Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 2: Cổng trường mở ra

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 2: Cổng trường mở ra

. Mục tiêu: Giúp HS:

1. Kiến thức

- Tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là vứi tuổi thiếu niên nhi đồng.

- Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản

 

doc 423 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1185Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 2: Cổng trường mở ra", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng :
Lớp 7A:.
 7B:. 
 Tiết 1
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SGK, TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG
PHÁP HỌC BỘ MÔN
I. Mục tiêu
1.Kiến thức :
- Nắm được nội dung chương trình SGK.
- Thấy được những tài liệu cần thiết trong học tập bộ môn.
2.Kĩ năng:
- Biết cách chuẩn bị cho một bài học.
- Biết sử dụng tài liệu một cách có hiệu quả.
3. Thái độ:
- Giáo dục Hs yêu thích môn học.
II.Chuẩn bị
1. Giáo viên: 
- Phân phối chương trình, SGK
2. Học sinh: SGK,SBT 
III. Tiến trình dạy và học.
1.Ổn định tổ chức: (1')
Lớp 7A: / Vắng. 
 7B:/ Vắng..
2. Kiểm tra: (2’) 
Việc chuẩn bị sách vở và bài học của học sinh. 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung 
*Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu SGK
- GV hướng dẫn HS nội dung của SGK tập I,II Theo phụ lục
- GV hướng dẫn cấu trúc SGK trong một bài học
*Hoạt động : HDHS Phương pháp học tập bộ môn
- GV hướng dẫn HS cách chuẩn bị bài ở nhà ( soạn bài)
(10')
(30')
I. Hướng dẫn sử dụng SGK
- Mục kết quả cần đạt:
+ Là nội dung cần đạt kiến thức của mỗi bài học . Trong mỗi bài trọng tâm kiến thức được chốt lại trong mục ghi nhớ.
+ Những câu hỏi * là những câu hỏi dành cho hs khá - giỏi, hs khá -giỏi cần trả lời được câu hỏi này 
II.Phương pháp học tập bộ môn
1. Hướng dẫn HS chuẩn bị ở nhà
a, Cách soạn môn văn
- Đọc văn bản : Phải đọc nhiều lần nắm được nội dung chính của vb, cốt truyện, nhân vật , chủ đề của vb
- Tìm hiểu chú thích: Đây là tìm hiểu nghĩa của một số từ ngữ khó 
- Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
- Tóm tắt được t/p
- Tìm hiểu bố cục.
- Tìm phương thức biểu đạt của t/p
- Nắm được nhân vật chính...
- Trả lời theo câu hỏi mục đọc - hiểu văn bản
b. Bài Tiếng Việt
- Tìm hiểu theo các phần của nội dung bài mới
c. Tập làm văn
- Tìm hiểu theo các phần của nội dung bài mới
2.Các tài liệu tham khảo
- Sách bài tập
- Để học tốt Văn -Tiếng Việt (NXB Giáo dục)
Các dạng bài Tập làm văn và cảm thụ thơ văn ( Cao Bích Xuân)
Nâng cao Ngữ văn THCS)
4. Củng cố: (1')
-Khái quát nội dung bài giảng.
5. Hướng dẫn học tập: (1') 
- Soạn văn bản: Cổng trường mở ra.
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Ngày giảng :
Lớp 7A:. 
 7B. Tiết 2
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
(Theo Lí Lan )
I. Mục tiêu: Giúp HS:
1. Kiến thức
- Tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là vứi tuổi thiếu niên nhi đồng.
- Lời văn biểu hiện tâm trạng người mẹ đối với con trong văn bản
2. Kĩ năng:
- Đọc,tìm hiểu văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của người mẹ
- Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con..
- Liên hệ , vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm.
3. Thái độ:
 Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với tuổi trẻ.
II. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: - Đọc kĩ phần I SGV
 - Tư liệu, tranh ảnh có liên quan đến bài học.
 	 - Bảng phụ so sánh tâm trạng giữa mẹ và con.
2. Học sinh: Đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi/ SGK.
III. Tiến trình dạy và học.
1.Ổn định tổ chức: (1')
Lớp 7A: / Vắng..
 7B:/ Vắng..
2. Kiểm tra: (2’) 
Việc chuẩn bị sách vở và bài học của học sinh. 
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài (1'): Đối với mỗi người, ngày khai trường đầu tiên để vào học lớp Một là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn tuổi thơ. "Cổng trường mở ra" đã ghi lại những dấu ấn sâu đậm ấy. Truyện hầu như không gây ấn tượng bằng những chi tiết, sự kiện nhưng đã để lại trong lòng mỗi người những suy nghĩ về nhà trường, về giáo dục. Thông điệp ấy đã được Lý Lan gửi tới bạn đọc một cách nhẹ nhàng mà thấm thía. 
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung 
*Hoạt động 1: HDHS đọc - tìm hiểu chú thích.
- Hướng dẫn HS đọc văn bản - chú giải.
- GV đọc mẫu - gọi HS đọc .
- GV: Uốn nắn cách đọc.
- Kiểm tra đọc chú giải. Cho HS nêu những từ khó hiểu ª GV hướng dẫn tìm hiểu.
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu VB.
- Các em đã học văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn 6, hãy nhắc lại thế nào là văn bản nhật dụng ?
- Có thể xếp “ cổng trường mở ra ”là văn bản nhật dụng được không ? Vì sao? 
- Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản này là tự sự, miêu tả hay biểu cảm ? 
- Bài văn biểu lộ cảm xúc của ai ? Đó là những cảm xúc như thế nào ?
- Bài văn viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con.)
- Tìm bố cục văn bản ?
+P1:Từ đầu.....bước vào -> nỗi lòng của mẹ
+ P2: còn lại -> vai trò to lớn của nhà trường
- Theo em, nỗi lòng người mẹ được bộc lộ vào thời điểm nào trước ngày khai trường lần đầu tiên của con? Tại sao tác giả lại chọn thời điểm đó mà không chọn thời điểm khác? 
- Đó là thời điểm bộc lộ rõ nhất suy nghĩ và tâm trạng của con người.
- Vậy trong thời điểm đó, tâm trạng của người mẹ được bộc lộ ra sao? Có giống tâm trạng của đứa con không?
-Người mẹ trằn trọc, suy nghĩ triền miên, khác hẳn với đứa con rất thanh thản, vô tư.
- HS: Thảo luận nhóm (4 nhóm)
- GV: Giao nhiệm vụ:
* Những chi tiết nào cho thấy sự khác nhau giữa hai tâm trạng đó?
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Nhận xét, kết luận.
(- Mẹ: Thao thức không ngủ, suy nghĩ triền miên
- Con: Thanh thản, nhẹ nhàng, vô tư)
- Theo em, tại sao người mẹ lại không ngủ được? Có phải vì mẹ quá lo lắng cho con, hay vì mẹ quá vui mừng thấy con đã khôn lớn, hay còn vì lí do nào khác nữa?
- Xúc động, bồi hồi, nôn nao nghĩ về ngày khai trường năm xưa của chính mình.
- Trong bài văn có phải người mẹ đang trực tiếp nói với con không? Hay người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?
- Người mẹ đang nói với chính mình, tự ôn lại kỉ niệm của mình, cách viết này làm nổi bật tâm trạng, khắc hoạ được tâm tư, tình cảm của người mẹ mà bình thường khó nói thành lời trực tiếp.
- Cũng trong thời điểm đó, người mẹ còn có những việc làm nào đối với con?
- Mẹ đắp mền, buông mùng ém góc cẩn thận.
- Điều đó chứng tỏ đây là một người mẹ như thế nào?
- Quan tâm, chu đáo, thương yêu con hết mực.
- Ngoài tình cảm thương yêu con, nghĩ về con, người mẹ còn có những suy nghĩ nào khác nữa? Chi tiết nào nói điều đó?
- Người mẹ còn có những suy nghĩ về vai trò, vị trí của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.
“Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này”.
(Với việc vận dụng thành ngữ “ Không thầy đố mày làm nên”)
- Em hiểu như thế nào về câu kết “bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. 
- Nhà trường đã mang lại cho em những bài học sâu sắc về tri thức, về tình cảm, tư tưởng, đạo lí về tình bạn, tình thầy tròmở rộng tầm hiểu biết mà trước đó mình chưa có.
- Bài văn để lại cho em ấn tượng gì ? Qua bài văn em hiểu thêm tấm lòng của người mẹ như thế nào ? Em phải làm gì để mẹ luôn vui ?
- HS trình bày, GV chốt lại theo ghi nhớ SGK
HS đọc ghi nhớ SGK
*Hoạt động 3: HDHS luyện tập.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm yêu cầu câu 1.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV: Nhận xét, kết luận.
- GV: Viết đoạn văn theo yêu cầu của bài tập 2.
- HS viết.
- GV: Gọi 2 em đọc đoạn văn của mình.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
(10')
(20')
(6’)
I . Đọc văn bản - chú thích
1. Đọc văn bản.
2. Chú thích 
 ( SGK ) 
II .Tìm hiểu văn bản
1. Tìm hiểu chung:
- Tính chất : Là văn bản nhật dụng
- Thể loại: kí
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm 
- Nội dung : Tâm trạng của mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con
- Bố cục
2.Nội dung văn bản:
a. Nỗi lòng người mẹ.
- Thời điểm: Đêm khuya
ª Đó là thời điểm bộc lộ rõ nhất suy nghĩ và tâm trạng của con người.
- Tâm trạng: trằn trọc, suy nghĩ triền miên.
- Xúc động, bồi hồi, nôn nao nghĩ về ngày khai trường năm xưa của chính mình.

- Quan tâm, chu đáo, thương yêu con hết mực.
b. Suy nghĩ của mẹ.
- Vai trò, vị trí của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.
“ Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này”.
- “Thế giới kì diệu”: tri thức, về tình cảm, tư tưởng, đạo lí về tình bạn, tình thầy tròmở rộng tầm hiểu biết mà trước đó mình chưa có.
* Ghi nhớ : SGK/ 9.
III. Luyện tập .
 Bài tập 1: 
Bài tập 2:
4. Củng cố: (4')
-Khái quát nội dung bài giảng.
- HDHS liên hệ tới mẹ mình. 
5. Hướng dẫn học tập: (1') 
- Viết một đoạn văn ghi lại suy nghĩ của bản thân về ngày khai trường đầu tiên.
- Sưu tầm và đọc một số văn bản về ngày khai trường.
- Soạn văn bản: Mẹ tôi.
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Ngày giảng :
Lớp 7A:.
 7B:.
Tiết 3
MẸ TÔI
 (Trích : Những tấm lòng cao cả- Ét- môn- đô đơ A-mi -xi)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Giúp HS hiểu và thấm thía những tình cảm thiêng liêng, sâu nặng của mẹ đối với con qua bức thư của người bố.
- Tình yêu thương kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả, thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng cảm thụ văn biểu cảm. 
3. Thái độ: Giáo dục tư tưởng, tình cảm gia đình cho học sinh. 
II. Chuẩn bị	
1. Giáo viên: Đọc tài liệu "Những tấm lòng cao cả".
2. Học sinh : Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình bài dạy:
1.Ổn định tổ chức: (1')
Lớp 7A: / Vắng..
 7B:/ Vắng..
2. Kiểm tra (4'): 
- CH: Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra được từ bài “Cổng trường mở ra” là gì?
- ĐA: Hs tự bộc lộ
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài (1'): Có nhà văn đã viết: "Không có mặt trời thì hoa không nở. Không có người mẹ thì không có anh hùng và không có cả nhà thơ". Mẹ là một danh từ thiêng liêng trong ngôn ngữ nhân loại, điều đó được chứng minh trong lịch sử tiến hoá loài người. Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ có một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng và cao cả. Nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức hết được điều đó, chỉ đến kh ... . Bài mới 
 * Giới thiệu bài : (1’)
Hoạt động của Thầy và trò
Tg
Nội dung
*Hoạt động 1: HS ôn tập văn nghị luận
- CH: Em hãy kể tên các bài văn nghị luận đã học trong Ngữ văn 7 tập I.
- HS: Các bài: 
 - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
 - Sự giàu đẹp của tiếng Việt 
 - Đức tính giản dị của Bác Hồ
 - ý nghĩa văn chương.
- CH: Trong đời sống, trên báo chí và trong SGK em thấy văn bản nghị luận xuất hiện trong những trường hợp nào ? Dưới dạng những bài gì ?
- HS: Văn nghị luận xuất hiện trong nhiều trường hợp khác nhau, với nhiều dạng phong phú.
- Nghị luận nói: 
 + Trao đổi trong các cuộc giao lưu
 + Bảo vệ luận văn, luận án
 + Bình luận thời sự, thể thao.
- Nghị luận viết:
 + Các bài xã luận, bình luận, phê bình văn học
 + Các văn bản nghị luận trong SGK. 
- CH: Trong bài văn nghị luận phải có những yếu tố cơ bản nào ?
- HS: Luận điểm, luận cứ, lập luận
- CH:Theo em, yếu tố nào là chủ yếu ?
- HS: Lập luận là chủ yếu
GV: Bài văn nghị luận có sức thuyết phục, sâu sắc, chặt chẽ hay không phụ thuộc phần lớn vào trình độ và hiệu quả nghệ thuật lập luận của người viết.
- CH: Luận điểm là gì ?
- HS: Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được đưa ra dười hình thức một câu khẳng định ( Hay phủ định ) được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán.
GV: Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối, luận điểm phải đúng đắn chân thực.
- HS đọc yêu cầu bài tập 4 SGK- T. 140
- HS thảo luận nhóm : (4 nhóm)
- GV: Giáo viên: Các câu a, b, c, d câu nào là luận điểm ? Giải thích vì sao ?
- HS trao đổi, thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày
- GV nhận xét, kết luận 
+ Câu a, d là luận điểm.
 + Câu b là câu cảm thán.
 + Câu c chỉ là một cụm danh từ, nêu một vấn đề. 
-> Luận điểm thường có hình thức câu trần thuật với từ “ Là” hoặc từ “ có”.
- HS đọc câu hỏi 5 phần II (SGK- T. 140)
- CH: Để làm được văn chứng minh, ngoài luận điểm và dẫn chứng còn cần phải có thêm điều gì ?
- HS: - Cần lí lẽ và biết cách lập luận.
 - Dẫn chứng phải chọn lọc, tiêu biểu, chính xác.
 - Phải phân tích, diễn giải. Không phải chỉ nêu, đưa, thống kê hàng loạt.)
- CH: Nêu yêu cầu của lí lẽ và lập luận ?
- HS: - Phải phù hợp với dẫn chứng
 - Phải chặt chẽ, mạch lạc, lô gíc.
GV: Ví dụ về câu ca dao:
 “ Trong đầm gì đẹp bằng sen
  Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn .”
- Câu ca dao trên làm theo thể lục bát, tiêu biểu cho tiếng Việt, đẹp về thanh điệu, vần, nhịpnhưng phải diễn giải thì câu ca dao mới có sức chứng minh.
- HS đọc câu hỏi 6 (SGK- T.140)
- CH: Cách làm hai đề có gì giống nhau và khác nhau ?
- HS: 
 + Giống nhau: Chung nội dung: “ Lòng biết ơn những người đã cho ta hưởng thụ những thành quả hạnh phúc ngày nay.
 + Khác nhau: Đề a : Văn giải thích.
* Hoạt động 2: Luyện tập
Nhóm 1, 2, 3: xây dựng dàn bài đề a (T. 40)
Nhóm 4, 5, 6: Xây dựng dàn bài đề b (T. 40)
(20’)
(15’)
II . văn nghị luận
1. Kể tên các bài văn nghị luận đã học. 
 2. Văn nghị luận xuất hiện trong nhiều trường hợp khác nhau, với nhiều dạng phong phú.
3. Các yếu tố cơ bản trong văn nghị luận
 - Luận điểm
 - Luận cứ
 - Lập luận
 * Trong đó lập luận là chủ yếu.
* Yêu cầu đối với văn chứng minh.
- Cần lí lẽ và biết cách lập luận.
 - Dẫn chứng phải chọn lọc, tiêu biểu, chính xác.
 - Phải phân tích, diễn giải.
III. Luyện tập
4. Củng cố : ( 3’) 
 - Hệ thống nội dung hai tiết.
 - Đọc một số đề tham khảo SGK- T.140 
 - Đọc bài văn nghị luận mẫu. 
5. Hướng dẫn học ở nhà: ( 1’) 
- Chuẩn bị bài: Ôn tập Tiếng Việt.
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy
.....................................................................................................................................
.
Ngày giảng:
Lớp 7A:
 7B:.
TUẦN 33
Tiết 130
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu : Giúp HS :
1. Kiến thức: Hệ thống hoá kiến thức về các phép biến đổi câu và các phép tu từ cú pháp đã học.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng các kiểu câu và các loại dấu câu đã học.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng đúng các kiểu câu, các loại dấu câu đã học.
II. Chuẩn bị 
 1. Giáo viên: - Đọc kỹ phần II SGV- T.163
	 - Bảng phụ (Bài tập phần 1)
 2. Học sinh: Ôn tập phần Tiếng Việt theo nội dung SGK.
III. Tiến trình dạy học
1.Ổn định tổ chức: (1')
Lớp 7A: / Vắng..
 7A:/ Vắng...
2. Kiểm tra : (Kết hợp khi ôn )
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài : (1’) 
Hoạt động của Thầy và trò
Tg
Nội dung
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS ôn các phép biến đổi câu
- CH:Thêm, bớt thành phần câu , có loại câu nào ?
- HS: Có: - Câu rút gọn
 - Câu mở rộng
- CH: Thế nào là câu rút gọn ?
- HS: Khi nói, viết có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn
- Giáo viên treo bảng phụ ghi nội dung bài tập
- CH:Em hãy xác định thành phần được lược bỏ và khôi phục thành phần đó.
 - CH:Nhận xét ý nghĩa mỗi câu khi đã khôi phục.
- CH:Em hãy xác định thành phần lược bỏ trong ví dụ sau: 
 + Hôm nay, lớp 7C bạn nào trực nhật ?
 + Bạn Lan, bạn Huệ.
- CH:Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm: Thế nào là thêm trạng ngữ cho câu ? Cho ví dụ. 
- HS: Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng. Những màu vàng khác nhau. 
1. Xác định cụm C –V làm định ngữ trong các câu sau: 
- Căn phòng tôi ở rất đơn sơ.
- Nam đọc quyển sách tôi cho mượn.
- Chiếc cặp sách tôi mới mua rất đẹp.
2. Xác định câu sau:
- Chiếc xe máy này phanh hỏng rồi.
- Mẹ về khiến cả nhà vui.
- Nhắc lại khái niệm thế nào là chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ?
- HS: Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hành động hướng vào người, vật khác. 
- Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hành động của người, vật khác hướng vào.
- CH: Có mấy kiểu câu bị động ?
- HS: Có 2 kiểu:
 - Có từ : bị, được.
 - Không có từ : bị, được. 
*Hoạt động 2: HS ôn các phép tu từ cú pháp 
- CH: Thế nào là điệp ngữ ? 
- HS: Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp như vậy gọi là phép điệp ngữ.
- CH:Thế nào là phép liệt kê ?
- HS: Là sắp xếp, nối tiếp hàng loạt từ, hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm.)
*Hoạt động 3: HS luyện tập 
- HS đặt câu
- Chuyển đổi câu 
- Viết đoạn văn có sử dụng phép liệt kê, điệp ngữ.
- HS trình bày- Nhận xét
(15’)
(10’)
(14’)
I.Các phép biến đổi câu
1. Thêm bớt thành phần câu
a. Câu rút gọn
Bài tập
* Cho các câu rút gọn sau:
a. In tạp chí này mỗi năm nghìn bản.
b. In tạp chí này có năm nghìn bản.
c. In tạp chí này những năm nghìn bản.
* Yêu cầu xác định những câu 
trên.
- Lược chủ ngữ.
- Khôi phục: Người ta, họ, Nhà 
xuất bản.
- Nhận xét:
Câu a: Thông báo khách quan.
Câu b: Hàm ý chê ít.
Câu c: Phê phán in quá nhiều, lãng phí.
b. Mở rộng câu:
* Thêm trạng ngữ cho câu
- Trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn:
 + Mùa đông,
 + giữa ngày mùa,
- Chủ ngữ : Làng quê
- Vị ngữ : toàn màu vàng
* Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu:
- Cụm chủ vị làm định ngữ :
 + Tôi / ở
 + Tôi / cho mượn
 + Tôi / mới mua
- Cụm chủ vị làm vị ngữ:
 + Phanh / hỏng rồi	
- Cụm chủ vị làm chủ ngữ:
 + Mẹ / về
- Cụm chủ vị làm bổ ngữ:
 + cả nhà vui.
2. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
*Ví dụ: Hùng Vương quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu.
- Lang Liêu được Hùng Vương truyền ngôi.
*Ví dụ: Nam được nhà trường khen thưởng.
- Hùng bị thầy giáo mắng.
- Mâm cỗ đã hạ xuống.
II. Các phép tu từ cú pháp
1. Điệp ngữ
Ví dụ : 
Đã nghe nước chảy lên non
Đã nghe đất chuyển thành con sông dài
Đã nghe gió ngày mai thổi lại
Đã nghe hồn thời đại bay cao.
2. Liệt kê.
Ví dụ: Tre, nứa, mai, vầu
* Luyện tập
Bài tập 1: đặt hai câu chủ động sau đó chuyển đổi thành câu bị động.
Bài tập 2: Viết đoạn văn
4. Cñng cè : ( 3’) 
- Cho HS lÊy vÝ dô vÒ c¸c phÐp biÕn ®æi c©u.
5. H­íng dÉn häc ë nhµ : ( 1’) 
- Häc bµi, «n tËp chuÈn bÞ cho bµi kiÓm tra tæng hîp.
* Nh÷ng l­u ý, kinh nghiÖm rót ra sau giê d¹y
.....................................................................................................................................
Ngày giảng:
Lớp 7A:
 7B:
Tiết 131
HƯỚNG DẪN
LÀM BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP
I. Mục tiêu : Giúp HS :
1. Kiến thức: 
 - Hướng dẫn các em ôn tập theo SGK Ngữ văn 7 –Tập II.
 - Tập trung vào các nội dung cơ bản của cả ba phần ( Văn, tiếng Việt, Tập làm văn )
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng cảm nhận văn bản, kĩ năng sử dụng các kiểu câu, cách làm bài văn nghị luận.
3. Thái độ: HS có ý thức ôn tập tốt chuẩn bị cho thi học kì II
II. Chuẩn bị 
 1. Giáo viên: - Hệ thống kiến thức chủ yếu ở học kì II.
2.Học sinh : - Ôn tập theo nội dung SGK
III. Tiến trình dạy học
1.Ổn định tổ chức: (1')
Lớp 7A: / Vắng..
 7A:/ Vắng...
2. Kiểm tra : (Kết hợp khi ôn )
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài : ( 1’) 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG 
HĐ1: H­íng dÉn HS «n phÇn v¨n. ( )
- HS nh¾c l¹i néi dung c¬ b¶n cña tõng v¨n b¶n.
- C¶m nhËn cña em vÒ mçi v¨n b¶n Êy.
H§2: HÖ thèng kiÕn thøc c¬ b¶n phÇn TiÕng ViÖt ( )
- §Æc ®iÓm cña c¸c lo¹i c©u rót gän, c©u ®Æc biÖt, c©u chñ ®éng, c©u bÞ ®éng ?
- §Æc ®iÓm , t¸c dông cña phÐp tu tõ liÖt kª ?
- C¸ch më réng c©u ?
- C«ng dông cña dÊu c©u ?
H§3: HÖ thèng kiÕn thøc c¬ b¶n phÇn tËp lµm v¨n
( )
H§4: H­íng dÉn häc sinh thùc hµnh ( )
- Nh¾c l¹i c¸c b­íc cña qu¸ tr×nh t¹o lËp v¨n b¶n.
- H­íng dÉn thùc hµnh.
- HS ®äc ®Ò bµi
- X¸c ®Þnh yªu cÇu cña ®Ò.
- HS th¶o luËn lËp dµn bµi.
- GV nhËn nhËn xÐt, kh¸i qu¸t
I .Nh÷ng néi dung c¬ b¶n
1. PhÇn v¨n:
- Néi dung cña c¸c v¨n b¶n.
- C¶m nhËn vÒ c¸c v¨n b¶n Êy.
2. PhÇn TiÕng ViÖt
- C©u rót gän, c©u ®Æc biÖt, c©u chñ ®éng, c©u bÞ ®éng
- §Æc ®iÓm, t¸c dông cña phÐp tu tõ liÖt kª.
- C¸ch më réng c©u
- C«ng dông cña dÊu c©u
3. PhÇn tËp lµm v¨n
- C¸ch lµm bµi v¨n nghÞ luËn (gi¶i thÝch, chøng minh)
II. H­íng dÉn thùc hµnh
* §Ò bµi: Chøng minh r»ng b¶o vÖ rõng lµ b¶o vÖ cuéc sèng cña chóng ta.
* Yªu cÇu:
- KiÓu bµi: chøng minh
- Néi dung:
+ B¶o vÖ rõng lµ b¶o vÖ cuéc sèng cña chóng ta.
+ Vai trß cña rõng
* Dµn bµi:
- Më bµi: Nªu vÊn ®Ò cÇn chøng minh.
- Th©n bµi: Chøng minh
+ B¶o vÖ rõng lµ b¶o vÖ nguån lîi kinh tÕ mµ rõng ®em l¹i cho con ng­êi.
+ Rõng gãp phÇn b¶o vÒ an ninh, quèc phßng.
+ Rõng lµ ng«i nhµ chung cña ®éng vËt, thùc vËt.
+ Rõng lµ l¸ phæi xanh.
Rõng ng¨n lò, chèng xãi mßn, ®iÒu hoµ khÝ hËu.
- KÕt bµi:
+ Kh¼ng ®Þnh vai trß cña rõng.
+ Tr¸ch nhiÖm b¶o vÖ rõng.
3. Cñng cè : ( ) 
- Gi¸o viªn hÖ thèng toµn bµi.
4. H­íng dÉn häc ë nhµ : ( ) 
- Häc bµi, «n tËp thËt kÜ chuÈn bÞ kiÓm tra tæng hîp cuèi n¨m.
Ngµy d¹y....../....../ 2007
TiÕt 131+ 132
KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM
(Đề thi của phòng giáo dục thị xã)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ngu van 7 ca nam.doc