. Mục tiêu cần đạt.
1.Kiến thức:
-Giúp học sinh củng cố lại kiến thức liên quan đến việc tạo lập văn bản và làm quen hơn nữa với các bước của quá trình tạo lập văn bản.
2.Kĩ năng:
-Dưới sự hướng dẫn của giáo viên có thể tạo lập một văn bản tương đối đơn giản, gần gũi với đời sống và công việc học tập của các em.
Ngày soạn 1/10/ 2007 Ngày giảng. 3/10/2007 Lớp: Tiết: 16 Luyện tập tạo lập văn bản. A. Mục tiêu cần đạt. 1.Kiến thức: -Giúp học sinh củng cố lại kiến thức liên quan đến việc tạo lập văn bản và làm quen hơn nữa với các bước của quá trình tạo lập văn bản. 2.Kĩ năng: -Dưới sự hướng dẫn của giáo viên có thể tạo lập một văn bản tương đối đơn giản, gần gũi với đời sống và công việc học tập của các em. 3.Thái độ: -Có ý thức trong việc thực hiện quá trình tạo lập văn bản. B. Chuẩn Bị -Giáo viên: Nghiên cứu soạn bài. -Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động. *Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ ? Để tạo lập 1 văn bản cần thực hiện các bước như thế nào? * Hoạt động 2: Giới thiệu bài Giờ học trước các em đã tìm hiểu về trình tự các bước của quá trình tạo lập văn bản. Từ các bước lí thuyết trên cần vận dụng như thế nào trong qúa trình tạo lập một văn bản, trong tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. * Hoạt động 3. Bài mới. Hoạt động của GV HĐ của HS Nội dung cần đạt - GV Nêu tỡnh huống sgk.59 - Gọi học sinh đọc đề. ? Xác định kiểu bài ? Dựa vào kiến thức đã học ở bài trước, hãy xác định yêu cầu của đề. .? Nhắc lại các bước tạo lập văn bản? ? Hãy vận dụng các bước trên vào giải quyết yêu cầu của đề? GV: Hướng dẫn học sinh xây dựng bố cục. Yêu cầu: Bố cục cần rành mạch, hợp lí đúng định hướng ở bước 1. ? Nếu viết về cảnh đẹp thiên nhiên Việt Nam, em sẽ viết gì trong phần mở bài? ? Em sẽ viết gì trong phần chính của bức thư? ? Với đề bài cụ thể trên, em sẽ chọn những chi tiết, hình ảnh cụ thể nào? ( Lưu ý những đặc trưng tiêu biểu của từng mùa) ? Em định kết bài như thế nào? ? Nhắc lại nhiệm vụ của bước thứ 3 trong quá trình tạo lập văn bản? GV: Hướng dẫn học sinh viết thành văn. Mỗi nhóm viết cảnh sắc một mùa. ? Yêu cầu của bước này như thế nào? - GV cho học sinh tập viết các đoạn văn: Mở bài- Thân bài- Kết bài. ? Sau khi đã viết thành văn, bước cuối cùng cần phải làm gì? ? Cần phải kiểm tra những gì? GV: Đây là bước cuối cùng trong quá trình tạo lập văn bản. GV cho học sinh kiểm tra các bước trên và sửa chữa. - Hướng dẫn học sinh đọc bài tham khảo trong SGK. - HS nghe. Đọc đề bài. - Xác định yêu cầu của đề. -hs trả lời Thực hiện theo yêu cầu. Nêu ý kiến cá nhân. - Lựa chọn chi tiết, trình bày. - Trả lời độc lập. Nhắc lại kiến thức cũ. - Thảo luận nhóm. - Cử đại diện trình bày. Viết đoạn văn. Trả lời độc lập. Đọc bài tham khảo. * Đề bài: Giả sử em cần viết một bức thư để tham gia cuộc thi viết thư do liên minh bưu chính quốc tế( u p u) tổ chức với đề tài '' Viết thư cho một người bạn để bạn hiểu về đất nước mình''. I. Xác định yêu cầu của đề. - Kiểu bài: Viết thư. - Yêu cầu về tạo lập văn bản: 4 bước. + Định hướng chính xác đối tượng. + Tìm ý và sắp xếp ý. + Viết thành văn. + Kiểm tra. II. Xác định các bước tạo lập văn bản. 1. Bước 1. - Định hướng. - Nội dung có thể viết về các đề tài sau: Truyền thống lịch sử, phong tục tập quán, cảnh sắc thiên nhiên. - Đối tượng: Bạn cùng lứa tuổi ở nước ngoài. - Mục đích: Để bạn hiểu về nước Việt Nam. - Hình thức: Thư không quá 1500 từ. 2.Bước 2: - Xây dựng bố cục. a. Mở bài: Giới thiệu chung về cảnh thiên nhiên Việt Nam. b. Thân bài: - Cảnh mùa xuân: Khí hậu, cây, hoa, lá, chim muông. - Cảnh sắc mùa hè: Khí hậu, cây, hoa, lá, chim muông... - Cảnh sắc mùa thu... - Cảnh sắc mùa đông:.. c. Kết bài: - Cảm nghĩ và niềm tự hào về đất nước. - Lời mời hẹn và lời chúc sức khoẻ. 3. Bước 3. - Diễn đạt các ý thành văn theo bố cục trên. - Viết thành câu, thành đoạn chính xác. - Lời văn trong sáng, mạch lạc. - Các câu, các đoạn có sự liên kết chặt chẽ. 4. Bước 4. - Kiểm tra văn bản. * Hoạt động 4. Hoạt động nối tiếp - ở nhà: Hoàn thành bức thư( Cuối tuần nộp). - Soạn bài: Sông núi nước Nam; Phò giá về kinh.
Tài liệu đính kèm: