Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 2: Mẹ tôi (Tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 2: Mẹ tôi (Tiếp)

MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Sơ giản về Et-môn-đô-đơ A-mi-xi

- Cch gio dục vừa nghim khắc vừa tế nhị, cĩ lí, cĩ tình của người cha khi con mắc lỗi.

- Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua một bức thư.

2. Kĩ năng

 - Đọc – hiểu một văn bản viết dưới hình thức một bức thư

 - Phn tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha ( tác giả bức thư ) và người mẹ nhắc đến trong bức thư.

 

doc 6 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1143Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 2: Mẹ tôi (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MẸ TÔI
Tiết: 02	
Ngày dạy : 15/ 08/ 2011	
 Ét-mô-đô-đơ A-mi-xi
I. MỤC TIÊU
Kiến thức 
- Sơ giản về Et-mơn-đơ-đơ A-mi-xi
- Cách giáo dục vừa nghiêm khắc vừa tế nhị, cĩ lí, cĩ tình của người cha khi con mắc lỗi.
- Nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua một bức thư.
Kĩ năng
 - Đọc – hiểu một văn bản viết dưới hình thức một bức thư 
 - Phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha ( tác giả bức thư ) và người mẹ nhắc đến trong bức thư.
Thái độ
 - Giáo dục kĩ năng sống : Giá trị của lịng nhân ái, tình thương và trách nhiệm của cá nhân với hạnh phúc gia đình. 
II. CHUẨN BỊ 
Giáo viên : Bảng phụ, giáo án
Học sinh : Bài soạn, sách vở .
III. PHƯƠNG PHÁP 
Đọc diễn cảm, gợi mở, tái tạo .
So sánh đối chiếu, giảng bình, nên vấn đề, thảo luận .
IV. TIẾN TRÌNH 
1. Ổn định tổ chức :
Kiểm tra sĩ số học sinh 
2. Kiểm tra bài cũ :
 1. Tâm trạng của mẹ và của đứa con trong đêm trước ngày khai trường giống và khác nhau như thế nào? Vì sao có sự khác nhau ấy? (7đ)
 2. - Trong đêm trước ngày khai trường của con mẹ đã nghĩ gì?
 - Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra được từ bài: “ Cổng trường mở ra” là gì? (5đ)
 3. Soạn bài đầy đủ ( 3 đ )
_ Giống nhau: Háo hức, đang phân tâm và suy tưởng ( 2 đ )
_ Khác nhau: 
+ Mẹ: Thao thức, trằn trọc không ngủ, suy nghĩ triền miên: nhớ lại kỉ niệm xưa, nghĩ và liên tưởng đến tương lai ( 1,5 đ )
+ Con: Tuy thao thức, nhưng thanh thản nhẹ nhàng đi và giấc ngủ ( 1,5 đ )
Vì: Mẹ phải lo lắng cho con. mẹ đang nôn nao nghĩ về ngày khai trường năm xưa của chính mìn ( 1 đ )
Con còn nhỏ ngây thơ ( 1 đ )
 - Mẹ nghĩ: ( 4 đ )
 + Về việc làm cho ngày đầu tiên con đi học thật sự cĩ ý nghĩa.
 + Hồi tưởng lạiù kỉ niệm lần đầu tiên đến trường của mình 
 + Nghĩ đến ngày khai trường ở Nhật 
 + Nghĩ đến thế giới kì diệu ở trường học
 Đó là tình cảm sâu nặng, là tấm lòng yêu thương của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người ( 3 đ )
 3. Giảng bài mới :
Giới thiệu bài :
 Trongcuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ có một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng và cao cả.Nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức hết được điều đó. Chỉ đến khi mắc những lỗi lầm, ta mới nhận ra tất cả. Bài văn “ Mẹ tôi” sẽ cho ta một bài học như thế. 
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung bài dạy
* Hoạt động 1: Đọc bài văn và tìm hiểu phần chú thích
Hướng dẫn đọc: Đọc chậm rãi, tình cảm tha thiết và nghiêm túc. Chú ý các câu cảm, câu cầu khiến, đọc với giọng thích hợp
Giáo viên đọc mẫu một đoạn 
 Gọi học sinh đọc tiếp theo
Nhận xét- uốn nắn- sửa chữa
 Học sinh đọc phần chú thích tác giả, tác phẩm
Tác giả: Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi (1846-1908) nhà văn I-ta-li-a
Tác phẩm: Trích “ Những tấm lòng cao cả” (1886)
 Giải nghĩa: cảnh cáo, quằn quại, hối hận
¬ Bố cục văn bản chia thành mấy phần ? Nêu nội dung từng phần ?
Ø Bố cục: 2 phần
 Phần 1: là lời kể của En-ri-cơ 
 Phần 2: Nội dung bức thư
* Hoạt động 2: Đọc tìm hiểu văn bản 
 ¬ Văn bản là một bức thư của ai? Gửi cho ai?
 Ø Đây là một bức thư của người bố gửi cho con
 ¬ Tại sao người bố lại viết bức thư đó?
 Ø Người bố viết thư đó là muốn cảnh cáo En- ri-cô vì En- ri-cô có lời thiếu lễ độ với mẹ lúc cô giáo đến thăm. 
 ¬ Bức thư đó nói về những điều gì?
 Ø Tâm trạng của người bố. Những gian khổ hy sinh mà người mẹ đã âm thầm dành cho đứa con của mình
 ¬ Những điều nói trong thư liên quan đến ai?
 Ø Đến người mẹ
 ¬ Văn bản là một bức thư của người bố gửi cho con nhưng tại sao tác giả lại lấy nhan đề là “Mẹ tôi”?
 Ø Vì qua bức thư người đọc thấy hiện lên hình tượng một người mẹ cao cả và lớn lao. Đồng thời thấy được tình cảm và thái độ quý trọng của người bố đối với mẹ
 Chuyển ý
 ¬ Tìm những chi tiết thể hiện thái độ của người bố đói với En-ri-cô?
 Ø Chi tiết: “Sự hỗn láo của con như những nhát dao đâm vào tim bố vậy”
 “Bố không thể nén được cơn tức giận”
 “Con mà lại xúc phạm đến mẹ ư”
 “Thà rằng bố không có con, còn hơn thấy con bội bạc với mẹ”
 “Trong một thời gian con đừng hôn bố”
 ¬ Qua những chi tiết trên giúp ta cảm nhận được thái độ của người bố đố đối với En-ri-cô như thế nào?
 ­ Đoạn văn cho ta thấy người bố rất đau đớn và bực bội trước sai lầm của con. Ôâng nghiêm khắc phê bình thái độ vô lễ của đứa con mà ông vô cùng yêu quý. Ôâng nói dứt khoác như mệnh lệnh. Đó là một sự xúc phạm sâu sắc
 Học sinh đọc thầm “ Trước mặt côcứu sống con”
 ¬ Những chi tiết nào nói về người mẹ của En-ri-cô?
 Ø “ Mẹ phải thức suốt đêm  có thể mất con”
 “ Người mẹ đã sẵn sàng  để cứu sống con”
 ¬ Qua đó em hiểu mẹ của En-ri-cô là người như thế nào?
 Ø Thời thơ ấu lúc con đau ốm, người mẹ có thể hy sinh tất cả, có thể chịu đựng để nuôi con, cứu con. Khi trưởng thành mẹ vẫn là chỗ dựa tinh thần, nguồn an ủi của con
Tích hợp văn bản “ cổng trường mở ra”
 Học sinh đọc đoạn cuối bài
 ¬ Cuối thư, bố En-ri-cô đã khuyên En-ri-cô xin lỗi mẹ như thế nào ?
 Ø Lời khuyên của bố đối với En-ri-cô thật chân tình và sâu sắc
¬ Khi đọc thư của bố tâm trạng của En-ri-cô ra sao?
 Ø Xúc động vô cùng
 Giáo viên sử dụng bảng phụ ghi câu hỏi 4/SGK 
 ¬ Theo em, điều gì khiến En-ri-cô xúc động vô cùng khi đọc thư của bố ? Hãy tìm và lựa chọn những lí do mà em cho là đúng.
 a.Vì bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô
 b.Vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố
 c.Vì những lời nói chân tình và sâu sắc của bố
 Giáo dục: Bổn phận làm con là phải biết yêu thương kính trọng cha mẹ. Khi mắc lỗi thì phải biết xin lỗi và sửa chữa
Câu hỏi thảo luận ( 3 phút )
 ¬ Theo em, tại sao người bố lại không nói trực tiếp với En-ri-cô mà lại viết thư?
 Ø Tình cảm sâu sắc thường tế nhị và kín đáo, nhiều khi không nói ra trực tiếp đựơc. Hơn nữa, viết thư là chỉ nói riêng cho người mắc lỗi biết, vừa giữ được sự kín đáo, tế nhị, vừa không làm người mắc lỗi mất lòng tự trọng
 ¬ Về nghệ thuật văn bản cĩ gì đặc sắc?
Văn bản cĩ ý nghĩa gì trong đời sống?
¬ Văn bản cĩ ý nghĩa gì trong đời sống?
 Học sinh đọc to phần ghi nhớ
* Hoạt động 3: Luyện tập
 Tổ chức trị chơi thi đua nhĩm 
 Sưu tầm đọc các bài ca dao nĩi về tình cảm của cha mẹ dành cho con cái và tình cảm của con cái đối với cha mẹ
I. Đọc và tìm hiểu chú thích :
1. Đọc 
 2. Chú thích :
 a. Tác giả:
 - Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi (1846-1908 )
 b. Tác phẩm:
 - Trích “ Những tấm lòng cao cả”
 c. Giảng từ khó : SGK
 d. Bố cục: 2 phần
II. Đọc- hiểu văn bản :
Hồn cảnh bố viết thư
 - En-ri-cơ cĩ nhỡ thốt ra lời thiếu lễ độ với mẹ khi cơ giáo đến thăm 
 - Giúp En-ri cơ suy nghĩ kĩ, nhận ra và sữa chữa lỗi lầm. 
2. Nội dung bức thư:
 a. Thái độ của người bố đối với En-ri-cô 
 - Buồn bã và tức giận
 - Dùng lời lẽ chân tình, tế nhị nhưng nghiêm khắc phê bình con 
 - Vạch cho con hiểu công lao và sự hy sinh của mẹ
 - Mong con kính trọng mẹ
 b. Hình ảnh về người mẹ của En-ri-cô
 - Lo lắng, chăm sóc cho con
 - Hy sinh tất cả vì con
 à Người mẹ hết lịng yêu thương con
 - Là chỗ dựa tinh thần, nguồn an ủi của con khi trưởng thành.
 c. Lời khuyên của bố
- Từ nay không ra lời nói nặng với mẹ
- Xin lỗi mẹ 
- Cầu xin mẹ hôn con
 à Lời khuyên của bố đối với En-ri-cô thật chân tình và sâu sắc
 3. Nghệ thuật:
- Sáng tạo hồn cảnh xày ra chuyện 
- Lồng ghép trong câu chuyện một bức thư cĩ nhiều chi tiết khắc hoạ hình ảnh người mẹ.
- Biểu cảm trực tiếp.
 4. Ý nghĩa:
 - Người mẹ cĩ vai trị quan trọng trong gia đình 
 - Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi con người 
Ghi nhớ: SGK/12
III. Luyện tập
4. Củng cố và luyện tập
 - Em đã bao giờ phạm lỗi với cha mẹ chưa? Đó là lỗi gì? Sau khi phạm lỗi em đã suy nghĩ gì?
 Học sinh tự trả lời 
 - Bài học sâu sắc được rút ra từ văn bản “ Mẹ tôi” là gì?
 Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi con người
 Là con người phải cĩ lịng vị tha, nhân ái, khi cĩ lỗi phải biết nhận lỗi và sửa.
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
Học thuộc lòng nội dung bài học và đoạn “Dù có lớn khôn  tình yêu thương đó
Đọc thêm bài “Thư gửi mẹ”
Sưu tầm đọc các bài ca dao nĩi về tình cảm của cha mẹ dành cho con cái và tình cảm của con cái đối với cha mẹ
Chuẩn bị : Đọc – tìm hiểu văn bản : “Cuộc chia tay của những con búp bê” 
 Hồn cảnh xảy ra sự việc 
 Tình cảm của hai anh em Thành và Thuỷ trước và khi phải chia xa
 Cuộc chia tay em Thành và Thuỷ
 Thuỷ chia tay với lớp học và cơ giáo.
V. RÚT KINH NGHIỆM :
Nội dung 	
Phương pháp 	
Tổ chức	

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 2 Me toi.doc