Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 13: Quá trình tạo lập văn bản

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 13: Quá trình tạo lập văn bản

MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Các bước tạo lập văn bản trong giao tiếp và viết bài tập làm văn.

2. Kĩ năng: Tạo lập văn bản có bố cục, liên kết, mạch lạc.

B. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Giáo án

2. Học sinh: Soạn bài.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ, soạn bài mới:

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

 

doc 2 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 767Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 13: Quá trình tạo lập văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:24/08/2012
Tiết 13: QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN 
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Các bước tạo lập văn bản trong giao tiếp và viết bài tập làm văn. 
2. Kĩ năng: Tạo lập văn bản có bố cục, liên kết, mạch lạc.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Giáo án
2. Học sinh: Soạn bài.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ, soạn bài mới: 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN ĐẠT
Hoạt động 1
+ Khi nào người ta cần tạo lập văn bản?
+ Tạo lập văn bản bắt nguồn từ đâu? 
Nhu cầu từ bản thân; yêu cầu của hoàn cảnh → cuối cùng phải chuyển thành nhu cầu chủ quan của người viết. → Định hướng.
+ Trước tiên muốn tạo lập văn bản em cần chú ý đến việc gì?
+ Sau khi đã xác định được 4 vấn đề đó cần làm gì để viết một văn bản?
+ Chỉ có ý và dàn bài mà chưa viết thành văn thì đã tạo lập được văn bản chưa? Cần phải làm gì?
+ Có thể coi văn bản cũng là một sản phẩm cần được kiểm tra sau khi đã hoàn thành không? Nếu có sự kiểm tra ấy cần dựa theo tiêu chuẩn nào?
 Nêu các bước tạo lập văn bản ntn?
HS đọc ghi nhớ 
Hoạt động 2
- HS thảo luận và làm bài tập.
- Gọi HS đọc yêu cầu của đề, trả lời miệng.
- Gọi HS đọc yêu cầu của đề.
- GV cho HS thảo luận để có kết luận.
- GV nhận xét, cho điểm.
- Gọi HS đọc yêu cầu của đề, trả lời.
- GV nhận xét, cho điểm.
I.TÌM HIỂU BÀI
1. Các bước tạo lập văn bản 
* Trước khi tạo lập một văn bản ta cần định hướng chính xác: Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết về cái gì? Viết như thế nào?
* Tìm ý, sắp xếp ý để có một bố cục hợp lí 
* Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những câu văn, đoạn văn hoàn chỉnh có tính mạch lạc và liên kết chặt chẽ.
* Kiểm tra văn bản đã đạt yêu cầu chưa và cần sửa chữa gì không.
*Ghi nhớ: Sgk/46
II. LUYỆN TẬP
Bài 1/29:
Bài 2/30: a. Bản báo cáo trên chưa phù hợp vì chưa xác định được đối tượng giao tiếp
- Trình bày với các bạn HS không phải với GV.
- Việc chính là phải rút được từ thực tế ra những kinh nghiệm học tập để giúp các bạn học tốt hơn.
b. Xác định không đúng đối tượng giao tiếp (cách xưng hô “tôi”)
Bài 3/31:
a. Dàn bài chưa phải là bản thân văn bản vì thế dàn bài cần phải được viết rõ ý nhưng lời lẽ không nhất thiết phải là những câu văn hoàn chỉnh. Tuyệt đối phải đúng ngữ pháp và liên kết chặt chẽ với nhau.
b. Các phần, các mục lớn nhỏ trong dàn bài phải được thể hiện trong 1 hệ thống ký hiệu được qui định chặt chẽ.
VD: Phần lớn ghi các mục bằng chữ số la mã.
- Phần nhỏ ghi các số thứ tự thường
4. Củng cố:Trình bày các bước tạo lập văn bản?
5. Dặn dò: Viết bài viết số 1, ở nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 7 tiet 12 qua trinh tao lap van ban.doc