Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 13: Những câu hát than thân (Tiếp theo)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 13: Những câu hát than thân (Tiếp theo)

MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Thấy được nổi khổ về cuộc đời vất vã và thân phận bé mọn của những người nông dân, phụ nữ trong xã hội phong kiến.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, phân tích cảm xúc trong ca dao trữ tình.

3. Thái độ: Thông cảm với nổi khổ, vất vã của người nông dân.

B/ CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, bảng phụ.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.

 

doc 8 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1025Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 13: Những câu hát than thân (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ 13
	Ngày soạn:10/09/08
những câu hát than thân
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Thấy được nổi khổ về cuộc đời vất vã và thân phận bé mọn của những người nông dân, phụ nữ trong xã hội phong kiến.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, phân tích cảm xúc trong ca dao trữ tình.
3. Thái độ: Thông cảm với nổi khổ, vất vã của người nông dân.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, bảng phụ.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Đọc thuộc lòng diễn cảm một bài ca dao về tình yêu quê hương đất nước con người. Nêu cảm xúc của mình về bài ca dao đó.
iii. bài mới:
1. đặt vấn đề: Gv Nhắc lại kiến thức bài cũ, dẫn vào bài mới.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Gv: Hướng dẫn hs đọc bài ( Chậm rải, buồn, chứa đựng tình cảm) gv đọc mẫu.
Hs: Đọc bài, cả lớp nhận xét.
Gv: Nhận xét, đánh giá, uốn nắn, hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích.
Hoạt động 2:
* Cuộc đời lận đận của cò được gợi tả như thế nào trong bài ca dao?
* Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Phân tích ý nghĩa của chúng?
* Bài ca dao này là lời của ai?
* Em hiểu ý nghĩa của cụm từ Thương thay như thế nào? Chỉ ra ý nghĩa của sự lặp lại cụm từ này?
* Cuộc đời của tằm qua lời ca dao là một cuộc đờihi sinh hay hưởng thụ?
* Cuộc đời của kiến như thế nào?
* Theo em con kiến, con tằm là tiêu biểu cho hạng người nào trong xã hội cũ?
* Hạc ở trong câu ca dao mang ý nghĩa nào?
* Nổi khổ của con cuốc trong bài ca dao?
* Trái bần là một thứ quả như thế nào?
* Em hiểu gì về thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ?
Hoạt động 3:
Gv: Chốt lại nội dung của các bài ca dao.
Hs: Thảo luận, phát biểu cảm nghĩ của mình về thân phận của người nông dân trong xã hội cũ.
I. Tìm hiểu chung:
1. Đọc bài
2. Chú thích:
II. Phân tích:
Bài 1:
- Một mình kiếm ăn nơi khó khăn, nguy hiểm, không đủ miếng ăn à Lận đận, vất vã.
- Nghệ thuật đối, ẩn dụ àCuộc đời vất vã, gian khổ của người nông dân, đặc biệt là người phụ nữ.
Bài 2:
- Lời người lao động thương cho thân phận của những người khốn khổ và của chính mình trong xã hội cũ.
- Thương thay Biểu hiện sự thương cảm, xót xa ở mức độ cao 
à mổi lần diễn tả nổi khổ thân phận mình và thân phận những người cùng cảnh ngộà kết nối mở ra những nổi thương khác nhau.
- Hưởng thụ ít, hi sinh nhiều.
- Kiến là loài sinh vật nhỏ bé, kiếm ăn hàng ngày vất vã àtiêu biểu cho những người có thân phận nhỏ nhoi.
- Hạc: cuộc đời phiêu bạt, những cố gắng tuyệt vọng.
- Cuốc: sống giữa không gian rộng lớn, mình trở nên nhỏ nhoi.
- Kêu ra máu : tiếng kêu đau thương, khắc khoải.
Bài 3:
- Cây bần: mọc ven sông, himnhf tròn dẹt, vị chua, chát, là loại quả tầm thường.
à chìm nổi phiêu bạt.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ (sgk).
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức về giá trị nội dung và nghệ thuật của các bài ca dao. 
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Đọc lại và học thuộc lòng các bài ca dao, nắm nội dung bài học, chuẩn bị bài Những câu hát châm biếm.
Quyết chí thành danh
	Ngày soạn:12/09/08
Tiết thứ 14
những câu hát châm biếm
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao thuộc chủ đề châm biếm.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, phân tích cảm xúc trong ca dao trữ tình.
3. Thái độ: Đấu tranh đối với những thói hư tật xấu, bất công trong xã hội.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, một số bài ca dao châm biếm.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Đọc thuộc lòng một trong những bài ca dao than thân, trách phận. Nêu cảm nhận của bản thân về bài ca dao đó.
iii. bài mới:
1. đặt vấn đề: Gv nhắc lại kiến bài cũ dẫn vào bài mới.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Gv: Hướng dẫn hs đọc bài ( giọng hài hước, vui, mĩa mai) gv đọc mẫu.
Hs: Đọc bài, cả lớp nhận xét.
Gv: Đánh giá, uốn nắn, hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích.
Hoạt động 2:
Hs: So sánh hình ảnh con cò trong bài ca dao này với những bài ca dao trước.
* Chân dung ông chú được hiện ra qua lời giới thiệu của đứa cháu như thế nào?
* Bài ca dao có ý nghĩa gì?
* Bài ca dao 2 là lời của ai nói với ai?
* Thầy bói đã bói cho cô gái trên các phương diện nào?
* Tại sao bói toán lại quan tâm đến những vấn đề trên?
* Việc này chứng tỏ thầy bói là người như thế nào?
* Cô gái là người như thế nào?
* Tác giả muốn phê phán điều gì?
* Nhân dân đã có thái độ như thế nào đối với hình thức bói toán?
* Bài ca dao 3 đã kể sự việc gì? Những nhân vật nào tham dự sự việc đó?
* Hình dung công việc của mổi nhân vật trong bài ca dao này?
* Những hành động đó gợi lên cảnh tượng như thế nào?
* Em hiểu gì về thái độ của nhân dân từ bài ca dao này?
* Nhân vật cậu cai là người thuộc thời đại nào?
* Chân dung cậu cai được miêu tả bằng những chi tiết nào?
* Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
Hoạt động 3:
Gv: Chốt lại nội dung, nghệ thuật của các bài ca dao.
Hs: Đọc ghi nhớ.
I.Tìm hiểu chung:
1. Đọc bài:
2. Chú thích:
II. Phân tích:
Bài ca dao 1:
2 câu đầu
4 câu tiếp
- Hay tửu tăm ànghiện rượu.
- Hay nước chè đặc à Nghiện nước chè.
- Hay nằm ngủ trưa, ước ngày mưa, đêm ước thừa trống canhà Nhác làm ham ngủ.
ằ Chế diểu hạng người nghiện ngập, lười biếng.
Bài ca dao 2:
- Là lời nhắc của người thầy bói nói với người đi xem bói.
- Giàu nghèo, cha mẹ, chồng con 
à vấn đề thân thiết, bí ẩn.
- Tinh ranh.
- Cô gái cả tin, mê tín.
- Nghề thầy bói là nghề lừa bịp thiên hạ để lấy tiền.
à Phê phán, mĩa mai.
Bài ca dao 3:
+ Con cò tính ngày giờ tốt để làm ma à bình tỉnh.
+ Cà cuống: say.
+ Chim ri: Tranh nhau miếng ăn.à vui nhộn.
+ Chào mào: Đệm nhịp bài vui nhộn.
+ Chim chích: điệu bộ thô thiển.
- Không phải là đám ma buồn à hội hè tưng bừng.
à Chế diểu hủ tục phê phán những kẻ lợi dụng hủ tục để hưởng lợi.
Bài ca dao 4:
- Cậu cai à thời đại phong kiến.
- Nón dấu lông gà.
- Ngón tay đeo nhẫn.
à Nghệ thuật phóng đại nêu bật mâu thuẩn giữa quyền hành và thân phận giàu nghèo
ằ Chế diểu, mĩa mai , phác họa chân dung cậu cai với bản chất khoe khoang.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ (sgk)
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức về nội dung, nghệ thuật của các câu ca dao châm biếm.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Học thuộc các bài ca dao, nắm nội dung bài học, chuẩn bị bài Sông núi nước nam.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 15
	Ngày soạn:12/09/08
đại từ
 A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu thế nào là đại từ và các loại đại từ tiếng Việt
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng chính xác và linh hoạt các đại từ trong nói và viết.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ, mẩu ngữ liệu.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Thế nào là từ ghép? Cho ví dụ.
iii. bài mới:
1. đặt vấn đề: Gv nhắc lại kiến thức bài cũ, dẫn vào bài mới.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Gv: Cho hs đọc ví dụ trong sgk.
* Từ nó trong hai đoạn văn a,b chỉ đối tượng nào? Vì sao em biết được điều đó?
* Từ nó giữ chức vụ cú pháp gì trong câu?
* Câu c, d từ thế, ai giữ chức vụ gì?
* Đại từ là gì?
Hs: đọc phần ghi nhớ.
Hoạt động 2:
* Các đại từ tôi, tao, tớ, mày, nó, họ...trỏ gì?
* Các đại từ bấy nhiêu trỏ gì?
* Đại từ Vậy, thế trỏ gì?
Hs: Đọc phần ghi nhớ.
* Đại từ ai, gì hỏi về gì?
* Đại từ bao nhiêu hỏi về gì?
* Đại từ sao, thé hỏi về cái gì?
Hoạt động 3:
Hs: Đọc yêu cầu bài tập 1, 
Gv: Hướng dẫn hs thực hiện.
Hs: thảo luận, trình bày.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
I. Khái niệm đại từ: 
1. Ví dụ:
- nó trong đoạn văn của Khánh Hoài chỉ em tôi. Thay thế em tôi ở câu trước.
- nó trong đoạn văn của Võ Quãng chỉ con gà của anh Bốn Linh. Thay thế từ con gà ở câu trước.
- Đ1: Chủ ngữ.
- Đ2: Định ngữ.
2. Kết luận: Đại từ dùng trỏ người, sự vật, hoạt động, được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói, dùng để hỏi.
II. Các loại đại từ:
1. Đại từ để trỏ:
- Trỏ người hoặc sự vật.
- Trỏ số lượng.
- Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc.
2. Đại từ để hỏi:
- Hỏi về người và sự vật.
- Hỏi về số lượng.
- Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc.
III. Luyện tập:
Bài tập 1:
a.
Ngôi số ít
Số nhiều
Số nhiều
1
2
3
Tôi, tao, tớ
mày, mi
nó, hắn
chúng tôi
chúng mày
họ
b.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thưc về đại từ.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, làm bài tập, chuẩn bị bài Từ Hán Việt.
Quyết chí thành danh
	Ngày soạn:15/09/08
Tiết thứ 16
luyện tập tạo lập văn bản
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Ôn tập và cũng cố kiến thức về liên kết, bố cục, mạch lạc và quá trình tạo lập văn bản.
2. Kĩ năng: Vận dụng lý thuyết vào bài thực hành làm bài tập.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ, đề bài.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Quá trình tạo lập văn bản cần những bước nào?
iii. bài mới:
1. đặt vấn đề: Gv giới thiệu mục đích của bài học.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc tình huống theo gợi ý của sgk, yêu cầu của đề bài.
Hoạt động 2:
* Dựa vào kiến thức đã học, cho biết tên gọi và nhiệm vụ của bước 1?
Hs: Thảo luận, trình bày.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
* Bước 2 là gì?
Hoạt động 3:
Hs: Thảo luận nhóm, viết bài hoàn chỉnh. Đại diện trình bày.
Gv: Cùng cả lớp nhận xét, đánh giá.
I. Tìm hiểu y/c của đề bài:
* Tình huống: Viết thư cho một bạn để bạn hiểu về đất nước của mình.
* Yêu cầu của đề:
- Kiểu văn bản: Viết thư.
- Quá trình tạo lập văn bản: 4 bước.
- Độ dài: 1000 chữ.
II. Xác lập các bước tlvb:
*B1: Định hướng cho văn bản.
+ Nhiệm vụ cụ thể:
- Nd: Viết về đất nước: Truyền thống lịch sử, danh lam thắng cảnh, phong tục tập quán,
- Đt: Bạn đồng trang lứa ở nước ngoài.
-Mđ: Để bạn hiểu về đất nước Việt Nam.
*B2: Xây dưng bố cục: Nội dung rành mạch,hợp lý.
* B3: diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục.
* B4: Kiểm tra.
III. Thực hành:
Trình bày bài theo yêu cầu trên.
IV. Củng cố: 
Gv nhắc lại kiến thức về quá trình tạo lập văn bản.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Hoàn thành bài tập, nắm kiến thức, chuẩn bị bài luyện tập.
Viết bài tập làm văn ở nhà: Viết thư cho bạn để bạn hiểu về đất nước mình. 
Quyết chí thành danh

Tài liệu đính kèm:

  • doct13-t16.doc