I. KIỂM TRA BÀI CŨ:
Em hãy đọc 4 bài thơ châm biếm và phân tích một bài mà em thích nhất.
II. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp hs:
• Hiểu được thế nào là đại từ?
• Nắm được các loại đại từ
• Có ý thức sử dụng đại từ phù hợp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Ngày soạn: 06 / 09/ 2009 Ngày dạy: 16 / 10/2009 Tiết: 15 KIỂM TRA BÀI CŨ: Em hãy đọc 4 bài thơ châm biếm và phân tích một bài mà em thích nhất. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp hs: Hiểu được thế nào là đại từ? Nắm được các loại đại từ Có ý thức sử dụng đại từ phù hợp.. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Giới thiệu bài: Khi nói hay viết ta thường dùng những từ như: tôi, tao, tớ, mày, nó...như vậy vô tình ta đã sử dụng một số Đại từ Tiếng Việt để giao tiếp. vậy Đại từ là gì? Có chức năng và sử dụng ra sao? Chúng ta sẽ tìm lời giải đáp qua tiết học hôm nay. Tiến trình tiết dạy: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1: hướng dẫn hs tìm hiểu khái niệm về Đại từ. Gv cho hs quan sát vd trên máy chiếu ( ) Gv hỏi – hs trả lời : + Từ “ nó” ở đoạn văn thứ nhất trỏ ai? ( trỏ em tôi) + Từ “ nó” ở đoạn văn thứ hai trỏ con gì? ( trò con gà anh Bốn Linh). Nhờ vào đâu mà em hiểu được nghĩa của các từ đó một cách chính xác? ( ngữ cảnh) + Từ “ thế” ở đoạn văn thứ ba trỏ việc gì ? ( lời bảo của mẹ) + Từ “ai” trong bài ca dao dùng để làm gì? (hỏi người nào). Gv chốt: các từ “ nó, thế, ai” được dùng để trỏ người, trỏ con vật, trỏ sự việc và dùng để hỏi người ta gọi là Đại từ? Vậy, em hiểu thế nào là Đại từ? ( gv trình chiếu khái niệm) Em hãy tìm thêm các ví dụ về Đại từ. Hoạt động 2: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu vai trò ngữ pháp của Đại từ. Gv cho hs quan sát ví dụ (trên máy chiếu). Em hãy cho biết các Đại từ trong từng câu giữ vai trò gì trong câu? Gv lần lượt chiếu chức vụ ngữ pháp trong từng đại từ đó. Qua các ví dụ vừa phân tích, các em hãy cho biết Đại từ có thể giữ các chức vụ gì trong câu? Gv chuyển ý: Hoạt động 3: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu các loại đại từ. Nhìn vào khái niệm và các ví dụ, ta có thể kết luận đại từ gồm có mấy loại? Đó là những đại từ nào? Gv cho hs tìm hiểu qua các bài tập ở sgk: + Các đại từ : tôi, tao, tớ, chúng tôi, nó hắn...dùng để gì? + Các đại từ : vậy, thế...dùng để trỏ gì? + Các đại từ trong câu: “ bao nhiêu tâc đất, tấc vàng bấy nhiêu”..dùng để trỏ gì? + Các đại từ trong câu: “ Trong giờ học, Nam lấy đồ chơi ra ngắm nghía. Thấy vậy, cô liền bảo: học thế thì làm sao giỏi được?...dùng để trỏ gì? -> Qua phần tìm hiểu, em hãy cho biết có bao nhiêu loại đại từ dùng để trỏ? Gv chốt ý trên máy chiếu. Gọi hs tìm thêm ví dụ. Ngoài đại từ dùng để trỏ, ta còn có đại từ dùng để hỏi. + Các đại từ : ai, gì ..dùng để hỏi về gì? + Các đại từ : bao nhiêu, bấy nhiêu..dùng để hỏi về gì? + Các đại từ : sao, thế nào ..dùng để hỏi về gì? -> Qua phần tìm hiểu, em hãy cho biết có bao nhiêu loại đại từ dùng để hỏi? Gv chốt ý trên máy chiếu. Gọi hs tìm thêm ví dụ. Hoạt động 3: củng cố. Gv hướng dẫn hs hệ thống lại những kiến thức vừa học. + Thế nào là đại từ? Cho ví dụ. + Đại từ có thể đảm nhận những chức vụ gì trong câu? + Có mấy loại đại từ? kể tên từng loại. Gv chuyển ý: Hoạt động 4: Gv hướng dẫn hs làm phần luyện tập ở sgk. Bài 1: cho hs nhìn lên máy chiếu để giải – Gv ghi đáp án đúng vào. Lưu ý: khi xưng hô, một số danh từ biến thành đại từ. Bài 2: gọi hs giải. gv chọn đáp án đúng trình chiếu. Bài tập 3: hs giải – gv nhận xét, đánh giá. Bài tập 4: hs giải – gv nhận xét, đánh giá. Gv liên hệ thực tế về cách xưng hô trong giao tiếp sao cho phù hợp, thể hiện tế nhị, lịch sự, lễ phép... I. THẾ NÀO LÀ ĐẠI TỪ? Khái niệm: Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất,...được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nòi hoặc dùng để hỏi. Ví dụ: Nam là học sinh lớp 7. Nó học rất giỏi. Mẹ mua cho em cây viết. Nó rất đẹp 2) Vai trò ngữ pháp: Đại từ có thể đảm nhiệm các chức vụ như sau: + chủ ngữ, vị ngữ trong câu. + phụ ngữ của danh từ, của động từ, của tính từ,... ví dụ: ( màn hình) II. CÁC LOẠI ĐẠI TỪ: Đại từ để trỏ: Trỏ người, sự vật ( gọi là đại từ xưng hô) Trỏ số lượng : bao nhiêu, bấy nhiêu.. Trỏ hoạt động, tính chất sự việc: vậy, thế... Ví dụ: hs tự tìm Đại từ để hỏi: Hỏi người, sự vật: ai, gì,.. Hỏi số lượng : bao nhiêu, bấy nhiêu.. Hỏi hoạt động, tính chất sự việc: sao vậy, thế nào?... Ví dụ: hs tự tìm. III. LUYỆN TẬP: Bài 1: a) Ngôi Số ít Số nhiều 1 Tôi, tớ, ta Chúng tôi, chúng tớ,.. 2 Cậu, mày, mi,.. Chúng mày.. 3 Nó, hắn Chúng nó, họ,... b) + Đại từ “mình” trong câu : “Cậu giúp đỡ mình với nhé.” Thuộc ngôi thứ nhất. + Đại từ “mình” trong câu ca dao là ngôi thứ hai. Bài 2: Bác ơi ! cho cháu mượn cây cuốc. Bài 3: Ai làm sao thì tôi làm vậy. Anh đi bao nhiêu thì tôi đi ba7ý nhiêu. DẶN DÒ: Học thuộc nội dung bài học. Soạn bài “Luyện tập tạo lập văn bản” theo các câu hỏi ở phần tìm hiểu nội dung bài học.
Tài liệu đính kèm: