Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 21: Văn bản : (tự học có hướng dẫn) buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra (thiên trường vãn vọng )

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 21: Văn bản : (tự học có hướng dẫn) buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra (thiên trường vãn vọng )

A. Mục tiêu yêu cầu :

 1. Giúp hs cảm nhận được hồn thơ thắm thiết tình quê của Trần Nhân Tông trong bài Buổi Chiều Đứng Ơ Thiên Trường Trông Ra và sự hoà nhập nên thơ , thanh cao của Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn Ca trong Bài Ca Côn Sơn

B. Đồ dùng dạy học :

 - Gv : Giáo án , sgk

 - Hs: Bài cũ + bài mới .

 

doc 14 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1834Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 21: Văn bản : (tự học có hướng dẫn) buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra (thiên trường vãn vọng )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6 :
Bài 6 :
 Tiết 21 : Côn Sơn Ca 
 Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường (tự học có hướng dẫn )
 Tiết 22 : Từ Hán Việt (tiếp)
 Tiết 23 : Đặc điểm văn bản biểu cảm .
 Tiết 24 : Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm .
 Tiết : 21 Ngày soạn :4/10/2008
Ngày dạy :6/10/2008
 * VĂN BẢN : (Tự học có hướng dẫn)
BUỔI CHIỀU ĐỨNG Ở PHỦ THIÊN TRƯỜNG TRÔNG RA
 (Thiên Trường Vãn Vọng )
 	Trần Nhân Tông 
 * VĂN BẢN : BÀI CA CÔN SƠN
 (Côn Sơn Ca Trích) 
 Nguyễn Trãi 
A. Mục tiêu yêu cầu :
	1. Giúp hs cảm nhận được hồn thơ thắm thiết tình quê của Trần Nhân Tông trong bài Buổi Chiều Đứng Ơû Thiên Trường Trông Ra và sự hoà nhập nên thơ , thanh cao của Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn Ca trong Bài Ca Côn Sơn 
B. Đồ dùng dạy học : 
	- Gv : Giáo án , sgk 
	- Hs: Bài cũ + bài mới .
C. Phương pháp dạy – học :
	- Vấn đáp – Giảng giải .
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học :
 I. Ổn định tổ chức :(1’)
 II. Kiểm tra bài cũ :(5’)
	C Đọc thuộc lòng phần phiên âm và dịch thơ của Bài Nam Quốc Sơn Hà ?
	C Bài thơ nói lên những nội dung gì ?
 III. Bài mới :
 1. Giới thiệu bài mới :1’
 2. Bài mới :
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
 3’
10’
1’
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs đọc văn bản và chú thích :
Gọi hs đọc văn bản , chú thích .
- GV đọc mẫu và hd cách đọc.
- Gọi hs đọc văn bản .
- Gọi hs đọc chú thích .
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung :
C bài thơ được viết theo thể thơ nào ?
C Nội dung 2 câu thơ đầu của bài thơ nói lên điều gì ?
C Hai câu thơ sau thể hiện nội dung gì ?
C Qua việt phân tích trên , hãy nhận xét cảnh vật và tâm hồn nhà thơ như thế nào?
- Gọi hs đọc ghi nhớ sgk .
Hoạt động 3: GV hướng dẫn hs luyện tập :
 Bằng trí tưởng tượng của các em và dựa vào nôị dung của 2 câu thơ cuối của bài thơ và bức trang trong sgk hãy viết một đoạn văn nói về nội dung đó . 
- Đọc 
- Nghe
- Đọc
- Thất ngôn tứ tuyệt .
- Miêu tả cảnh tượng chung ở phủ thiên trường, thời gian vào lúc giữa ngày và đêm , cảnh vật chập chờn nửa có, nửa không .
- Khắc hoạ hình ảnh cụ thể : vừa âm thanh vừa màu sắc tiêu biểu cho cảnh đồng quê lúc chiều về (trẻ dẫn trâu về, cánh cò )
- Hs trả lời .
- Đọc 
- hs về nhà thực hiện 
A. Văn bản : Buổi Chiều Đứng Ơû Phủ Thiên Trường Trông Ra .
 I.Đọc – Chú thích 
 (sgk – 75, 76 )
 1. Đọc :
 2. Chú thích :
II. Tìm hiểu nội dung văn bản :
 - Bài thơ viết theo thể thơ thất ngon tứ tuyệt .
 - Bài thơ là một cảnh chiều ở thôn quê được phát hoạ rất đơn sơ nhưng vẫn đậm đà sắc quê, hồn quê .
 - Thể hiện tác giả là vị vua đã có địa vị tối cao nhưng tâm hồn vẫn gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã của mình , một điều không dễ gì ai cũng có được .
* Ghi nhớ : sgk tr71
III. Luyện tập :
3’
14’
3’
Hoạt động 4 : Hướng dẫn hs đọc văn bản và chú thích sgk 
- Gọi hs đọc văn bản .
- Gọi hs đọc chú thích .
Hoạt động 5 : Hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung văn bản :
C Bài thơ được viết theo thể thơ gì ?
C Số câu số chữ như thế nào ?
C Cảnh vật Côn Sơn được miêu tả như thế nào ?
C Em có nhận xét gì về thiên nhiên ở đây ?
C Lời thơ giới thiệu cảnh vật Côn Sơn cho thấy những vẻ đẹp nào của thế giới tạo vật ?
C Tác giả say xưa ca ngợi cảnh trí Côn Sơn . Điều đó cho em hiểu gì về người viết bài thơ này ?
- Hoà vào cảnh vật ấy là một con người . con người ấy nhân danh ta (tự xưng) .
C Hãy đếm trong đoạn văn trên có mấy từ ta ? ta ở đây là ai ?
C Đại từ ta lặp lại trong các lời ca đó có ý nghĩa gì ?
C Giữa cảnh trí thiên nhiên ấy nhà thơ có sở thích gì ?
C Sở thích ấy mang tính chất vật chất hay tinh thần ?
C Qua đó em có nhận xét gì về tâm hồn của nhà thơ ?
C Đến đây em hiểu thêm ý nghĩa ca ngợi nào trong bài ca Côn Sơn ?
- Gọi hs đọc phần ghi nhớ sgk . 
Hoạt động 6 : Hướng dẫn hs luyện tập :
 Bài tập 1 : Cả 2 đều là sản phẩm của những tâm hồn thi sĩ , những tâm hồn có khả năng hoà nhập với thiên nhiên . Cả 2 đều nghe thấy tiếng suối mà nghe như nhạc trời .
Bài tập 2 : Học thuộc lòng bài thơ .
- Đọc
- Đọc 
- Lục bát (6 -8)
- HS trả lời.
- Côn Sơn nước chảy rì rầm .
+ Côn Sơn có đá rêu phơi .
+ Côn Sơn trong nghềnh thông mọc như nêm .
+ Côn Sơn Trong rừng có bóng trúc râm .
- Thiên nhiên lâu đời nguyên thuỷ ..
- Vẻ đẹp ngàn xưa, thanh cao, yên tĩnh .
- Là người yêu và hiểu thiên nhiên Côn Sơn .
- là người quý trọng những giá trị của thiên nhiên .
- 5 lần 
- “ta” là tác giả nguyễn trãi .
- Nhấn mạnh sự có mặt của tác giả ở mọi nơi đẹp của Côn Sơn .
- Khẳng định tư thế làm chủ con người trước thiên nhiên .
- Nghe , ngồi 
- Nằm , ngâm thơ .
- Mang tính tính thần .
- Tâm hồn thanh cao giàu cảm xúc thi nhân .
- hs trả lời 
- Đọc 
- Hs làm theo dưới sự hướng dẫn của Gv .
B> Văn Bản : Bài Ca Côn Sơn .
 I. Đọc – Chú thích :
 1. Đọc :
 2. Chú thích :
 II. Tìm hiểu nội dung văn bản :
 - Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát(1 câu 6 chữ, 1 câu 8 chữ )
 1. Cảnh vật côn sơn :
 - Côn Sơn :
 + Nước chảy rì rầm .
 + đá rêu phơi
 + Nghềnh thông 
 + Bóng trúc râm .
=> Thể hiện vẻ đẹp ngàn xưa, thanh cao , khoáng đạt, nên thơ , yên tĩnh .
à Thể hiện tác giả là người am hiểu thiên nhiên Côn Sơn, là người quý trọng những giá trị của thiên nhiên.
 2. Con người giữa cảnh vật Côn Sơn :
 - Đại từ xưng hô “ta” tác giả nhắc lại nhiều lần cùng với cảnh vật Côn Sơn .
à Nhấn mạnh sự thưởng thức cảnh đẹp của tác giả , khẳng định vị thế làm chủ của con người trước thiên nhiên.
=> Bài ca thể hiện cách sống thanh cao hoà hợp giữa con người với thiên nhiên trong lành .
* Ghi nhớ : sgk tr 81 
III. Luyện tập 
 5. Củng cố : (2’)
	- Gv kết luận nội dung 2 tác phẩm đã học và 2 tâm hồn thi sĩ : một vị vua và một là danh nhân văn hóa lịch sử của dân tộc . 
 3. Đánh giá tiết học :(1’)	
 4. Dặn dò : (1’)
	- Học bài, đọc phần đọc thêm , thực hiện phần luyện tập vào vở 
	- Học thuộc 2 bài thơ đã học .
	- Xem trước và chuẩn bị từ Hán Việt cho tiết học sau .
 IV. Rút kinh nghiệm , bổ sung :
Ngày soạn :4/10/2008
Ngày dạy :8/10/2008
Tiết : 22 
 Bài dạy : TỪ HÁN VIỆT ( tt)
A. Mục tiêu yêu cầu :
	1. Giúp hs hiểu được sắc thái ý nghĩa riêng biệt của từ Hán Việt .
	2. Có ý thức sử dụng từ hàn việt đúng ý nghĩa , đúng sắc thái , phù hợp với hoàn cảnh , tránh lạm dụng từ Hán Việt .
	3 Giáo dục ý thức học tập và yêu thích bộ môn .
B. Đồ dùng dạy học : 
	- Gv : Giáo án , bảng phụ, phấn màu .
	- Hs : Bài cũ+ bài mới .
C. Phương pháp dạy – học :
	- Vấn đáp – Giảng giải .
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
 I. Ổn định tổ chức : (1’) 
 II. Kiểm tra bài cũ : (4’)
	C Từ ghép Hán Việt có những loại gì ? Có gì giống và khác với từ thuần Việt ?
(từ ghép đẳng lập – chính phụ , chính trước phụ sau (giống ) phụ trước chính sau (khác) )
 III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học :
 1. Giới thiệu bài mới : (1’) 
	Trong tiết học trước các em đã tìm hiểu đơn vị cấu tạo từ Hán Việt và các loại từ ghép Hán Việt . Vậy việc sử dụng từ Hán Việt như thế nào , hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này ?
 2. Bài mới :	
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
10’
10’
Hoạt động 2 : Giúp hs tìm hiểu sắc thái biểu cảm của từ Hán Việt :
- Gọi hs đọc các câu trong mục 1 a 
C Tại sao trong các câu văn đó không dùng các từ Thuần việt tương đương mà dùng từ Hán Việt ?
C Các từ in đậm trong đoạn hội thoại b tạo sắc thái ý nghĩa gì ?
C Các từ này dùng ở thời gian nào ?
- Gv cho hs tìm thêm một số vd ở các trường hợp đã học .
- Gọi HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs biết cách sử dụng từ Hán Việt :
- Gv cho hs quan sát mẫu câu sgk .
C Trong 2 cặp câu a, b , câu nào có cách diễn đạt hay hơn ? 
C Vì sao ?
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- Đọc 
- Nhằm để tạo sắc thái trang trọng, tao nhã , tránh gây thô tục, ghê sợ .
- Các từ này tạo sắc thái cổ xưa .
- Dùng trong xh phong kiến 
- Hs tự bộc lộ .
- đọc
- Hs đọc , quan sát mẫu câu a, b và trả lời .
+ Mẫu câu a2, b2 có cách diễn đạt hay hơn .
- Những trường hợp này không cần thiết phải sử dụng từ Hán Việt ., nó không phù hợp với sắc thái biểu cảm và hoàn cảnh giao tiếp .
- Đọc
I. Sử dụng từ Hán Việt:
 1. Sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm:
 a)Từ HV à Từ TV 
 + Phụ nữ à Đàn bà 
 + Từ trần à Chết
 + Mai tángà Chôn cất
 +Tử thi à Xác chết
=> Dùng từ Hán Việt trong các trường hợp trên để tọ sắc thái trang trọng , tao nhã thể hiện thái độ tôn kính .
b) Trường hợp b :
- Các từ in đậm trong đoạn hội thoại (b) : Kinh đô, yết kiến, trẫm, bệ hạ , thần 
 à Các từ trên tạo sắc thái cổ xưa, phù hợp với bầu không khí xh xa xưa .
* Ghi nhớ : sgk tr 82 
 2. Không nên lạm dụng từ Hán Việt .
 - Khi nói hoặc viết không nên lạm dụng từ Hán Việt , làm cho tiếng nói thiếu tự nhiên , thiếu trong sáng , không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp .
* Ghi nhớ : sgk tr 83 
14’
Hoạt động 2 : Hướng dẫn hs luyện tập :
 Bài tập 1 : Chọn từ trong ngoặc điền vào chỗ trống .
Bài tập 2 : Với bài tập này gv yêu cầu hs thống kê tên các bạn trong tổ hoặc trong lớp xem có phải phần lớn là từ Hán Việt , mở rộng ra các địa danh ở VN .
Bài tập 3: Gv hướng dẫn hs làm .
Bài tập 4 : Gv hướng dẫn hs thay thế từ cho phù hợp
 - Hs thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
II. Luyện tập :
 Bài tập 1 : 
 - Nghĩa mẹ 
 - Thân mẫu chủ tịch HCM .
 - Phu nhân 
 - Vợ 
 - Sắp chết 2 ... động dạy và học :
 1. Giới thiệu bài mới : (1’)
 2. Bài mới :	
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
15’ 
9’
3’
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs đọc và trả lời các câu hỏi về bài tấm gương :
- Gọi hs đọc .
C Bài văn tấm gương biểu đạt tình cảm gì ?
- Gv lưu ý cho hs đến từ ngữ và giọng điệu ca ngợi và phê phán tính không trung thực .
C Để biểu đạt tình cảm đó tác giả đã làm như thế nào ?
C Bố cục bài văn gồm mấy phần ?
C Phần mở bài và kết bài có quan hệ như thế nào với nhau ?
C Phần thân bài nêu lên những ý gì ?
C Những ý đó liên quan đến chủ đề bài văn như thế nào ?
C Tính cách, sự đánh giá của tác giả có rõ ràng chân thực không ?
C Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với bài văn ?
- Cho hs đọc đoạn văn “Mẹ ơi!  biết không” 
C Đoạn văn trên biểu hiện tình cảm gì ?
C Tình cảm ở đây được biểu hiện trực tiếp hay gián tiếp ?
C Em dựa vào những dấu hiệu nào mà khẳng định điều đó ?
C Mỗi bài văn biểu đạt tình cảm như thế nào ?
C Để biểu đạt tình cảm ấy người viết biểu lộ tình cảm như thế nào ? Lựa chọn hình ảnh như thế nào ?
C Bài văn biểu cảm có bố cục như thế nào ?
C Tình cảm trong bài văn phải là tình cảm như thế nào ?
- Gv nhấn mạnh lại nội dung trong phần ghi nhớ .
- Đọc 
- Ca ngợi đức tính trung thực của con người , ghét thói xu nịnh , dối trá .
- Tác giả mượn tấm gương làm điểu tựa , vì tấm gương luôn phản chiếu trung thành mọi sự vật xung quanh. Nói với gương , ca ngợi gương là gián tiếp ca ngợi người trung thực .
- 3 phần : Mở bài , thân bài, kết bài 
- Ca ngợi tính trung thực của gương .
- Thân bài nói về các đức tính của gương .
- Hai vd về MĐC và Tchi là 2 vd về 1 người đáng trọng, đáng thương , nhưng nêu soi gương thì gương cũng không vì tình cảm mà nói sai lệch sự thật .
- Nhằm biểu dương tính trung thực 
- Rõ ràng, chân thực , không thể bác bỏ .
- Hình ảnh tấm gương có sức khêu gợi , tạo nên giá trị của bài văn .
- Đọc 
- Tình cảm cô đơn , cầu mong sự giúp đở và thông cảm .
- Tình cảm của nhân vật được biểu hiện một cách trực tiếp .
- Biểu hiện trực tiếp qua tiếng kêu , lời than , câu hỏi biểu cảm .
- Tập trung biểu cảm 1 tình cảm chủ yếu . 
- Lựa chọn hình ảnh có ý nghĩa biểu trưng , để gởi gắm tình cảm, tư tưởng hoặc biểu lộ tình cảm trực tiếp .
- Ba phần : Mở bài , thân bài, kết bài .
- Tình cảm rõ ràng trong sáng, chân thực thì bài văn mới có giá trị .
I. Tìm hiểu đặc điểm của văn biểu cảm :
 1. Quan sát đoạn văn :
 “Tấm gương: (Băng Sơn)
 - Nội dung biểu cảm : Ca ngợi đức tính trung thực của con người , ghét thói xu nịch , dối trá .
- Tác giả mượn hình ảnh chiếc gương để thể hiện nội dung biểu cảm (Vì gương luôn phản chiếu trung thành mọi sự vật xung quanh gương ) 
 - Phần mở bài và kết bài : ca ngợi tính trung thực của gương .
 - Thân bài : Nói về các đức tính của tấm gương.
=> Tính cách , sự đánh giá của tác giả thể hiện trong bài rất rỏ ràng, chân thực .--> có sức khêu gợi tạo nên giá trị của bài văn .
 2. Quan sát đoạn văn :
 “Mẹ ơi!  biết không”
(trích những ngày thơ ấu )
 - Nội dung biểu cảm : Tình cảm cô đơn rất mong sự giúp đỡ và thông cảm .
=> Tình cảm của nhân vật được biểu hiện trực tiếp qua tiếng than, lời kêu, câu hỏi biểu cảm .
Ghi nhớ : sgk tr86 
7’
Hoạt động 2 : Hướng dẫn hs luyện tập :
- Gọi hs đọc .
C Bài văn biểu cảm tình cảm gì ?
C Việc miêu tả hoa phượng đóng vai trò gì trong bài văn biểu cảm này ?
C Vì sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò ?
C Tìm mạch lạc đoạn văn ?
C Đoạn 1 biểu hiện nội dung gì ?
C Đoạn 2 biểu hiện nội dung gì ? 
C Đoạn 3 biểu hiện nội dung gì ?
C Bài văn biểu cảm trực tiếp hay gián tiếp ? 
- Đọc 
- Nổi buồn, cô đơn khi hè về, sự chia li ngày hè đối với học trò .
- Tác giả mượn hình ảnh hoa phượng nở hoa , hoa phượng rơi để thể hiện tình cảm buồn nhớ đó .
- Một loài hoa nở rộ vào dịp kết thúc năm học – biểu tượng sự chia lý ngày hè đối với học trò .
- Kì nghỉ hè, bạn bè rẽ chia , cảm xúc bối rối thẩn thờ .
- Cảm xúc trống trải (Học trò về hết phượng buồn nên mệt nhọc và rụng hoa)
- Cảm xúc cô đơn, nhớ bạn và pha chút dổi hờn .
- Vừa trực tiếp vừa gián tiếp có tác dụng truyền cảm sâu sắc .
II. Luyện tập :
 Đoạn văn “Hoa học trò”
 (Xuân Diệu)
 3. Củng cố :(2’)
	- Gv nhấn mạnh nội dung phần ghi nhớ sgk tr 86 
 4. Đánh giá tiết học : (1’)
 5. Dặn dò :(1’)
	- Học bài , làm các bài tập vào vở ,
	- Xem trước bài : Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm .
 IV. Rút kinh nghiệm , bổ sung :
Ngày soạn :4/10/2008
Ngày dạy :9/10/2008
Tiết : 24 
ĐỀ VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM
A. Mục tiêu yêu cầu :
	1. Cần làm cho hs đạt được : 
 	- Nắm được kiểu đề văn biểu cảm .
	- Nắm được các bước làm một bài văn biểu cảm .
	2. Rèn luỵên kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh .
	3. Giáo dục ý thức học tập của học sinh .
B. Đồ dùng dạy học : 
	- Gv : Giáo án, sgk 
	- Hs: Bài cũ+ Bài mới .
C. Phương pháp dạy – học :
	- Vấn đáp – Giảng giải .
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học :
 I. Ổn định tổ chức : (1’) 
 II. Kiểm tra bài cũ : (5’)
	C Mỗi bài văn tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu . Để biểu đạt tình cảm ấy , người viết phải làm như thế nào ? Tình cảm người viết phải như thế nào ?
 III. Bài mới :
 1. Giới thiệu bài mới : (1’)
 2.Bài mới :	
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
10’
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs nhận xét về đề bài văn biểu cảm .
- Gọi hs đọc các đề văn sgk tr 88 .
- Đề văn biểu cảm thường chỉ ra đối tượng biểu cảm và tình cảm cần biểu hiện .
C Hãy chỉ ra những nội dung ấy ở các đề văn trên?
C Nội dung văn bản sẻ nói về điều gì ? 
C Qua đó cần bộc lộ thái độ tình cảm gì ?
C Chẳng hạn ở đề số 5 ta phải làm gì ?
- Đọc 
- Cảm nghĩ về dòng sông , quê hương .
- Cảm nghĩ về đêm trăng .
- Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ .
- Vui buồn tuổi thơ .
- Loài cây em yêu .
+ Loài cây em yêu đó là cây gì ?
+ Tại sao ?
+ Những cảm xúc cụ thể về loài cây ấy như thế nào? Nêu kỉ niệm, tâm tình .
I. Đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm :
 1 . Đề văn biểu cảm :
 - Ví dụ :
 + Cảm nghĩ về dòng sông (dãy núi, vườn cây ) của quê hương .
 + Cảm nghĩ về đêm trăng thu .
 + Vui buồn tuổi thơ .
 + Loài cây em yêu .
à Đề văn biểu cảm thường chỉ ra đối tượng cần biểu cảm và tình cảm cần biểu hiện . 
15’
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm :
C Đề yêu cầu phát biểu cảm nghĩ về cái gì ?’
C Từ thuở ấu thơ có ai không nhìn thấy nụ cười của mẹ ?
C Có phải lúc nào mẹ cũng nở nụ cười không ?
C Đó là những lúc nào ?
C Mỗi khi vắng nụ cười của mẹ em cảm thấy như thế nào?Làm sao để luôn thấy nụ được thấy nụ cười của mẹ? 
C Việc lập dàn bài thể hiện như thế nào ?
 C Với bài văn này phần mở bài ta phải làm gì ?
C Phần thân bài ta viết những nội dung gì ?
C Đó là những sắc thái biểu hiện như thế nào ?
C Phần kết bài ta phải nói lên được cảm xúc như thế nào ?
- Gv hướng dẫn các em viết đoạn mở bài , thân bài , kết luận .
Bs: Viết như thế nào đó để bày tỏ hết niềm yêu thương , kính trọng đối với mẹ .
- Gv gọi hs đọc bài làm của mình .
C Sau khi viết xong cò cần đọc lại và sửa chữa bài viết không ? Vì sao ?
- Phát biểu cảm xúc và suy nghĩ về nụ cười của mẹ .
- Sắp xếp các ý theo bố cục ba phần : MB. TB. KB.
- Nêu cảm xúc đối với nụ cười của mẹ .
- Nêu các biểu hiện, sắc thái, nụ cười của mẹ .
- Nụ cười thương yếu khích lệ .
- nụ cười an ủi .
- Những khi vắng nụ cười của mẹ .
- làm sao để luôn được thấy nụ cười của mẹ .
- Lòng yêu thương và kính trọng mẹ .
- Hs thực hiện .
 2. Các bước làm bài văn biểu cảm :
 * Cho đề bài :
 - Cảm nghĩ nụ cười của mẹ .
 * Tìm ý :
 * Lập dàn ý :
 - Mở bài : Nêu cảm xúc đối với nụ cười của mẹ .
 - Thân bài : Nêu các biểu hiện ,sắc thái , nụ cười của mẹ :
 + Nụ cười thương yêu khích lệ .
 + Nụ cười an ủi .
 + Những khi vắng nụ cười của mẹ . 
 + làm sao để luôn thấy được nụ cười của mẹ .
 - Kết bài : Lòng yêu thương và kính trọng mẹ .
* Viết đoạn : 
* Kiểm tra bài 
2’
Hoạt động 3: Cũng cố phần lý thuyết cho hs .
- Gọi hs đọc phần ghi nhớ .
- Đọc 
3 Ghi nhớ : sgk tr 88 
(học thuộc ghi nhớ)
7’
Hoạt động 4 : Hướng dẫn hs luỵên tập :
- Gọi hs đọc bài văn sgk .
C Bài văn biểu đạt tình cảm gì ? Đối với đối tượng nào ?
C Với nội dung như vậy , em có thể đặt nhan đề cho bài văn là gì ?
C Hãy nêu lên dàn ý của bài?
 + Mở bài ?
 + Thân bài ?
 + Kết bài ? 
- Đọc 
- Hs trả lời theo gợi ý của gv .
II. Luyện tập :
 - Quan sát bài văn sgk tr 89-90:
* Bài văn biểu hiện tình cảm thiết tha đối với quê hương An Giang, đến độ đam mê của nhân vật “tôi” với nơi chôn nhau cắt rốn .
* Có thể đặt nhan đề: “Quê hương trong hồn tôi”
* Dàn bài : 
 - Mở bài : Giới thiệu tình yêu quê hương An Giang .
 - Thân bài : Biểu hiện tình yêu mến quê hương :
 + Tình yêu quê hương từ tuổi thơ .
 + Tình yêu quê hương trong chiến đấu và những tấm gương yêu nước .
 - Kết bài : Tình yêu quê hương với nhận thức của người từng trải , trưởng thành .
 3. Củng cố : (2’)
	- Gv nhấn mạnh lại nội dung phần ghi nhớ .
 4. Đánh giá tiết học :(1’)
 5. Dặn dò :(1’) 
	- Học thuộc phần ghi nhớ .
	- Xem kĩ lại phần bài tập đã làm .
	- Soạn bài “Sau phút chia li” , “Bánh trôi nước”
 IV. Rút kinh nghiệm , bổ sung :

Tài liệu đính kèm:

  • docGA7TRINHBA TO(5).doc