I .Mục tiêu bài học
- Hiểu được thế nào là yếu tố Hán Việt .
- Nắm được cấu tạo đặc biệt của từ ghép Hán Việt .
- Giáo dục HS ý thức sử dụng từ Hán Việt phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
II. Chuẩn bị.
1. Thầy : nghiên cứu SGK,SGV ,soạn giáo án.
2. Trò : học bài cũ ,chuẩn bị bài mới
B. Phần thể hiện trên lớp
* ổn định tổ chức : 7C
Ngày soạn Ngày giảng: lớp 7 tiết 7 tiết 7 Tiết Tiết 18 :Tiếng Việt : Từ Hán Việt A.Phần chuẩn bị I .Mục tiêu bài học Hiểu được thế nào là yếu tố Hán Việt . Nắm được cấu tạo đặc biệt của từ ghép Hán Việt . Giáo dục HS ý thức sử dụng từ Hán Việt phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. II. Chuẩn bị. Thầy : nghiên cứu SGK,SGV ,soạn giáo án. Trò : học bài cũ ,chuẩn bị bài mới B. Phần thể hiện trên lớp * ổn định tổ chức : 7C 7D 7E I . Kiểm tra bài cũ ( 5phút) 1. câu hỏi : thế nào là đại từ?có mấy loại đại từ?đặt câu có dùng đại từ? 2. Đáp án, biểu điểm Đại từ dùng để trỏ người ,sự vật ,hoạt động, tính chất được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi( 5đ) có hai loại đại từ : đại từ dùng để trỏ ,đại từ dùng để hỏi( 2’5đ) Ví dụ :Nó bị cô giáo phê bình vì lười học.(2’5đ) II.Bài mới Giới thiệu bài( 1phút) ở lớp 6 các em đã được học sơ bộ biết được thế nào là từ Hán Việt : Từ Hán Việt là từ mượn tiếng Hán .Trong Tiếng Việt có khoảng 3000 từ yếu tố Hán Việt .Để hiểu được thế nào là yếu tố HánViệt và cấu tạo của từ ghép Hán Việt ,tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. GV ?TB ?TB ?KH HS ?TB ?TB ?TB ?TB GV ?TB ?TB ?TB ?KH ?TB GV GV ?TB ?TB ?TB ?TB KH ?TB ?KH ?TB GV ?TB ?KH ?TB Trong tiếng việt của chúng ta có một khối lượng khá lớn từ Hán Việt .tuy nhiên trong số 30000 yếu tố Hán Việt ở bậc THCS ta chỉ học 200 yếu tố và được học rải rác đều trong 4 năm học . vậy để hiểu được đơn vị cấu tạo của từ HV ta xét ví dụ . Đọc bài thơ “ Nam quốc sơn hà” “Nam quốc và sơn hà” là 2 từ HV cho biết mỗi từ có mấy tiếng ? mỗi từ gồm 2 tiếng Hai tiếng này còn được gọi là 2 yếu tố HV ,yếu tố tức là tiếng để tạo nên từ .hay nói cách khác mỗi yếu tố HV tương ứng với một chưc Hán . Như vậy tiếng để tạo nên từ HV gọi là yếu tố HV. Em hiểu các tiếng “ nam, quốc, sơn ,hà” nghĩa là gì ? Nam :phương Nam quốc : nước sơn :núi hà : sông Tiếng nào có thể dùng như một từ đơn để đặt câu ?( dùng độc lập)tiếng nào không được dùng như ,một từ đơn để đặt câu ? tiếng Nam có thể dùng độc lập để đặt câu : ví dụ anh ấy là người miền Nam , hay phươngNam rất ấm áp. các tiếng quốc ,sơn,hà không thể dùng độc lập để đặt câu .Ví dụ có thể nói “ Nguyễn Khuyến là một nhà thơ yêu nước” nhưnh không thể nói “ Nguyễn Khuyến là một nhà thơ yêu quốc” tương tự có thể nói “ trèo núi lội sông mà không thể nói trèo sơn lội hà ” Vậy theo em các tiếng quốc ,sơn hà có thể dùng để làm gì? các tiếng này không được dùng độc lập mà được dùng để tạo nên các từ mà người ta gọi là từ HV ( từ ghép HV)ví dụ : quốc gia, sơn hà Em có nhận xét gì về khối lượng từ HV trong hệ thống tiếng việt ? Đơn vị ngôn ngữ nào cấu tạo nên từ HV? ví dụ :xuất /quỷ/ nhập /thần => 4 chữ,4 tiếng, 4yếu tố.HV Qua PT ví dụ trên em rút ra nhận xét gì về vai trò của yểu tố HV? ví dụ: hoa ,quả, bút ,bảng, học ,tập Theo em những tiếng này có phải là yếu tố HV không ? đây là yếu tố HV đã được việt hoá hoàn toàn nên chỉ có những người có vốn kiến thức uyên thâm mới nhận ra đó là yếu tố HV Những yếu tố trên có khả năng cấu tạo từ ghép không ?ngoài ra chúng còn có khả năng gì? chúng có khả năng cấu tạo từ ghép : ví dụ :bông hoa,hoa quả. ngoài ra chúng có khẳ năng được dùng độc lập như một từ ví dụ cây bưởi đã trổ hoa, kết quả. Qua đó em rút ra nhận xết gì về khả năng cuả những yếu tố HV nói trên ? Ví dụ :thiên thư, thiên niên kỉ, thiên lí mã tiếng thiên trong các từ HV trên có nghĩa là gì? thiên :trời thiên :nghìn thiên :di ,dời, di dời Em có nhận xét gì về cách phát âm và ý nghĩa của yếu tố thiên ? Đọc giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau Ta phải đặt yếu tố đồng âm đó vào trong văn cảnh ,ngữ cảnh thì ta mới hiểu được nghĩa của nó . còn về từ đồng âm các em sẽ học ở bài 11 của chương trình. HS đọc ghi nhớ Phần lớn các yếu tố HV không được dùng độc lập như từ mà để tạo từ ghép .chúng ta sẽ tìm hiểu từ ghép HV trên cơ sở so sánh với từ ghép thuần việt . Em hãy nhắc lại từ ghép thuần việt có mấy loại ? trật tự các tiếng trong từ ghép chính phụ từ ghép có hai loại : từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ .Trật tự của các tiếng trong từ ghép chính phụ : tiếng chính đứng trước tiếgn phụ đứng sau .vậy từ ghép HV có những loại nào Ví dụ :sơn hà,xâm phạm ,giang sơn Giải nghĩa từng yểu tố HV trong các từ HV trên ? - sơn hà;( sơn: núi , hà :sông)sông núi -xâm phạm ( xâm : lấn chiếm, phạm: lấn đến, ) lấn chiếm. -Giang san( giang:sông ,san : núi)sông núi căn cứ vào phần giải nghĩa các từ ,các từ đó thuộc loại từ ghép đẳng lập hay từ ghép chính phụ tại sao em khẳng định như vậy? đây là những từ ghép đẳng lậpvì các tiếng đều bình đẳng về ngữ pháp , không có yểu tố chính ,yếu tố phụ .nghĩa của các tiếng dung hợp với nhau để tạo ra nghĩa của từ ghép đẳng lập .Sơn hà có nghĩa tổng hợp chỉ chung đất nước con người, phong cảnh,văn hoá,phong tục . Đưa ví dụ các từ ái quốc ,thủ môn, chiến thắng có nghĩa như thế nào ? ái quốc( ái :yêu, quốc:nước) yêu nước thủ môn( thủ; giữ , môn :cửa ) giữ cửa chiến thắng( chiến:đánh, thắng :thắng) đánh thắng các từ ghép trong ví dụ trên thuộc lọai từ ghép nào ?căn cứ vào đâu em khẳng định như vậy ? là từ ghép chính phụ vì giữa các tiếng có mối quan hê chính phụ Em hãy xác định yếu tố chính và yếu tố phụ trong từng từ và giải thíchvì sao ? yếu tố chính là:ái,thủ, chiến yếu tố phụ: quốc, môn ,thắng vì nghĩa của các từ ghép này hẹp hơn nghĩa của các tiếng chính , ví dụ :ái quốc. “ái ’’có nghĩa là yêu : 1 tình cảm cảm người . “ quốc ”; nước bổ xung nghĩa cho yếu tố ái thành “ ái quốc”là yêu nước : ta còn có tình cảm khác như : yêu quê hương, đất nước hay nghĩa của yếu tố thủ, chiến rộng hơn nghĩa của từ ghép thủ môn ,chiến thắng. từ ghép HV có điểm gì khác từ ghép thuần việt?( trật tự các yếu tố trong các từ này có giống trật tự các tiếng của từ thuần việt không Xác định nghĩa của các từ : thiên thư ,thạch mã ,tái phạm ? -thiên thư ( thiên :trời, thư :sách) sách trời - thạch mã : ( thạch: đã,mã: ngựa ) ngựa đá - tái phạm( tái: lại, phạm : mắc tội ) mắc lại tội .các từ trên thuộc loại từ ghép gì ?vì sao ? 3 từ trên thuộc loại từ ghép chính phụ ; yếu tố chính :thủ ,mã ,phạm:;yếu tố phụ thiên ,thạch, tái. vì giữa các tiếng có mối quan hệ chính phụ ví dụ : thiên thư , tiếng thư là sách trời mà sách lại có nhiều loại :sách văn học ,sách toán học tiếng thư chỉ chung sự vật là sách tiếng thiên bổ xung nghĩa cho tiếng thư để chỉ rõ một loại sách là sách trời . Từ thiên thư có nghĩa cụ thể hơn tiếng thư nên nó là từ ghép chính phụ. Từ đó em rút ra nhận xét gì về trật từ các tiếng trong từ ghép chính phụ HV? tiếng chính đứng sau ,tiếng phụ đứng trước .đó là điểm khác với từ ghép thuần việt cùng loại với chúng Phân biệt nghĩa của các yểu tố H V đồng âm trong các từ sau ? - Hoa1: hoa quả ,hương hoa; bộ phận trọng yếu của loài cây kết thành quả - Hoa 2 : hoa mĩ, hoa lệ : chỉ cái đẹp một cách lộng lẫy , trau chuốt Tìm các từ ghép HV có chứa các yếu tố HV : quốc ,sơn, cư, đại đọc yêu cầu bài tập Gv tổ chức ch o HS thảo luận nhóm, mỗi nhóm ghi kết quả thảo luận vào bảng phụ và đại diện trình bày trước lớp III. Hướng dẫn học bài và làm bài ở nhà( 1phút) Học thuộc ghi nhớ Làm bài tập 4,5 chuẩn bị bài : lập dàn ý cho đề bài viết số 1. I .Đơn vị cấu tạo của từ Hán Việt .(12phút) 1.Ví dụ 2. Bài học -Trong tiếng việt có một khối lượng khá lớn từ hán Việt . tiếng để cấu tạo nên từ HánViệt gọi là yếu tố Hán Việt . -Phần lớn các yêú tố HV không được dùng độc lập như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép ví dụ :hoa, quả,bút,bảng - Một yếu tố HV có lúc dùng để tạo từ ghép, có lúc được dùng độc lập như từ - Có yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng nghĩa khác xa nhau . * ghi nhớ SGK trang 69 II. từ ghép Hán việt (11phút) ví dụ 2. Bài học -cũng như từ ghép thuần việt ,từ ghép HV có hai loại chính : từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ . - Trật tự các yếu tố HV trong từ ghép chính phụ hán Việt : + có trường hợp giống với trật tự từ ghép thuần việt : yếu tố chính đứng trước ,yếu tố phụ đứng sau. - cũng có trường hợp khác với trật tự từ ghép thuần việt : yếu tố phụ đứng trước ,yếu tố chính đứng sau . * ghi nhớ :SGK trang 70 III. Luyện tập (15phút) Bài tập 1 trang 70 Bài tập 2trang 71 quốc : tổ quốc, quốc ca, ái quốc - sơn: sơn hào hải vị,sơn trang ,sơn cước - Bại: chiến bại ,thất bại ,bại vong Bài tập 3 trang 71 các từ có yếu tố chính đứng trước ,yếu tố phụ đứng sau : hữu ích ,phát thanh ,hậu đãi, bảo mật. b. đại thắng tân binh, phòng hoả. Ngày soạn :9/10/2007 Ngày giảng: lớp 7 tiết 7 tiết 7 tiết Tiết 19 : Tập làm văn : Trả bài tập làm văn số 1 A.Phần chuẩn bị I .Mục tiêu bài học: Giúp HS .- Củng cố lại những kiến thức và kĩ năng đã học ,về tạo lập văn bản , về cách sử dụng từ ngữ ,đặt câu - Đánh giá được chất lượng bài làm của mình so với yêu cầu của đề bài ,những đó có được những kinh nghiệm và sửa lỗi những bài sau - Giúp HS có ý thức tự sửa lỗi sai để có cách diễn đạt trong sáng ,dễ hiểu ,viết đúng chính tả. II. Chuẩn bị. 1.Thầy : chấm chữa bài chính xác, soạn giáo án. 2.Trò : học bài cũ ,chuẩn bị dàn ý B. Phần thể hiện trên lớp * ổn định tổ chức : 7 7E I . Kiểm tra bài cũ : (5phút) kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS II.Bài mới Giới thiệu bài( 1phút) Để giúp các em thấy được ưu điểm ,nhược điểm của bài viết số1. quađó các em rút ra được bài học chung về cách tạo lập văn bản Nhắc lại các bước tạo lập văn bản? Định hướng , tìm ý lập dàn ý, viết bài,kiểm tra lại bài. ? ? ? ? GV chép đề lên bảng Với đề bài trên em định hướng như thế nào cho bài viết? Phần mở bài em làm như thế nào ? Phần thân bài cần có những nội dung nào? Phần này cần nêu được ý gì? Ưu điểm : các em đã xác định được yêu cầu của đề , năm được nội dung và phương pháp làm văn tự sự kết hợp miêu tả .viết văn giàu hình ảnh và cảm xúc . bài viết có đủ 3 phần , trình bày sạch ,khoa học ,như bài của em : Liên . Hảo . Tuyến. chinh Lớp 7E. Doan, Thuỷ.Kì Anh,.Tuấn .7D. Nhược điểm: một số em chưa xác định được nội dung yêu cầu đề ra, bài làm còn thiếu bố cục , viết sơ sài, sai về cách dùng từ ,lỗi chính tả , trình bày bẩn , trong bài viết còn gạch các đầu dòng như bài của Tuấn, Dũng, Toàn ,Thương 7E. bài : Đức, Hoa, 7D,bài : Sơn, Hiền7C Lỗi sai - Chú bé nượm. - Lượm đi câu cá -chuyện xảy ratrong một đêm chiến dịch. - Bài thơ của Thép mới. - Lượm đeo một khấu súng bên mình. - Tôi gặp nhà thơ Tố Hữu trong một chuyên đi công tác. - Đội mũ chào mào. chữa lỗi - Chú bé Lượm. -Lượm đi liêm lạc. -Lượm hi sinh trên đường đi liên lạc. - Bài thơ của Tố Hữu. - Lượm đeo cái sắc xinh xinh. Tôi gặp Lượm trong một lần đi công tác. - đầu ... ận xét. Hết tiết1 - chuyển tiết 2 Bài thơ có tựa đề là : Bánh trôi nước. Em hiểu thế nào về bánh trôi? Bánh trôi nước hay còn gọi là bánh trôi . Đây là thứ bánh được làm từ bột gạo nếp ,người ta nhào nặm và viên tròn như ngón chân cái, có nhân làm bằng đường phên tươi đỏ , bánh được luộc chìn bằng cách cho vào nồi nước đang sôi . Bánh sống thì chìm xuống, bánh chín thì nổi lên. ở miền Bắc nước ta hàng năm vào3-3 âm lịch( tết thanh minh) thường có tục cúng bảnh trôi. Đây là bài thơ tứ tuyệt làm theo lối vịnh vật ,một lối thơ xuất hiện vào thời lục triều (thế kỉ III-IV) ở Trung Hoa và thịnh hành ở nước ta ở thế kỉ 15 với thơ nôm Nguyễn Trãi “Hồng đức quốc âm thi tập”.Các vật được ví gồm ĐV: hạc ,bướm, ve. Thực vật : trúc, tùng, mai.Đồ vật : cây đàn,cài quạt thơ vịnh cần đạt 2 yêu cầu: miêu tả cho giống đặc điểm của sự vật khiến người đọc nhận ra được sự vật đó. Kí thác tâm tình ,mượn sự vật để gửi gắm tình cảm, tư tưởng.Bởi vậy, thơ dịch càng giống càng khéo,gửi gắm tâm tình càng sâu càng hay. Muốn vậy lời thơ phải nhiều nghĩa chi tiết,hình ảnh vừa giống vừa không giống làm sao vật được vịnh vừa là nó vừa không phải là nó lung linh khêu gợi liên tưởng,Bởi vì giống quá là mị đời mà không giống quá là dối đời. Hình ảnh chiếc bánh trôi được miêu tả qua những từ ngữ, hình ảnh thơ nào? Thân em vừa trắng lại vừa tròn các tính từ chỉ màu sắc (trắng) chỉ hình dáng( tròn) gợi tính chất như thế nào của sự vật ? Gợi hình ảnh chiếc bánh trắng tròn ,xinh xẻo, tinh khiết. Cụm từ thân em được đặt ở đầu câu thơ .Em hiểu ý nghĩa của cụm từ này như thế nào? thân em là lời xưng hô của chiếc bánh trôi được nhân hoá cũng có thể là lời của người phụ nữ tự giới thiệu . Nhờ cụm từ này mà trí tưởng tượng củ người đọc được chắp cánh. Từ thân em gần gũi với cách nói của các bài ca dao dân ca quen thuộc . Cách nói đậm đã màu sắc dân gian gợi cho em liên tưởng như thế nào? Liên tưởng đến hình ảnh của người phụ nữ với hình thể đẹp da trắng nõn nà,thân hình đầy đặn, xinh xắn, tâm hồn trong sáng nhân hậu hiền hoà. Như vậy tác giả đã mượn hình ảnh bánh trôi làm ẩn dụ để miêu tả vẻ đẹp của ngươì con gái bình dân. Cặp quan hệ từ “ vừa- lại vừa”có tác dụng khẳng định điều gì? vừa- lại vừa( nghĩa là đa thế này lại còn thế kia ) nhằm nhận mạnh khẳng định vể đẹp toàn diện của người con gái không chỉ đẹp về hình thức mà còn đẹp ở nơi sâu thẳm trong tâm hồn. Khiến cho giọng thơ hàm chứa một chút hài lòng, kiêu hãnh của nười con gái khi nói về vẻ đẹp của mình. Câu thơ thứ 2 tác giả tả thực việc gì? Bảy nổi ba chìm với nước non. tả thực cách luộc bánh trôi: nặn xong đêm thả bánh vào nồi nước đang sôi bị chìm xuống nổi lên . Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ của tác giả? Sử dụng thành ngữ “ bày nổi ba chìm”nhân dân ta có câu “ba chìm bảy nổi chín lênh đênh”. Thành ngữ này đi liền với hình ảnh “ thân em vừa trắng lại vừa tròn ” nhằm nói lên điều gì? Hai câu đầu vừa tả nhan sắc vừa tả kể thân phận con người , nhân vật trữ tình dùng đại từ em để xưng hô “Thân em”để giới thiệu về mình . “ vừa trắng lại vừa tròn ”nghĩa tả thực đúng là vẻ đẹp của chiếc bánh trôi nước .Nhưng nghĩa ẩn dụ ở ấy thì chính là nhan sắc ,phẩm hạnh của người phụ nữ : da trắng trẻo ,hình dáng đầy đặn phúc hậu Đọc thơ nhất là thơ trữ tình không chỉ dừng lại ở nghĩa tả thực mà phải vtưởng tượng suy ngẫm rộng để hiểu ,hiểu đúng ý nghĩa ẩn dụ và hiểu đúng cảm xúc của tác giả > Giới thiệu về người phụ nữ ở câu 1 HXH không chỉ ca ngợi nhan sắc,vẻ đẹp bên ngoài mà còn trân trọng vể đẹp bên ngoài mà còn trân trọng cả tâm hồn đức hạng bên trong ,cách nói năng ứng xử duyên dáng của chị em . Câu thơ thứ hai giọng thơ có chút trùng xuống .Sử dụng thành ngữ “ bảy nổi ba chìm”một cách sáng tạo HXH đã cho ta thấy cuộc đời long đong ,chìm nổi vất vả ấy. Giới từ “với”đi liền với cụm từ nước non cho ta hiểu số phận của người phụ nữ ,bấp benh chìm nổi vì chồng con .lẽ ra với vẻ đẹp như thế họ phải có cuộc đời hạnh phúc sung sướng nhưng ngược lại họ phải phiêu dạt ,trôi nổi trong cuộc đời rộng lớn giống như hình ảnh những con cò trong bài ca dao: “ nước non lận đận moọt mình thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay” Họ có cuộc đời xả thân, vị tha như thế cao cả biết bao, đáng cảm thương và đáng trân trọng biết bao! Câu thơ thư 2 giọng thơ ngận ngùi, xót xa như 1 lời oán trách tại sao XH lại bất công vùi dập người phụ nữ như vậy. Có ý kiến cho rằng: câu thơ thứ 3 “ rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn ”cũng bo hàm 2 lớp nghĩa.Em có đồng ý không? tại sao? Nghĩa thứ nhất nói về nặn chiếc bánh: Nếu nhào bột mà nhiều nước thì nát, ít nước qúa thì rắn. Hay nói cách khá chất lượng của chiếcbánh ( rắn hay nát) là do người làm bánh tạo nên . Nghĩa thứ 2: ẩn dụ mượn việc nặn bánh tác giả muốn nói tới cuộc đời họ bị lệ thuộc ,họ không được làm chủ số phận ,họ không được tự do qyuết định tương lai hạnh phúc của mình mà hoàn toàn do người khác định đoạt đó là( tại gia tòng phụ.đạo tam tòng tứ đức Giọng ở câu thơ này có sắc thái như thế nào? Giọng thơ như than vãn oán trách dường như chuyển sang ngậm ngùi cam chịu . Hai từ rắn,nát đọc lên nghe thật tội nghiệp lúc này hình ảnh người phụ nữ hiện ra là con người cúi đâud bức theo số phận ,nhưng liệu họ có phó mặc ,buông xuôi hoàn toàn không câu kết sẽ cho ta ythây điều đó. Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ của tác giả? Quan hệ từ mà liền mạch kết nối với câu thơ trên “ mặc dầu- mà” tạo nên nghĩa đối lập rất ấn tượng .Ta có thể diễn đạt cặp câu đó : Mặc dầu cuộc đời em rắn nát , phụ thuộc tay kẻ nặn.Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Em hiểu tấm lòng son nghia như thế nào? “Lòng son” là biểu tượng vẻ đẹp tâm hồn đó là sự thuỷ chung ,sự hi sinh ,là lòng vị tha nhân hậu là đức hạnh là vẻ đẹp kín đáo trong tâm hồn người phụ nữ, vẻ đẹp không dễ gì nhìn thấy, chỉ có thể cảm thấy. Giọng điệu của câu thơ cuối có gì khác so với câu 3? Giọng điệu rắn giỏi, mạnh mẽ, tự tin. Giọng điệu kết hợp với từ mà đứng ở đầu dòng thơ nhằm kđ điều gì? Thể hiện sự dứt khoát kiên cường và cố gắng đến cùng của người con gái để giữ trọn tấm lòng son. Câu thơ cuối vẫn tiếp tục diễn tả chiếc bánh trôi 1 cách cụ thể ”đó là nhân bánh- miếng đường phên dỏ đem lại cho người thưởng thức vị ngọt đậm dân dã. Nhưng nghĩa thực này đã mờ đi rất nhiều so với nghĩa tượng trưng .Nhân bánh được ẩn dụ , nhân hoá tấm lòng son sắt thuỷ chung- phẩm chất cao quý của người phụ nữ VN. Tấm lòng son sắt của người phụ nữ là hằng số bất biến ( không đổi) trong mọi hoàn cảnh.Sóng gió cuộc đời có phũ phàng, vùi dập thân phận bảy nổi ba chìm thì cùng không thể tàn phá nổi vể đẹp tâm hồn ,tấm lòng kiên tring son sắt của họ và cho dù phải trải qua bao bất công ngang trái người con gái vẫn cứng cỏi đứng lên quyết tâm giữ trọn phẩm giávà tâm hồn cao đẹp của mình.Hình ảnh tấm lòng son ở cuối bài thơ ánh lên vẻ đẹp của bản lĩnh làm người đem đến một ấn tượng cho người đọc không bao giờ phai mờ về vẻ đẹp hoàn mĩ của người phụ nữ. Đó là ý nghĩa nhân đạo và giá trị lâu bền của bài thơ. Hãy khái quát những nét đặc sắc về NT của bài thơ? Tại sao nói bài thơ có tính chất đa nghĩa ? Bài thơ có tính chất đa nghĩa : với ngfhĩa thứ nhất: miêu tả chiếc bánh trôi cụ thể : hình dáng và màu sắc của bánh( trắng tròn0 luộc bánh( trước chìm sau nổi) làm bánh( rắn nát) nhân bánh ( đường đỏ) Nghĩa thư 2: Miêu tả vể đẹp hình thức ,vẻ đẹp tâm hồn và số phận của người phụ nữ trong XH cũ Trong 2 nét nghĩa đó , nét nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ ? vẻ đẹp độc đáo trong thơ thể hiện ở phương diện đa nghĩa của nó.Tả bánh trôi rất đúng . Nhưng qua hỉnh ảnh bánh trôi người đọc thấy rõ hình ảnh người phụ nữ trong XH cũ. Trong 2 nét nghĩa đó thì nét nfghĩa thư 2 , nét nghĩa ẩn dụ có tác dụng quyết định giá trị bài thơ. Bởi nó nói lên cái ý nfhĩa nhân đạo sâu sắc trong tác phẩm. Em hãy trình bày cảm nhận sâu sắc của em về nội dung bài thơ? Qua hình ảnh chiếc bánh trôi em hiểu gì về nhà thơ HXH? Bà là người từng chịu nhiều cay đắng trong XHPK trọng nam khinh nữ. bà không chỉ là một thân phận chìm nổi mà còn là một người phụ nữ cứng cỏi nhưng đầy lòng tin về phẩm giá của mình Em còn biết bài thơ nào khác của HXH cũng thể hiện sự cứng cỏi của bà ? Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi Này của Xuân Hương đã quyệt rồi. III. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài ở nhà. Học thuộc lòng bài thơ và nắm chắc nội dung bài. Sưu tầm một số bài thơ của HXH vịnh loài vật ,cây cối. Đọc trước bài: Quan hệ từ. A.Bài “Sau phút chia li” I.Đọc và tìm hiểu chung 1.Giới thiệu tác giả,dịch giả và vị trí đoạn trích - Tác giả Đặng Trần Côn sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII. Ông là người có tài văn chương. -Dịch giả Đoàn Thị Điểm ( 1705-1748) nổi danh là người tài sắc. - Vị trí: Đoạn thơ trích gồm 12 câu ( từ câu 53-> 64) của khúc ngâm được dịch theo thể thơ song thất lục bát. 2.Đọc. II. Phân tích 1. Bốn câu thơ đầu. -Đoạn thơ đã diễn tả nỗi đau lhổ của lứa đôi khi phải cách chia li biệt và nỗi sầu chia li năng jnề như thấm vào cảnh vật của người chinh phụ . 2.Bốn câu thơ tiếp. - Khổ thơ diễn tả nỗi sầu chia li tăng dần nhưng tình cảm, tâm hồn của họ vẫn gắn bó tha thiết. 3.Bốn câu thơ tiếp - Nỗi sầu chia li đã dâng lên cao độ nặng trĩu trong tâm hồn người chinh phụ. III. Tổng kết -ghi nhớ - Nghệ thuật ngôn từ vô cùng điêu luyện , hình tượng mĩ lệ , tượng trưng phép đối xứngvà nghệ thuật điệp ngữ rất tài tình ,Đoạn thơ cho thấy nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau lúc tiễn đưa chồng ra trận. Tố cáo chiến tranh phi nghĩa và thể hiện niềm khoa khát hạnh phục lứa đôi của người phụ nữ. IV Luyện tập B. Bài : Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương. I. Đọc và tìm hiểu chung. 1. Tác giả- tác phẩm Hồ Xuân Hương( ?-?) là nữ thi sĩ tài hoa của nền thơ ca trung đại VN,được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm. - Bài thơ được viết bằng chữ Nôm. 2. Đọc bài thơ. II. Phân tích 1. Hai câu thơ đầu. - Bằng hình ảnh nhân hoá, đối ngữ, thành ngữ 2 câu thơ đầu diễn tả chiếc bánh trôi song đó cũng là hình ảnh người phụ nữ đẹp có tâm hồn trong sáng, nhân hậu.Đồng thời cũng cho ta thấy cuộc đời long đong lận đận vất vả của người phụ nữ trong XH cũ. 2.Hai câu thơ cuối. Nghệ thuật ẩn dụ để nói tới cuộc đời bị lệ thuộc của người phụ nữ trong XH xưa không được làm chủ số phận hoàn toàn do người khác định đoạt - Sự quyết tâm giữ trọn phẩm giávà tâm hồncao đẹp của người phụ nữ. III. Tổng kết- ghi nhớ. Miêu tả chiếc bánh trôi dân dã bằng ngôn ngữ bình dị , sử dụng khéo léo các thành ngữ dân gian, hình ảnh ẩn dụ. - Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp hình thể, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ trong XH xưa.Đồng thời bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc của tác giả đối với thân phận chimg nổi của họ. IV .luyện tập
Tài liệu đính kèm: