Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 18: Từ Hán Việt (Tiếp theo)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 18: Từ Hán Việt (Tiếp theo)

1. Kiến thức:

+ Hiểu được thế nào là yếu tố Hán Việt.

+ Cách cấu tạo đặc biệt của từ ghép Hán Việt.

+ Tích hợp với phần văn bản Sông núi nước Nam, với phần TLV ở bài tìm hiểu chung về văn biểu cảm.

2. Kĩ năng.

+ Biết dùng từ Hán Việt trong việc viết văn bản biểu cảm và trong giao tiếp xã hội.

3.Thái độ: Sử dụng từ Hán việt hợp lí, giữ gìn sự trong sáng của TV

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1047Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 18: Từ Hán Việt (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:......./......./........
NG: :......./......./........
Tiết 18
Từ Hán việt
A. Mục Tiêu:
1. Kiến thức:
+ Hiểu được thế nào là yếu tố Hán Việt.
+ Cách cấu tạo đặc biệt của từ ghép Hán Việt.
+ Tích hợp với phần văn bản Sông núi nước Nam, với phần TLV ở bài tìm hiểu chung về văn biểu cảm.
2. Kĩ năng.
+ Biết dùng từ Hán Việt trong việc viết văn bản biểu cảm và trong giao tiếp xã hội.
3.Thái độ: Sử dụng từ Hán việt hợp lí, giữ gìn sự trong sáng của TV
B. chuẩn bị
GV. Đồ dùng: Bảng phụ, từ điển từ Hán Việt
HS. Vở bài tập, SBT 
C. phương pháp
- Phương pháp: giảng bình, phát vấn, quy nạp thực hành......
D. Tiến trình giờ dạy.
I. ổn định: 7B..............
II. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là đại từ? Nêu các loại đại từ? Cho ví dụ?
* Đáp án
- Đại từ là từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất...được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
- Có hai loại đại từ: + Đại từ để trỏ.
 + Đại từ để hỏi.
- Cho được ví dụ đúng.
III. Bài mới.
G: Trong tiếng Việt có một khối lượng lớn các từ Hán Việt mà chúng ta vẫn thường sử dụng. Vậy từ Hán Việt nó được cấu tạo bởi những yếu tố gì? khả năng kết hợp từ của nó ra sao? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu điều đó.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
G: Treo bảng phụ ghi bài thơ chữ Hán: Nam Quốc sơn hà.
? Các tiếng Nam, quốc, sơn, hà nghĩa là gì?
? Tiếng nào có thể dùng độc lập như một từ đơn để đặt câu? VD?
? Các tiếng còn lại có khả năng đó không? tại sao?
G: Như vậy các tiếng: quốc, sơn, hà không thể dùng độc lập được. Tuy nhiên nó lại là tiếng có thể dùng để tạo nên từ ghép Hán Việt:
VD: Quốc gia, giang sơn, sơn hà " Là yếu tố Hán Việt.
? Vậy yếu tố Hán Việt là gì?
? So sánh các yếu tố Hán Việt: Quốc, Sơn, Hà với các yếu tố HV sau: Bảng, điện, hoa
? Phần lớn các yếu tố HV dùng để làm gì?
G: Tuy nhiên có một số yếu tố HV có thể dùng độc lập như một từ đơn.
? Từ “thiên” trong từ “ thiên thư” có nghĩa là trời.? Từ ‘thiên’trong “thiên niên kỉ, thiên lí mã” có nghĩa là gì?
? Từ “thiên” trong “ thiên đô chiếu” có nghĩa là gì?
? Qua đó em nó nhận xét gì về các yếu tố Hán Việt trên?
? Thế nào là từ ghép trong Tiếng Việt?
? Từ ghép Tiếng Việt gồm mấy loại? trật tự của chúng ra sao?
? Tương tự các từ: sơn hà, xâm phạm, giang san, là từ ghép gì? ( đẳng lập hay chính phụ)?
G: gợi ý: giữa các yếu tố có mqh bình đẳng hay chính phụ: 
? Các từ : ái quốc, thủ môn, chiến thắng..thuộc loại từ ghép gì?
? Em hãy lấy thêm những ví dụ về ghép chính phụ?
? Các từ thiên thư, thạch mã, tái phạm thuộc loại từ ghép gì?
? Trật tự của các yếu tố này có gì khác so với trật tự các tiếng trong từ ghép thuần việt cùng loại?
? Em hãy lấy thêm ví dụ về loại từ ghép này?
? Học sinh đọc mục ghi nhớ SGK.
Hoạt động nhóm.
Nhóm 1: hoa.
Nhóm 2: phi.
Nhóm 3: tham.
Nhóm 4: gia.
" Đại diện các nhóm trình bày kết quả" HS nhận xét"G nhận xét, bổ sung.
G hướng dẫn H làm BT 2.
Hình thức tiếp sức.
VD: quốc: quốc gia, quốc kì, quốc ca, cường quốc....
H: Đọc to bài thơ trên bảng phụ.
- Nam: (phương) Nam.
- Quốc: Nước.
- Sơn: núi.
- Hà: sông.
-Tiếng Nam ( phía Nam, gió Nam, miền Nam).
 Không, vì chúng ta không thể nói yêu quốc, leo sơn, lội hà được mà phải nói: yêu nước, leo núi, lội sông.
- Là tiếng để cấu tạo từ Hán Việt.
" yếu tố HV: Quốc, Sơn, Hà không dùng độc lập được mà dùng để tạo từ ghép.
" Yếu tố HV Bảng, điện, hoa có thể dùng độc lập như một từ đơn.
 Để tạo từ ghép.
H: Là nghìn.
H: di, dời
 có những yếu tố HV đồng âm nhưng khác xa về nghĩa
gồm hai hay nhiều tiếng trở lên.
Đẳng lập, chính phụ: C trước, P sau.
Sơn hà = núi + sông.
Xâm phạm = chiếm + lấn.
Giang san = sông + núi.
" Độc lập về nghĩa: ghép đẳng lập.
H: ghép chính phụ
" yếu tố chính trước, yếu tố phụ sau.
H: Thiên thư = trời + sách.
Thạch mã = đá + ngựa
Tái phạm = lỗi + lặp lại
" ghép chính phụ.
H: Yếu tố phụ trước, chính sau.
A. Lí thuyết:
I. Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt.
1.Ngữ liệu: SGK.
2. Phân tích.
3. Nhận xét:
- Nam: (phương) Nam.
- Quốc: Nước.
- Sơn: núi.
- Hà: sông.
- Nam: có thể dùng độc lập
- Quốc, sơn, hà: không thể dùng độc lập
" yếu tố Hán việt
- Thiên (thiên thư)
" Trời.
- Thiên ( thiên niên kỉ, thiên lí mã).
" nghìn.
- Thiên (thiên đó)
" đi, dời.
* Ghi nhớ: SGK.
II. Từ ghép Hán Việt.
a. Từ ghép đẳng lập.
VD: giang san, sơn hà, xâm phạm.......
b. Từ ghép chính phụ.
- Yếu tố chính-phụ (như TV)
- Yếu tố P – C (khác TV)
* Ghi nhớ: SGK.
B. Luyện tập
1. Bài tập 1- SGK- 70.
- Phi 1: bay; 
 phi 2:trái với lẽ phải, trái luật;
 phi 3: vợ thứ của vua.
- Hoa1: chỉ sv, cơ quan sinh sản của cây; 
 Hoa2: đẹp;
- Gia1: nhà; 
 Gia2: thêm vào.
 -Tham1:ham muốn; - tham2:tham dự vào.
2. Bài tập 2.
- Sơn: sơn lâm, sơn hà...
- Cư: an cư, cư ngụ.....
- Bại: thảm bại, đại bại.....
IV. Củng cố:
? Em hãy nêu những đơn vị kiến thức cần ghi nhớ của bài học?
? Từ ghép Hán Việt được cấu tạo bằng những yếu tố gì?
? Từ ghép Hán Việt có mấy loại? trật từ các yếu tố trong từ ghép HV chính phụ nào?
V. Hướng dẫn:
- về nhà học thuộc 2 ghi nhớ, tìm đọc từ điển Hán Việt
- Làm bài tập 3+4.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập lại văn tự sự, miêu tả, các bước tạo lập văn bản.......
E. Rút kinh nghiệm.
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docT18.doc