A. Mục tiêu:
- Hệ thống hoá và củng cố các khái niệm cơ bản về văn biểu cảm và VBNL.
- Rèn kĩ năng so sánh các kiểu loại vb, phân biệt luận đề, luận điểm, luận cứ; tập nhận xét, đánh giá.
- Giáo dục ý thức chủ động, tích cực nắm bắt nội dung kiến thức đã học.
B. Chuẩn bị
- GV: Giáo án. Đề bài.
- HS: Học và ôn tập bài.
Ngày soạn : 11-4-2010 Ngày giảng7A: 7B: TuÇn: - TiÕt: 128 ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN (tt) A. Mục tiêu: - Hệ thống hoá và củng cố các khái niệm cơ bản về văn biểu cảm và VBNL. - Rèn kĩ năng so sánh các kiểu loại vb, phân biệt luận đề, luận điểm, luận cứ; tập nhận xét, đánh giá. - Giáo dục ý thức chủ động, tích cực nắm bắt nội dung kiến thức đã học. B. Chuẩn bị - GV: Giáo án. Đề bài. - HS: Học và ôn tập bài. C- Tổ chức các hoạt động dạy-học *HĐ1- Khởi động 1- Tổ chức lớp - 7A : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.) - 7B : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.) 2- Kiểm tra bài cũ: + Nhận xét: 7A 7B 3- Bài mới( Giới thiệu): * HĐ2- Hướng dẫn đọc hiểu văn bản Hoạt động của thÇy vµ trß Nội dung kiến thức *GV.Ghi đề lên bảng, yêu cầu học sinh lập dàn bài chi tiết. Sau đó, GV chọn một vài bài để kiểm tra cách làm bài của HS. GV. Ghi đề lên bảng, yêu cầu học sinh lập dàn bàiSau đó, GV chọn một vài bài để kiểm tra cách làm bài của HS. chi tiết. I. Đề 1. Chứng minh câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Dàn bài Mở bài: - Ai cũng muốn thành đạt trong cuộc sống. - Kiên trì là một trong những yếu tố dẫn đến thành công. Thân bài: * Giải thích câu tục ngữ. - Chiếc kim được làm bằng sắt, trông nhỏ bé, đơn sơ nhưng để làm ra nó người ta phải mất nhiều công sức. - Muốn thành công, con người phải có ý chí và sự bền bỉ, kiên nhẫn. * Chứng minh: - Trong kháng chiến chống ngoại xâm, dân tộc ta đều theo chiến lược trường kì và đã kết thúc thắng lợi (d/c) - Trong lĐsx, nhân dân bao đời đã bền bỉ đắp đê ngăn lũ, bảo vệ mùa màng. - Trong nghiên cứu khoa học, sự kiên trì đã đem đến cho con người bao phát minh vĩ đại (dẫn chứng) - Trong học tập, học sinh phải kiên trì 12 năm mới có đủ kiến thức cơ bản. Với những người tật nguyền thì ý chí phấn đấu càng phải cao (d/c) * Liên hệ: “Không có việc gì khó...” Kết bài: - Câu tục ngữ là bài học quý báu. - Cần vận dụng một cách sáng tạo bài học về tính kiên trì (kiên trì + thông minh + sáng tạo) để thành công. II. Đề 2. Giải thích câu tục ngữ: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Mở bài. - Những phương diện làm nên giá trị con người: phẩm chất, hình thức. - Đề cao giá trị phẩm chất, tục ngữ đã có câu: Tốt gỗ ...”. Thân bài: * Em hiểu vấn đề trong câu tục ngữ ntn? - Gỗ: chất liệu làm nên đồ vật; phẩm chất của con người. - Nước sơn: lớp phủ làm bề mặt đồ vật thêm đẹp; hình thức, vẻ bên ngoài của con người. -> Nước sơn đẹp nhưng gỗ ko tốt thì đồ vật vẫn nhanh hỏng; Con người cũng cần cái nết, phẩm chất chứ ko phải chỉ cần cái đẹp bên ngoài. * Vì sao nhân dân lại nói như vậy? - Hình thức sẽ phai tàn, nhưng phẩm chất, nhân cách còn mãi, thậm chí còn ngày càng được khẳng định theo thời gian. - Nội dung bao giờ cũng giá trị hơn hình thức. Người có phẩm chất tốt luôn được mọi người yêu mến, kính trọng. * Cần hành động ntn? - Chăm chỉ học tập, tu dưỡng đạo đức. - Tham gia hoạt động thể thao để rèn luyện thể chất, giúp đỡ gia đình. * Liên hệ: “Cái nết đánh chết cái đẹp”. Kết bài: - Câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị trong đời sống hiện tại. - Cần hài hoà 2 mặt nội dung, hình thức. *HĐ3- Hoạt động nối tiếp 1. Câu hỏi và bài tập củng cố kiến thức - Khái quát lại các bước thực hiện khi lập một dàn bài. 2. HDVN - Viết thành bài hoàn chỉnh hai đề trên.. - Tiếp tục ôn tập, lập dàn ý các đề còn lại. - Tiết sau ôn tập Tiếng Việt.
Tài liệu đính kèm: