Bài soạn Ngữ văn 7 tiết 77: Tục ngữ về con người và xã hội

Bài soạn Ngữ văn 7 tiết 77: Tục ngữ về con người và xã hội

Tiết : 77

Văn bản : TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI

A. Mục tiêu yêu cầu :

 Giúp học sinh :

 - Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức diễn đạt (so sánh, ẩn dụ, nghĩa đen và nghĩa bóng) của những câu tục ngữ trong bài học .

 - Thuộc lòng những câu tục ngưc trong văn bản .

 - Có ý thức học tập, yêu thích bộ môn .

B. Đồ dùng dạy học :

 - Gv : Giáo án , Sgk

 - Hs : Bài cũ + Bài mới

 

doc 6 trang Người đăng vultt Lượt xem 921Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 7 tiết 77: Tục ngữ về con người và xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 : 
Tiết 77: TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI 
Tiết 78: RÚT GỌN CÂU 
Tiết 79 : ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN NGHỊ LUẬN 
Tiết 80 : ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN VÀ 
 VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN 
Ngày soạn : / / 200
Ngày dạy : / / 200 
Tiết : 77 
Văn bản : TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI 
A. Mục tiêu yêu cầu :
 Giúp học sinh : 
	- Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức diễn đạt (so sánh, ẩn dụ, nghĩa đen và nghĩa bóng) của những câu tục ngữ trong bài học .
	- Thuộc lòng những câu tục ngưc trong văn bản .
	- Có ý thức học tập, yêu thích bộ môn .
B. Đồ dùng dạy học :
	- Gv : Giáo án , Sgk 
	- Hs : Bài cũ + Bài mới 
C. Phương pháp dạy học :
	- Vấn đáp - Giảng giải .
D. Tiến trình lên lớp :
 I. Ổn định tổ chức : (1’) 
 II. Kiểm tra bài cũ : (4’) 
	F Đọc thuộc lòng những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
	- Gv cho hs phân tích một số câu ? 
 III. Bài mới :
 1) Giới thiệu bài : (1’) 
 2) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
t
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
4’
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs đọc văn bản và chú thích sgk .
I. Đọc văn bản – Chú thích :
- Yêu cầu hs đọc văn bản .
- Gv lưu ý cho hs cách ngắt nhịp .
- Yêu cầu hs đọc chú thích .
- Hs đọc
- Hs chú ý 
- Hs đọc .
1. Đọc văn bản : sgk 
2. Chú thích : sgk 
30’
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs phân tích văn bản .
II. Phân tích 
- Yêu cầu hs đọc thông tin sgk, thảo luận trả lời các câu hỏi :
F Về nội dung có thể chia nội dung văn bản thành mấy nhóm? Đó là những nhóm nào ?
F Hãy sắp xếp những câu tục ngữ này thành 3 nhóm trên? 
a) Một mặt người bằng 10 mặt của :
- Gv mặt chỉ về sự hiện diện: Vậy 
F Nghĩa của vế đầu là gì? 
F Nghĩa của vế 2 là gì? 
F Cả câu là gì ? 
F Nghệ thuật gì được dùng ở đây, tác dụng như thế nào? 
F Thể hiện kinh nghiệm sống gì của nhân dân ta? 
F Câu tục ngữ này có thể sử dụng trong những văn cảnh nào? (biểu hiện trong đời sống) 
F Em còn biết những câu tục ngữ nào có biểu hiện như thế ? 
- Gv chốt lại 
- Hs tìm hiểu thông tin, thảo luận, thống nhất ý kiến . 
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung: 
+ Tục ngữ về phẩm chất con người, về học tập tu dưỡng, về quan hệ ứng xử.
+ Về phẩm chất con người: câu 1,2,3
 + Về học tập tu dưỡng:
Câu 4,5,6
+ Về quan hệ ứng xử: Câu 7,8,9
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung 
+ Sự hiện diện của một con người.
+ Sự hiện diện của 10 thứ của cải .
+ Sự hiện diện của một người bằng sự hiện diện của 10 thứ của cải .
+ Hình thức so sánh với những đối lập đơn vị chỉ số lượng ( 1>< 10) 
à Nhấn mạnh tạo nhịp điệu, đề cao giá trị của con người so với của cải .
 + Con người là thứ của cải quý giá nhất, yêu quý, tôn trọng, bảo vệ con người, không để của cải che lấp con người .
+ Phê phán những trường hợp coi của cải hơn con người . An ủi, động viên, thể hiện tư tưởng triết lí sống, đặt con người lên trên mọi thứ của cải. 
à chế độ xh quan tâm đến quyền con người.
+ Một mặt người hơn 10 mặt của cải . Người làm ra của chứ của không làm ra người, người sống hơn đống vàng, Lấy của che thân không ai lấy thân che của . 
- Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức 
 1) Những kinh nghiệm và bài học phẩm chất con người : 
 a) Một mặt người bằng 10 mặt của :
à Thể hiện tư tưởng coi trọng giá trị con người, người quý hơn của, quý gấp bội lần .
b) Cái răng, cái tóc là góc con người: 
F Câu tục ngữ này có những nghĩa nào ? 
F Ở con người răng và tóc là những chi tiết nhỏ vậy, nghĩa của câu tục ngữ này là gì? 
F Câu tục ngữ này có thể sử dụng trong những văn cảnh nào ? 
- Gv chốt lại 
c) Đói cho sạch, rách cho thơm : 
F Câu tục ngữ này phản ánh kinh nghiệm sống gì của nhân dân?
F Trong dân gian còn có những câu tục ngữ nào đồng nghĩa với câu này? 
- Gv chốt lại.
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung 
+ Răng và tóc thể hiện được tình trạng sức khoẻ của con người .
+ Những chi tiết nhỏ nhất cũng làm thành vẻ đẹp của con người.
+ Khuyên nhủ, nhắc nhở con người phải biết giữ gìn răng, tóc cho sạch và đẹp .
Thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá nhân phẩm con người của nhân dân .
- Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức 
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung 
+ Làm người điều phải cần giữ gìn là phẩm giá trong sạch. Không vì nghèo khổ mà làm điều xấu xa có hại đến nhân phẩm .
+ Chết trong còn hơn sống đục .
- Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức 
b) Cái răng, cái tóc là góc con người: 
= > Vừa thể hiện sự đánh giá sức khoẻ, vẻ đẹp vừa thể hiện giá trị nhân cách con người . 
c) Đói cho sạch, rách cho thơm :
=> Dù nghèo khổ nhưng phẩm giá con người phải trong sạch .
a) Học ăn, học nói .
F Học ăn, học nói nghĩa là gì ? 
F Học gói, học mở nghĩa là gì? 
F Nghĩa của câu tục ngữ nói gì? 
- Gv chốt lại.
b) Không thầy đố mày làm nên :
- Yêu cầu hs đọc thông tin sgk, thảo luận trả lời các câu hỏi 
F Câu tục ngữ này có nghĩa gì ? 
- Gv chốt lại 
c) Học thầy không tài học bạn :
F Câu này phản ánh bài học nào trong cuộc sống? 
- Gv: Câu tục ngữ còn khuyến khích, mở rộng đối tượng, phạm vi và cách học hỏi kinh nghiệm như về việc kết bạn, có tình bạn đẹp.
- Gv chốt lại.
F Hai câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên”và “Học thầy không tài học bạn” mâu thuẫn hay bổ sung cho nhau? Vì sao? 
F Em hãy tìm một số câu tục ngữ có những trường hợp như vậy ? 
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung.
+ Học cách ăn, cách nói. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng. Ăn nên dọi, nói nên lời. Lời nói gói vàng. Lời nói chẳng mất tiền mua . 
+ Học để biết làm, biết giữ mình và biết giao tiếp với người khác (lịch sự, tế nhị trong đối nhân xử thế)
+ Học để trở thành con người toàn diện .
- Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức 
- Đại diện hs trả lời, các hs khác nhận xét, bổ sung 
+ Khẳng định vai trò, công ơn của thầy : Muốn nên người và thành đạt, người ta cần được dạy dỗ bởi các bực thầy, kính trọng, tìm thầy mà học . 
- Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức 
 + Câu tục ngữ đề cao ý nghĩa, vai trò của việc học bạn. Ta gần gũi bạn nhiều hơn, có thể học hỏi nhiều điều ở nhiều lúc khác nhau.
- Hs lắng nghe 
- Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức .
+ Hai câu tục ngữ bổ sung cho nhau : một câu nhấn mạnh vai trò của người thầy, một câu nói về tầm quan trọng của việc học bạn. 
+ Máu chảy ruột mềm. Bán an em xa mua láng giềng gần. Có mình thì giữ. Sẩy đàn tan nghé. 
2) Những kinh nghiệm và bài học về học tập và tu dưỡng .
 a) Học ăn, học nói .
=> Học để trở thành con người toàn diện : Thành thạo trong công việc, khéo léo trong giao tiếp.
 b) Không thầy đố mày làm nên :
=> Khẳng định vai trò, công ơn của thầy : Muốn nên người và thành đạt, người ta cần được dạy dỗ bởi các bực thầy, kính trọng, tìm thầy mà học 
c) Học thầy không tài học bạn :
=> Vai trò của việc học bạn.
=> Hai câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên”và “Học thầy không tài học bạn” bổ sung cho nhau : một câu nhấn mạnh vai trò của người thầy, một câu nói về tầm quan trọng của việc học bạn. 
- Yêu cầu hs đọc thông tin sgk, thảo luận trả lời các câu hỏi :
F Thương ngừơi có nghĩa gì ? 
F Thương thân có nghĩa gì? 
F Nghĩa của cả câu ? 
F Lời khuyên từ kinh nghiệm sống này là gì ? 
- Gv chốt lại.
b) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: 
F Làm rõ các từ : quả, cây, kẻ trồng .
F Nghĩa cả câu là gì ? 
F Bài học được rút ra từ kinh nghiệm này là gì ? 
- Gv chốt lại.
- Yêu cầu hs về nhà tìm hiểu các câu còn lại . 
- Hs tìm hiểu thông tin, thảo luận, thống nhất ý kiến . 
+ Tình thương dành cho người khác.
+ Tình thương dành cho chính mình .
+ Thương mình thế nào thương người thế ấy . 
+ Hãy sống bằng lòng nhân ái, vị tha, không nên sống ích kỉ.
- Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức 
+ Hoa quả, cây trồng sinh ra hoa quả, người trồng trọt, chăm sóc để cây ra hoa kết trái. 
+ Hoa quả ta dùng đều do công sức người trồng, đó là điều nên nhớ. 
+ Mọi thứ ta hưởng thụ điều do công sức của con người. vậy cần trân trọng sức lao động của mọi người, không được lãng phí. 
- Hs rút ra kết luận và ghi nhớ kiến thức 
- Hs lắng nghe .
3) Kinh nghiệm và bài học về quan hệ ứng xử:
 a) Thương người như thể thương thân :
=> Thương mình thế nào thương người thế ấy.
b) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây : 
=> Cần phải trân trọng, giữ gìn và phát huy thành quả lao động mà ta đang hưởng . 
2’
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết .
III. Tổng kết .
- Yêu cầu hs đọc phần ghi nhớ sgk, các hs khác chú ý .
- Hs đọc .
Ghi nhớ sgk tr 13 
3’
Hoạt động 4: Hướng dẫn hs luyện tập .
IV. Luyện tập : 
- Hướng dẫn hs thực hiện phần luyện tập và yêu cầu hs về nhà làm . 
- hs nghe và ghi nhớ về nhà làm.
- Các bài tập phần luyện tập sgk .
 3) Củng cố : (3’) 
	- Gv nhấn mạnh nội dung và nghệ thuật của những câu tục ngữ đã tìm hiểu.
 4) Đánh giá tiết học: (1’) 
	Gv nhận xét, tiết học .
 5) Dặn dò : (1’) 
	- Học bài
	- Làm phần luyện tập vào vở bài tập 
	- Đọc thêm sgk , stk 
	- Xemm trước bài “Rút gọn câu” 
 IV. Rút kinh nghiệm , bổ sung :

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 77.doc