Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 21 - Bài 6: Văn bản: Côn Sơn ca (Nguyễn Trãi) - Thiên trường vãn vọng

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 21 - Bài 6: Văn bản: Côn Sơn ca (Nguyễn Trãi) - Thiên trường vãn vọng

A/ Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh:

 - Cảm nhận được hồn thơ thắm thiết tình quê của Trần Nhân Tông trong bài “ Buổi chiều đứng ở Phú Thiên Trường trông ra” và sự hoà nhập nên thơ, thanh cao của Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn sơn qua đoạn thơ “Bài ca Côn sơn”.

 - Qua đó củng cố hiểu biết về thơ thất ngôn tứ tuyệt và thơ lục bát.

B/Chuẩn bị:

 - Giáo viên: Tham khảo SGV.

 

doc 6 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1043Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 21 - Bài 6: Văn bản: Côn Sơn ca (Nguyễn Trãi) - Thiên trường vãn vọng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 8/10/2006
 Ngày giảng: 12/10/2006 
 Bài 6
 Văn bản: - côn sơn Ca (Nguyễn Trãi)
 - Thiên trường vãn vọng 
 (Trần Nhân Tông)
 (Đọc thêm)
 Tiết 21: Đọc – hiểu văn bản
A/ Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh:
 - Cảm nhận được hồn thơ thắm thiết tình quê của Trần Nhân Tông trong bài “ Buổi chiều đứng ở Phú Thiên Trường trông ra” và sự hoà nhập nên thơ, thanh cao của Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn sơn qua đoạn thơ “Bài ca Côn sơn”.
 - Qua đó củng cố hiểu biết về thơ thất ngôn tứ tuyệt và thơ lục bát.
B/Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Tham khảo SGV.
 - Học sinh: Đọc văn bản – trả lời câu hỏi sgk.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
 * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
 ? Đọc thuộc lòng bản phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ của văn bản “ Sông núi nước Nam” và cho biết nội dung chính của bài.
 * Hoạt động 2: Giới thiệu bài (1 phút).
 Mặc dù cách chúng ta dăm bảy thế kỷ, nhưng phong cảnh non sông đất nước ta đời Trần – Lê vẫn hiện lên rất đẹp qua hai bài thơ “ Bài ca Côn sơn” và “ Thiên trường vãn vọng” của nhà thơ Nguyễn Trãi và vua Trần Nhân Tông.
 Vậy để thấy rõ được cảnh đẹp cũng như lòng yêu quê hương của Trần Nhân Tông và Nguyễn Trãi. Tiết học hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu 2 bài thơ 
 * Hoạt động 3: Bài mới ( 38 phút).
 Hoạt động của thầy
HĐ của trò
 Nội dung cần đạt
- Gọi h/s đọc chú thích *( sgk – tr79)
? Nêu tóm tắt cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi.
? Bài thơ sáng tác trong hoàn cảnh nào.
-GV: Bài thơ được sáng tác bằng chữ Hán và được dịch theo thể thơ lục bát.
- Thơ lục bát:
? Yêu cầu đọc to, rõ ràng, thể hiện tâm trạng sảng khoái của tác giả khi ở Côn sơn.
- GV: Đọc mẫu => gọi h/s đọc.
? Đọc các chú thích (sgk – tr70)
? Bài thơ được dịch theo thể thơ nào.
? Bài thơ nói về chủ đề nào.
? Trong các văn bản thơ trữ tình thường xuất hiện đan xen nhân vật trữ tình (người trực tiếp bộc lộ cảm xúc) với đối tượng trữ tình (cảnh vật được nói tới), từ cách hiểu nay em hãy xác định nhân vật trữ tình, đối tượng trữ tình của bài thơ.
? Vậy đoạn thơ này cần phân tích như thế nào.
- Cảnh vật Côn sơn.
- Con người giữa cảnh vật Côn sơn.
? Hãy tìm các chi tiết giới thiệu cảnh trí ở Côn sơn.
? Những cảnh vật nào của Côn sơn được nhắc đến.
? Có gì độc đáo trong cách tả tiếng suối và đá.
? Cách tả đó gợi một cảnh tượng thiên nhiên như thế nào.
? Hình ảnh “thông” và “trúc” gợi lên 1 khu rừng như thế nào.
? Từ đó cho thấy Nguyễn Trãi là người như thế nào.
? Hoà vào cảnh vật là con người (Ta), hãy tìm những lời thơ có sự xuất hiện của ta với cảnh vật.
? Từ “Ta” thuộc từ loại nào.
? Việc lặp lại đại từ “Ta” trong những lời thơ đó có ý nghĩa gì.
? Nhân vật “ Ta” có mặt ở mọi nơi của Côn sơn để làm gì.
? Cách thưởng thức đó có gì đặc biệt.
? Cảnh thưởng thức đó thể hiện phẩm chất tâm hồn nào của tác giả.
? Bài thơ trên được tác giả viết theo phương thức biểu đạt nào.
- GV: Văn biểu cảm là phương thức bộc lộ cảm xúc tâm hồn con người cho ta hiểu tâm hồn và nhân cách của người viết.
=> Văn biểu cảm có thể viết bằng thơ.
? Qua bài thơ cho ta hiểu gì về Nguyễn Trãi.
- Gọi h/s đọc ghi nhớ (sgk – tr81)
? Đọc thuộc lòng đoạn trích “Bài ca Côn Sơn”
- Gọi h/s đọc chú thích *( sgk – tr79)
? Nêu tóm tắt cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi.
? Bài thơ sáng tác trong hoàn cảnh nào.
- Yêu cầu đọc to, rõ ràng thể hiện tâm trạng của tác giả khi trở về quê.
- GV: đọc mẫu => gọi h/s đọc
- Nhận xét.
? Đọc chú thích 1, 2 (sgk – tr76)
? Xét về cấu tạo số câu, chữ, cách hiệp vần, em thấy bài thơ này được làm theo thể thơ gì.
? Bài thơ này miêu tả cảnh ở đâu.
? Vậy bức tranh làng quê được vẽ với mấy nét cảnh.
( ? Nêu bố cục của bài thơ)
? Lời thơ tả cảnh chiều trong thôn xóm được dịch nghĩa như thế nào.
? Lời thơ cho thấy cảnh vật ở đây có gì đặc biệt.
? Qua những từ ngữ miêu tả đó, em hình dung như thế nào về cảnh làng quê lúc chiều tà.
? Vậy cảnh thôn dã nơi đây toát lên vẻ đẹp như thế nào.
? Theo em, bức tranh thôn dã này được tạo bởi.
- Cảnh thực nơi thôn dã.
- Sự cảm nhận tinh tế của tác giả.
? Hay còn bởi lý do nào khác.
- GV: hướng dẫn thảo luận.
? Cảnh chiều ngoài cánh đồng được tả bằng những lời thơ nào.
? Em hãy tả bằng lời cảnh chiều ngoài cánh đồng qua 2 câu thơ trên.
? Vậy cảnh chiều được tác giả miêu tả qua những giác quan nào.
? Từ đó cho ta cảm nhận gì về cuộc sống nơi đồng quê.
? Qua việc phân tích, em hãy nhận xét chung về cảnh làng quê khi tác giả đứng ở phủ Thiên trường trông ra.
? Qua bài thơ cho ta hiểu gì về tâm hồn của một vị vua đời Trần.
- GV: gọi h/s đọc ghi nhớ (sgk)
? Văn bản “Thiên Trường vãn vọng” sử dụng phương thức biểu đạt nào trong 3 phương thức sau.
 - Miêu tả.
 - Biểu cảm.
 - Miêu tả để biểu cảm.
? Đọc diễn cảm 2 bài thơ.
? Qua hai bài thơ trên giúp ta hiểu gì về tâm hồn của vua Trần Nhân Tông và Nguyễn Trãi.
- 1 h/s đọc
- Phát biểu
- Phát biểu
- 2 h/s đọc
- 1 h/s đọc
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Suy nghĩ, phát biểu.
- 1 h/s đọc.
- 2 h/s đọc.
- h/s đọc
- Phát biểu
- Phát biểu
- 5 -> 7 h/s đọc.
- 1 h/s đọc
- Phát biểu
- Phát biểu
- 1 h/s đọc 2 câu thơ dịch nghĩa.
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Thảo luận nhóm (4 phút).
- Đại diện nhóm trả lời
- Nhận xét.
- Phát biểu
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Phát biểu
- Đọc
A/ Văn bản: 
 Bài ca Côn Sơn
 (Côn sơn ca) – Nguyễn Trãi
I-Đọc – tiếp xúc văn bản:
1- Tác giả - tác phẩm:
- Nguyễn Trãi (1380 – 1442) hiệu là ức Trai, huyện Chí Linh – tỉnh Hải Dương.
- Là nhân vật toàn tài hiếm có trong lịch sử, ông được UNESCO công nhận là danh nhân văn hoá thế giới
- Hoàn cảnh sáng tác: Có khả năng bài thơ được sáng tác trong thời gian ông bị chèn ép, phải cáo quan về sống ở Côn sơn.
* Đọc:
* Từ khó:
* Thể thơ: lục bát
* Chủ đề: 
 Ca ngợi cảnh trí Côn sơn.
- Ta: Nhân vật trữ tình.
- Cảnh vật Côn sơn: Đối tượng trữ tình.
II- Đọc- tìm hiểu văn bản.
a- Cảnh vật Côn sơn.
- Côn sơn nước chảy rì rầm
- Côn sơn có đá rêu phơi
- Côn sơn trong ghềnh thông mọc như nêm.
- Trong rừng có trúc bóng râm.
- Suối, đá, thông, trúc.
- Tả suối: bằng âm thanh.
- Tả đá: bằng màu rêu.
- Cảnh thiên nhiên lâu đời, nguyên thuỷ.
- Rừng Côn sơn thoáng mát.
=> Ca ngợi cảnh đẹp ngàn xưa, thanh cao, yên tĩnh của Côn sơn.
- Nguyễn Trãi là người yêu thiên nhiên, quý trọng giá trị của thiên nhiên.
b- Con người giữa cảnh vật Côn sơn.
- Ta nghe
- Ta ngồi 
- Ta nằm 
- Ta ngâm thơ 
- Đại từ.
- Nhấn mạnh sự có mặt của nhân vật “ta” ở mọi cảnh đẹp của Côn Sơn. Khẳng định tư thế làm chủ của con người trước thiên nhiên.
- Thưởng thức vẻ đẹp của Côn sơn.
+ Nghe tiếng suối mà tưởng tiếng đàn.
+ Ngồi trên đá tưởng ngồi chiếu êm.
+ Nằm bóng mát, ngâm thơ nhàn.
=>Cách sống thanh cao, con người hoà hợp với thiên nhiên tươi đẹp.
III/ Tổng kết:
* Nghệ thuật:
- Phương thức: biểu cảm.
* Nội dung:
- Nguyễn Trãi là người yêu quý thiên nhiên.
- Tâm hồn thanh cao, giàu cảm xúc.
- Nhân cách trong sạch.
 (Ghi nhớ sgk – tr81)
IV/ Luyện tập.
B/ Văn bản.
“Thiên Trường vãn vọng”
 (Trần Nhân Tông)
 (Đọc thêm)
I- Đọc – tiếp xúc văn bản:
* Tác giả, tác phẩm:
- Trần Nhân Tông (1258 – 1308) con trưởng của Trần Thánh Tông là một ông vua yêu nước, khoan hoà, nhân ái, cùng vua cha lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.
- Hoàn cảnh sáng tác: Khi vua về thăm quê cũ ở Thiên Trường (tỉnh Nam Định ngày nay).
* Đọc:
* Từ khó:
* Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.
*Chủ đề: Bài thơ tả cảnh làng quê.
* Bố cục: 2 phần.
- Phần 1: Hai câu đầu => cảnh chiều trong thôn xóm.
- Phần 2: Hai câu cuối => cảnh chiều ngoài cánh đồng.
II- Đọc - tìm hiểu văn bản:
a- Cảnh chiều trong thôn xóm:
- Cảnh vật hiện ra không rõ nét, nửa hư, nửa thực, mờ ảo.
- Đó là cảnh chiều muộn của mùa thu thôn quê Bắc bộ, thông xóm có màu của sương bao phủ khiển cảnh vật nhạt nhoà => nhìn từ xa mờ mờ, ảo ảo.
=> đẹp mơ màng, yên tĩnh.
- Một phần do cảnh thực.
- Phần nhiều do cảm nhận riêng của tác giả.
- Lý do khác: Tác giả có tình với cảnh, khi có cảm xúc con người mới cảm nhận được vẻ đẹp mà bình thường khó thấy.
b- Cảnh chiều ngoài cánh đồng:
- “Mục đồng sáo vẳng trâu về hết
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng”
- Chiều xuống, từ cánh đồng đàn trâu theo tiếng sáo của trẻ về làng. Khi đó trê nền trời từng cánh cò bay liệng xuống cánh đồng.
- Thị giác: Những đứa trẻ; đàn cò, đàn trâu.
- Thính giác: Tiếng sáo.
=> Cuộc sống bình yên, hạnh phúc, con người hoà hợp với thiên nhiên.
III- Tổng kết:
 (Ghi nhớ: sgk – tr77)
IV- Luyện tập:
- Văn bản “Thiên Trường văn vọng” sử dụng phương thức biểu đạt:
+ Miêu tả để biểu cảm.
 * Hoạt động 4: Hướng dẫn học bài ở nhà. (1 phút) 
 - Về nhà học thuộc lòng 2 bài thơ, nội dung của từng bài, làm bài tập 1 sgk – tr81.
 - Chuẩn bị bài: Từ Hán Việt (tiếp).

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 21.doc