Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Lừu Văn Lìn - Tuần 34

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Lừu Văn Lìn - Tuần 34

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:

- Hệ thống hóa kiến thức về các phép biến đổi câu và các phép tu từ cú pháp đã học.

- Củng cố kiến thức tu từ về ngữ pháp

- tích hợp với phàn văn trong học kì II,với phần tập làm văn ở các bài lập luận chứng minh và giải thích

- Rèn kĩ năng mở rộng ,rút gọn và chuyển đổi câu.sử dụng dấu câu và tu từ về câu

II. CHUẨN BỊ :

GV :Nghiên cứ hệ thống kiến thức cần ôn tập ,hệ thống bài tập cần ôn luyện cho học sinh

 -Bảng phụ ghi bài tập thực hành ,phiéu bài tập kiểm tra trắc nghiệm nhanh trong giờ ôn tập

HS :Ôn tập theo hướng dẫn của giáo viên

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiêm tra bài cũ : kết hợp trong giờ

 

doc 9 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 810Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Lừu Văn Lìn - Tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34 - Tiết 129
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh: 
 Hệ thống hóa kiến thức về các phép biến đổi câu và các phép tu từ cú pháp đã học.
Củng cố kiến thức tu từ về ngữ pháp 
tích hợp với phàn văn trong học kì II,với phần tập làm văn ở các bài lập luận chứng minh và giải thích 
Rèn kĩ năng mở rộng ,rút gọn và chuyển đổi câu.sử dụng dấu câu và tu từ về câu 
II. CHUẨN BỊ : 
GV :Nghiên cứ hệ thống kiến thức cần ôn tập ,hệ thống bài tập cần ôn luyện cho học sinh 
 -Bảng phụ ghi bài tập thực hành ,phiéu bài tập kiểm tra trắc nghiệm nhanh trong giờ ôn tập 
HS :Ôn tập theo hướng dẫn của giáo viên 
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiêm tra bài cũ : kết hợp trong giờ
2. Bài mới 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? Trạng ngữ là gì ?
?Cho một ví dụ về câu có thành phần trạng ngữ ?
Trong câu ,có những loại trạng ngữ nào ?
?Cho ví dụ với mỗi loại trạng ngữ ?
? Trạng ngữ thường có cấu tạo như thế nào ?
 -Có thể là một thực từ (D ,Đ, T ) nhưng thường là một cụm từ (Cụm danh từ ,cum động từ ,cụm tính từ )GV Trước các từ hoặc cụm từ làm trạng ngữ thường có các quan hệ từ ỉa
?Trạng ngữ có đặc điểm gì về nội dung ý nghĩa ?
?Trạng ngữ thường đứng ở vị trí nào trong câu ?
?Khi thêm trạng ngữ cho câu người ta nhằm mục đích gì ?
?Khi tách trạng ngữ thành câu riêng ,người viết có dung ý gì ?
? Có mấy loại biến đổi câu
/CHúng ta đã có những cách chuyển đổi kiểu câu nào trong chương trình ngữ văn 7 
?Thế nào là câu chủ động ?
?thế nào klà câu bị động 
?Cho ví dụ đối với mỗi loại câu ?
? Chuyển đổi hai loại câu này người ta nhằm mục đích gì ?
?Có mấy kiểu câu bị động ?Cho ví dụ với mỗi loại 
*GV @kiểu câu này thường đi thành từng căïp tương ứng với nhaunên khi ta biến đổi câu chủ động thành câu bị động thì ta cũng có thể làm ngược lại 
? Có mấy kiểu thêm bớt thành phần câu?
? Thế nào là rút gọn câu? Cho VD.
?Rút gọn câu nhằm mục đích gì ?
? Mở rộng câu gồm có mấy cách ?
? Thế nào là thêm trạng ngữ cho câu? Cho VD?
? Thế nào là dùng cụm C – V làm thành phần câu?
? Hãy nêu các trường hợp dùng cụm C – V làm thành phần câu? VD?
Từ đầu học kỳ I đến nay các em đã học phép tu từ nào?
? Thế nào là phép điệp ngữ? VD?
?Có thể sử dụng những trường hợp điệp ngữ nào ?
? Thế nào là phép liệt kê? VD?
? Xét theo ý nghĩa và cấu tạo ta phân biệt các kiểu liệt kê như thế nào ? VD?
GV Liệt kê là một phép tu từ cú pháp ,vì vậy khi sử dụng cần chú ý đến gia trị biểu cảm cua nó 
GV đưa bảng phụ đã vẽ sơ đồ tổng hợp kiến thức phần tiếng Việt 7 SGK / 144
-Cho hs nhắc lại các kiến thức cơ bản đó 
?Ở lớp 7 ,các em đã học những dấu câu nào ?
?Nêu công dụng của từng loại dấu câu đó ?
Cho ví dụ với mỗi trường hợp ?
I. Ôn lý thuyết 
1. Thêm trạng ngữ cho câu 
 *Ví dụ 
Trên giàn thiên lí, mấy con ong/đang đi kiếm mật hoa 
 TR CN VN 
* Các loại trạng ngữ :
TR chỉ thời gian 
TR chỉ nơi chốn địa điểm 
TR chỉ nguyên nhân 
TR chỉ mục đích 
TR chỉ phương tiện 
TR chỉ cách thức 
*Đặc điểm của trạng ngữ 
- Về ý nghĩa : Trạng ngữ được thêm vào cho câu để xác định về thời gian nơi chốn ,mục đích ,phương tiêïn ,cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu 
-Về hình thức :TR có thể đứng đầu câu ,cuối câu hay giữa câu 
*Công dụng :
-Xác định hoàn cảnh ,điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu ,góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ ,chính xác 
-Nối kết các câu ,các đoạn với nhau ,góp phần làm cho đoạn văn ,bài văn được mạch lạc .
*Tách trạng ngữ thành câu riêng :
-Để nhấn mạnh ý ,chuyển ý hoặc thể hiện những tình huống ,cảm xúc nhất định ,người ta có thể tách trạng ngữ ,đặc biệt là trạng ngữ đứng cuối câu ,thành câu riêng .
2.Biến đổi câu : 2 loại
*Chuyển đổi kiểu câu
-Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại 
-Mục đích :Tránh lặïp lại một kiểu câu hoặc để đảm bảo cho mạch văn nhất quán .
- Các kiểu câu bị động 
+Câu bị động có từ bị ,được 
+Câu bị động không có từ bị được 
*- Thêm bớt thành phần câu
2 kiểu:	+ Rút gọn câu
	+ Mở rộng câu
a . Rút gọn câu
- Làm cho câu gọn hơn, thông tin nhanh tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong các câu trước.
VD: Môn nào con được điểm 10.
- Môn Toán ạ!
- Ngụ ý hành động, đặc điểm chung có tất cả mọi người (lược bỏ chủ ngữ)
VD: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
 b.Mở rộng câu
 -Thêm trạng ngữ cho câu
 -Dùng cụm C – V làm thành phần câu
 +Khi nói hoặc viết có thể dùng những cụm từ có hình thức giống như câu đưn bình thường gọi là cụm chủ vị (cum C-V) làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu 
+ Các trường hợp dùng cụm C – V làm thành phần câu: Chủ ngữ ,vị ngữ ,các phụ ngữ trong cụm danh từ ,cụm động từ ,cụm tính từ 
3 .Các phép tu tử cú pháp
a. Điệp ngữ :Khi nói hoặc viết ,người ta có hể lặp lại từ ngữ hoặc cả câu để làm nổi bật ý ,gây cảm xúc mạnh 
 -Các dạng điệp ngữ :Điệp ngữ cách quãng ,điệp ngữ nối tiếp ,điệp ngữ chuyển tiếp(điệp ngữ vòng) .2 b.Liệt kê.:Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả dược đầy dủ hơn sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng tình cảm 
- Các kiểu liệt kê:
+Xết về cấu tạo :Có thể phân biệt liệt kê theo từng cạp và liệt kê không theo từng cặp 
+Xét theo ý nghĩa : Có thể phân biệt liệt ke âtăng tiến với liệt kê không tăng tiến 
4. Các dấu câu 
-Dấu chấm lửng SGK/122
- Dấu chấm phảy SGK/122
Dấu gạch ngang Sgk/130
II Luyện tập 
Bài tập 1 :Khoanh tròn vào chữ cái in hoa đầu câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau đây:
II Luyện tập 
1 Câu nào sau đây là câu đặc biệt ?
 A - Đê vỡ rồi ! C-Có biết không 
 B-Dạ ,bẩm ... D -Lính đâu 
2 Có thể thêm trạng ngữ nào vào vị trí nào trong câu sau :”Đê vỡ rồi “
 A Ở đây -đầu câu C - Chỗ bờ sông phía nam đình - đầu câu
 A’ A Ở đây -cuối câu C ‘ - Chỗ bờ sông phía nam đình -cuối câu 
 B Ngoài kia - đầu câu 	 D - Ôi trời ôi ! -Đầu câu 
 B’ Ngoài kia-cuối câu D - Ôi trời ôi ! -cuối câu 
3.Dấu chấm lửng dùng để :
 A Nối các từ trong một liên danh 
 B Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng ngắt quãng 
 C Tỏ ý còn nhiều sự vật hiện tượng chưa liệt kê hết 
 D Làm dãn nhịp điệu câu văn ,chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước châm biếm 
 4 .Dấu chấm giữa hai câu sau đây có thể thay thế bằng dấu gì ?
 Sự sáng tạo này ta cũng có thể xem là xuất sắc ở một mối tình yêu thương tha thiết. Yêu thương ngay những điều chưa có trong thực tế để gọi nó vào trong thực tế .
 A Dấu phảy B Dấu chấm phảy 
 C Dấu hai chấm D Dấu gạch ngang 
5. Câu văn “Từ vựng tiếng Việt qua các thời kì diaễn biến của nó tăng lên mỗi ngày một nhiều thuộc kiểu câu gì ?
 A Câu đặc biệt B Câu rút gọn 
 C Câu chủ động D Câu bị động 
6 . Nhận xét nào đúng với hai câu văn :Có khi được trưng bày trong tủ kính ,trong bình pha lê rõ ràng dễ thấy .Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương trong hòm “
 A -Là hai câu rút gọn B Là hai câu mở rộng 
 C Là hai câu chủ động D Là hai câu đặc biệt 
7 .Hai câu văn đi liền nhau :” Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng .Chẳng những thế ,văn chương còn sáng tạo ra sự sống “.có sử dụng : 
 A Liệt kê B Điệp ngữ C Chơi chữ D Câu đặc biệt 
 Bài tập 2 : Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về ca Huế trên sông Hương ûtrong đó có sử dụng :
 - Phép liệt kê -Dấu chấm phảy 
 - Dấu chấm lửng -Dùng cụm chủ vị để mở rông câu 
?Vớ bài tập này em làm như thế nào ?
 -Xác định nội dung đoạn văn : Nêu cảm nhận về ca Huế 
 - Định hướng cách viết các câu ,cách sử dụng các yêu cầu mà bài tập nêu ra ở từng câu 
 Cho hs chia nhóm thảo luận 
 Mỗi nhóm cử đại diện trình bày bài làm ,hs nhóm khác nhận xét ,bổ sung 
GV nhận xét ,hướng dẫn sửa , nêu mẫu cách làm một vài đoạn văn 
 Bài tập 3 Phát phiếu học tập cho hs làm bài kiểm tra nhanh tại lớp 
 Câu 1 : Điền vào chỗ trống trong dấu ( ) ở đoạn văn sau đây những dấu câu thích hợp :
 A - Em là ( ) Nguyệt .
 B - Khốn nạn ! ( ) Ông giáo ơi ! ( ) Nó có biết gì đâu ? Nó thấy toi gọi nó thì nó chạy ngay về,vẫy đuôi mừng .
 C Sài Gòn ( )hòn ngọc VIễn Đông ( )đang từng ngày từng giờ thay da đổi thịt .
 Câu 2 Những câu văn sau đây là câu chủ động hay câu bị động ,hãy chuyển đổi thành câu ngược lại 
 A Nhà chị bị giặc đốt nhiều lần ,chỉ còn một cái hầm như tất cả các gia đình khác ở đây .
 ...............................................................................................................................................
 ..................................................................................................................................................
 ...............................................................................................................................................
 B Các ông đánh đập ,tra tấn tôi nhiều quá ,già cả lú lẫn rồi ,tôi không làm 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
3.Củng cố , HDVN
 - Cho hs nhắc lại những kiến thức đã ôn tập 
 - Ôn kỹ bài để chuẩn bị thi học kỳ.
 -Tự làm lại các dang bài tập đã làm trong sgk 
Tiết 130
Ngày soạn: 5/2009
Ngày dạy: 5/2009
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA
Ngày giảng.tiết(tkb).lớp.sĩ số:
 Ngày giảng.tiết(tkb).lớp.sĩ số:
I. Mục tiêu cần đạt 
- Giúp học sinh có kĩ năng làm tốt bài kiểm tra tổng hợp cuói năm với các đơn vị kiến thức của cả ba phần văn , tiếng Việt , Tập làm văn 
- Biết vận dụng những kiến thức những kiển thức và kỹ năng Ngữ văn đã học một cách tổng hợp , toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra , đánh giá mới 
II. Chuẩn bị 
GV : Chuẩn bị nội dung thuyết trình, một số đề mẫu
HS : Tham khảo một số đề kiểm tra đã có
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
GV cho hs quan sát một kiểu đề cũ : Đề kiểm tra giữa học kì II của Phòng GDDT
? Nhận xét bố cục của đề
- Đề gồm hai phần : trắc nghiệm và tự luận
 ?Điểm số của các phần được phân chia như thế nào
- trắc nghiệm 3 điểm, tự luận 7 điểm
? những đơn vị kiến thức nào được bố trí kiểm tra ở các phần này? 
-Phần trắc nghiệm: Gồm các nội dung tư tưởng của các tác phẩm văn học, hoặc một chi tiết trong tác phẩm, phần kiến thức của phân môn tiếng Việt, lí thuyết tập làm văn
- Phần tự luận: Gồm hai đơn vị kiến thức cần phải đạt đó là viết đoạn văn cảm nhận về một đoạn hay một chi tiết trong một tác phẩm nào đó, một câu tục ngữ...; Viết một bài văn hoàn chỉnh theo nội dung được yêu cầu.
Gv: Hiện nay Sở GD có sự thay đổi quy cách đánh giá, đề kiểm tra cũng có sự thay đổi. Chú trọng khả năng tạo lập văn bản của HS, kĩ năng trình bày dưới dạng bài viết nên đề không có trắc nghiệm mà chủ yếu là câu hỏi tự luận. Hình thức đề tự luận được ra dưới dạng sau: 
- GV đưa ra đề mấu để hS tham khảo
? Nhận xét cấu tạo,điểm số, cách làm của đề kiểm tra mới
- Có ít câu hỏi: 3-4 câu 
- Các câu hỏi được chia cho các đơn vị kiến thức: Tiếng Việt, văn học và tập làm văn , mỗi loại 1 câu
- Làm bài bằng cách tra lời các câu hỏi
? Muốn làm được thì HS phải có kiền thức như thế nào?
- Đòi hỏi học sinh phải nhớ chính xac các khái niệm, định nghĩa cũng như đặc điểm của từng kiến thức
GV: Như vậy kiểu đề mới có cấu tạo đơn giản hơn đề cũ, song để làm tốt thì học sinh phải đảm bảo nắm vững kiến thức một cách chính xác, có kí năng trình bày đúng, đủ, chính xác...
1. Kiểu đề cũ
- Đề gồm hai phần : trắc nghiệm và tự luận
- Điểm số của các phần được phân chia theo tỉ lệ 3 -7
- Nội dung các phần
+ Trắc nghiệm : Bao gồm khoàng 6-8 câu hỏi liên quan tới các đơn vị kiến thức đã học, chỉ cầ chọ một đáp án đúng trong nhiều đáp án đưa ra
+ Tự luận : Thực hiện kĩ năng dựng đoạn , tạo lập một van bản hoàn chỉnh
1. Kiểu đề mới
- Cấu tạo đơn giản, từ 3-4 câu hỏi
- Phân bố kiền thức và điểm số: Tiếng Việt, Văn, tập làm văn :2-3-5
3. Củng cố và HDVN
- Chuẩn bị tốt các nội dung đã ôn tập cho thi cuối năm đạt kết quả cao
Tiết 131
 Chương trình địa phương
 Phần văn và tập làm văn 
I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
	Giúp học sinh :
Biết cách sưu tầm ca dao , tục ngữ theo chủ đề và bước đầu biết chọn lọc , sắp xếp , tìm hiểu ý nghĩa của chúng.
Tăng thêm hiểu biết và tình cảm gắn bó với địa phương quê hương mình.
Có ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc và tinh hoa của địa phương mình trong sự giao lưu với cả nước 
II CHUẨN BỊ 
	+ GV : Soạn giáo án và sưu tầm ca dao , tục ngữ theo chủ đề.
	+ HS : Soạn bài và sưu tầm ca dao , tục ngữ theo chủ đề
III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Kiểm tra :Việc chuân bị của hs 
2.Bài mới 
 Phần I:Sưu tầm thơ văn 
 Chủ đề 1 :Văn học với Hà Nội xưa và nay
GV yêu cầu HS sưu tầm khoảng 20 câu ca dao , dân ca , tục ngữ lưu hành ở địa phương , đặc biệt là những câu nói về địa phương Hà nội Sau đó cho học sinh viết vào vở 10 câu ca dao nói trên.
 Xác định đối tượng sưu tầm :
+ Bước 1 : GV cho HS ôn lại ca dao , dân ca , tục ngữ là gì ?
+ Bước 2 : GV cho HS xác định thế nào là “câu ca dao” , đơn vị sưu tầm . Các dị bản đều được phép tính là 1 câu.
+ Bước 3 : GV cho HS xác định thế nào là “ ca dao , tục ngữ lưu hành ở địa phương” và “nói về địa phương”. GV lưu ý với HS rằng : “Lưu hành ở địa phương” là 1 phạm vi rộng , tạo cái dễ cho học sinh . Còn “Nói về địa phương” là phạm vi hẹp , 1 yêu cầu cao và khó đối với sưu tầm. GV ưu tiên cho loại sau , thể hiện ở thái độ khích lệ đối với HS sưu tầm được loại này.
Bài tập : Hãy sưu tầm và giới thiệu những câu ca dao tục ngữ có chủ đề nói về Hà Nội 
3. .Tìm nguồn sưu tầm :
GV GỢI Ý ĐỂ HS THẤY RÕ CÁC NGUỒN SƯU TẦM :
Hỏi cha mẹ , người địa phương , người già cả , nghệ nhân , nhà văn (nếu có) ở địa phương.
Lục tìm trong sách , báo ở địa phương.
Cách sưu tầm :
Mỗi HS có vở làm bài tập (Hoặc sổ tay văn học ). Mỗi lần sưu tầm được hãy chép vào vở (Hoặc vào sổ tay) để khỏi quên hoặc thất lạc.
Sau khi đã sưu tầm đủ số lượng yêu cầu thì phân loại : Ca dao , dân ca chép riêng ; tục ngữ chép riêng.
Các câu cùng loại thì sắp xếp theo thứ tự A B C của chữ cái đầu câu 
 Chủ đề 2 :văn học địa phương 
Sưu tầm nhừng câu ca dao , dân ca , tục ngữ lưu hành ở địa phương mình, nhất là những câu đặc sắc mang tính địa phương 
Gợi ý cho hs nêu hiểu biết của mình về vốn văn học địa phương đã sưu tầm được 
Có thể nêu mẫu cho hs biết một số câu ca dao ,bài thơ của từng miền :
MIỀN BẮC :
1 / 	Đồng Đăng có phố Kì Lừa
Có nàng Tô Thị , có chùa Tam Thanh
Ai lên Xứ Lạng cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em
Tay cầm bầu rượu nắm nem
Mảng vui quên hết lời em dặn dò
Gánh vàng đi đổ sông Ngô
Đêm nằm tơ tưởng như mò sông Tương
Vào chùa thắp một tuần hương
Miệng khấn , tay vái bốn phương chùa này
Chùa này có một ông thầy,
Có hòn đá tảng , có cây ngô đồng
Bao giờ chùa lở xuống sông ,
Đá tảng trôi mất , ngô đồng chơ vơ.
2 / 	Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An.
(Người Tràng An là người kinh thành)
3 / 	Đường lên Xứ Lạng bao xa
Cách một trái núi với ba quãng đồng
Ai ơi đứng lại mà trông
Kìa núi Thành Lạng , nọ sông Tam Cờ.
MIỀN TRUNG :
1 / 	Công đâu công uổng , công thừa
Công đâu gánh nước tưới dừa Tam Quan
Công đâu công uổng , công sang
Công đâu gánh nước Tam Quan tưới dừa.
2 / 	Đò từ Đông Ba đò qua Đập Đá
Đò từ Vĩ Dạ thẳng ngả Ba Sình
Lờ đờ bóng ngả trăng chênh
Tiếng hò xa vọng , nặng tình nước non.
3 / 	Ai về Tuy Phước ăn nem
Ghé qua Hưng Thịnh mà xem Tháp Chàm.
MIỀN NAM :
1 / 	Cửu Long gạo trắng nước trong
Ai đi đến đó thì không muốn về.
2 / 	Đèn Sài Gòn ngọn xanh , ngọn đỏ
Đèn Mĩ Tho ngọn tỏ , ngọn lu
Anh về anh học chữ nhu
Chín trăng em đợi , mười thu em chờ.
3 / 	Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
4 / 	Phồn hoa thứ nhất Long Thành
Phố giăng mắc cửi , đường quanh bàn cờ.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 34 v7.doc