá và củng cố các khái niệm cơ bản về văn biểu cảm và VBNL. - Rèn kĩ năng so sánh các kiểu loại vb, phân biệt luận đề, luận điểm, luận cứ; tập nhận xét, đánh giá. - Giáo dục ý thức chủ động, tích cực nắm bắt nội dung kiến thức đã học. B. Chuẩn bị: - GV: Giáo án. Một số văn bản - HS: Học và ôn tập bài. C- Tổ chức các hoạt động dạy-học *HĐ1- Khởi động 1- Tổ chức lớp - 7A : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.) - 7B : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.) 2- Kiểm tra bài cũ: + Câu hỏi: Câu 1 Gợi ý: Gợi ý: + Nhận xét: 7A 7B 3- Bài mới( Giới thiệu): * HĐ2- Hướng dẫn đọc hiểu văn bản Hoạt động của thÇy vµ trß Nội dung kiến thức ? Kể tên các văn bản biểu cảm đã học?( 5 VB) ? Đặc điểm của văn bản biểu cảm Minh hoạ bằng các vb cụ thể? HS. Suy nghĩ, trả lời. GV. Nhận xét, chốt. ? Yếu tố miêu tả, tự sự có vai trò gì trong văn bản biểu cảm -Ví dụ: Đoạn tả đêm mùa xuân trong bài “Mùa xuân của tôi”. -Ví dụ: Cổng trường mở ra, Ca Huế ... ?Cần làm gì để bày tỏ lòng ngưỡng mộ với con người, sv, hiện tượng? - HS. Thực hành câu 6,7,8. Ví dụ: Sài Gòn tôi yêu, mùa xuân của tôi. (So sánh; Đối lập, tương phản; Câu hỏi tu từ; Điệp; Câu cảm thán, hô ngữ). ? Kể tên VB, t/g của các VBNL đã học? *Chú ý: Các câu tục ngữ là những VBNL cô đúc, ngắn gọn, mỗi câu là 1 luận đề, luận điểm. ? Trong đời sống VBNL tồn tại ở các dạng gì? ? Trong VBNL cần có các yếu tố nào? Yếu tố nào là chủ yếu? ? Phân biệt luận đề, luận điểm? ? Đặc điểm của dẫn chứng, lí lẽ? ? So sánh 2 đề bài và rút ra sự khác biệt của văn CM, văn GT? I. Về văn bản biểu cảm. 1. Các vb đã học. 2. Đặc điểm của VB biểu cảm. - Mục đích: biểu hiện tình cảm, thái độ, cách đánh giá của người viết đối với việc ngoài đời hoặc tác phẩm văn học. - Cách thức: khai thác những đặc điểm, tình cảm của đồ vật, cảnh vật, sự việc, con người... nhằm bộc lộ tình cảm, sự đánh giá của mình. - Về bố cục: Theo mạch tình cảm, suy nghĩ. 3. Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn b/c. - Không nhằm miêu tả đầy đủ phong cảnh, chân dung hay sự việc mà nhằm để khơi gợi cảm xúc, tình cảm. 4. Vai trò của yếu tố tự sự trong văn bản biểu cảm. - Để thể hiện cảm xúc, tâm trạng. 5. Khi muốn biểu cảm: (bày tỏ t/y thương, lòng ngưỡng mộ, ngợi ca đối với 1 con người, sv, hiện tượng) thì phải nêu được: - Vẻ đẹp bên ngoài. - Đặc điểm, phẩm chất bên trong, ảnh hưởng, tác dụng, ấn tượng sâu đậm và tốt đẹp đối với con người và cảnh vật; sự thích thú, ngưỡng mộ, say mê từ đâu và vì sao. 6. Các biện pháp tu từ trong văn biểu cảm. - Sử dụng phổ biến các BPTT. 7. Bố cục của bài văn biểu cảm: (Xem bài học). II. Văn bản nghị luận. 1. Các văn bản đã học: (4 VB) 2. Nghị luận trong đời sống. - NL nói: Tranh luận, ý kiến trao đổi, bình luận thời sự, thể thao, lời giảng... - NL viết: các bài xã luận, bình luận, phê bình, nghiên cứu... 3. Những yếu tố quan trọng trong VBNL. - Luận đề, luận điểm, luận cứ, lập luận. - Vấn đề chủ yếu là lập luận. 4. Luận đề - luận điểm. - Luận đề: Vấn đề chủ yếu và khái quát nêu trong đề bài. - Luận điểm: Những khía cạnh, bình diện, bộ phận của luận đề. ( Một luận đề có nhiều hoặc một luận điểm) 5. Dẫn chứng và lí lẽ. - Dẫn chứng trong văn CM phải tiêu biểu, chọn lọc, phù hợp với luận điểm, luận đề. - Dẫn chứng phải được phân tích bằng lí lẽ, lập luận (không chỉ liệt kê). - Lí lẽ, lập luận phải chặt chẽ, mạch lạc, logic; là chất keo kết nối các dẫn chứng, làm sáng tỏ, nổi bật dẫn chứng. 6. So sánh văn CM, GT. * So sánh 2 đề bài: (sgk 140). + Giống: - Chung 1 luận đề. - Cùng phải sử dụng lí lẽ, dẫn chứng, lập luận. + Khác: Đề a Đề b - Kiểu bài: giải thích. - Vấn đề (g/thiết) chưa rõ. - Lí lẽ là chủ yếu. - Cần làm rõ biểu cảm vấn đề. - Kiểu bài: CM - Vấn đề (g/thiết) đã rõ. - Dẫn chứng là chủ yếu. - Cần chứng tỏ sự đúng đắn của vấn đề. *HĐ3- Hướng dẫn luyện tập *HĐ4- Hoạt động nối tiếp 1. Câu hỏi và bài tập củng cố kiến thức Khái quát nội dung kiế n thức cơ bản. 2. HDVN - Lập dàn ý các đề bài ôn tập. Chuẩn bị tốt, tiết sau học tiếp.
Tài liệu đính kèm: