Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 22: Hướng dẫn đọc thêm: Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra (Tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 22: Hướng dẫn đọc thêm: Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra (Tiếp)

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nắm được nội dung của văn bản Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra

- Hiểu được sắc thái ý nghĩa riêng biệt của từ Hán Việt.

- Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng ý nghĩa, đúng sắc thái, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

2. Kĩ năng.

- Rèn kĩ năng tự tìm hiểu bài qua sự hướng dẫn của GV, kĩ năng sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, đúng sắc thái, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 973Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 22: Hướng dẫn đọc thêm: Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:......./......./........
NG: :......./......./........
 Tiết 22
Hướng dẫn đọc thêm: buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra
 Từ Hán việt(Tiếp)
A. Mục Tiêu:
1. Kiến thức:
- Nắm được nội dung của văn bản Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra
- Hiểu được sắc thái ý nghĩa riêng biệt của từ Hán Việt.
- Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng ý nghĩa, đúng sắc thái, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
2. Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng tự tìm hiểu bài qua sự hướng dẫn của GV, kĩ năng sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, đúng sắc thái, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
3.Thái độ:
- Có ý thức sử dụng từ Hán Việt trong nói, viết nhằm tăng hiệu quả biểu cảm và thêm sức thuyết phuc.
B. chuẩn bị:
GV: Bảng phụ,Tư liệu tham khảo,
HS: Vở soạn, sách bài tập
C. phương pháp
- Phương pháp: giảng bình, phát vấn, quy nạp thực hành......
D. Tiến trình giờ dạy.
I. ổn định: KTSS:- 7B..............
II. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
III. Bài mới.
Giờ trước ta tìm hiểu phong cảnh Côn Sơn, hôm nay chúng ta tìm hiểu bức tranh thôn dã với những nét đẹp thơ mộng, thanh bình.
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tác giả, tác phẩm
?Bài thơ giống với bài thơ vào đã học? Đặc điểm? Bài thơ tả cảnh gì?
H - đọc bài thơ phiên âm dịch nghĩa - dịch thơ
H - đọc chú thích
- Cảnh xóm thôn, đồng quê vùng Thiên Trường
A.Buổi chiều đứng ở Phủ 
I. Tác giả- tác phẩm: SGK
1. Tác giả:
2.Tác phẩm
3.Đọc- chú thích
II. Phân tích
1.Thể loại- bố cục
2. Phân tích
a/ Hai câu đầu:
?2 câu thơ đầu, tả cảnh làng quê vào thời gian nào?
?Nhìn bao khắp làng quê, tác giả thấy quê hương ntn?
?Tả thật mà lại như thấy cái ảo thể hiện xúc cảm gì của nhà thơ với quê hương.
- Buổi chiều tàn.
- Mờ ảo như khói phủ, có nửa yên bình, êm đềm nên thơ.
- Cảm xúc về cái đẹp của buổi chiều tả ở quê hương pha chút buồn.
Cảnh xóm làng một chiều tàn phủ mờ sương khói êm đềm, nên thơ
? 2 câu cuối miêu tả cảnh gì?
?Nhìn cụ thể về làng quê tác giả nghe thấy, thấy điều gì?
- Cảnh sắc đồng quê dân dã, bình dị, đáng yêu.
- Âm thanh tiếng sáo mục đồng.
- Đối cánh cò trắng hạ trên đồng
b/Hai câu cuối
? Em có nhận xét gì về việc nhà thơ đã lựa chọn 2 hình ảnh: Tiếng sáo và cánh cò để tả cảnh làng quê?
- hình ảnh rất tiêu biểu, gợi tả, gợi cảm khiến cho người đọc thấy được vẻ đẹp của đồng quê.
Cảnh sắc đồng quê thôn dã, thanh bình, trầm lặng.
?Em có cảm nhận gì trước cảnh tượng buổi chiều đứng ở Phủ
- Cảnh đồng quê tĩnh lặng, êm đềm, thanh bình : Bức tranh quê đậm-nhạt, mờ- sáng, xấu-đẹp và tràn đầy sức sống.
?Em thấy được điều gì tâm hồn ông vua-thi sỹ qua bài thơ? 
Khái quát nội dung.
- Tâm hồn thanh cao, yêu đời ,yêu quê hương ,đất nước.
HS đọc ghi nhớ.
* Ghi nhớ
2 bài thơ đã sử dụng nghệ thuật biểu cảm ntn?
- Bài1: Thơ lực bát
-Bài 2: Thơ thất ngôn tứ tuyệt
=>Biểu cảm qua tả cảnh.
G: Treo bảng phụ ghi VD a và yêu cầu HS chú ý lên bảng:
?Tìm những từ thuần việt nghĩa tương đương với từ in đậm?
? Em hãy thay các từ thuần việt tương đương vào từ in đậm và đọc lên?
? Em có nhận xét gì khi thay các từ thuần việt như vậy?
? Vậy tại sao các câu văn trong VD lại sử dụng từ HV( in đậm) mà không dùng từ thuần việt?
GV: treo bảng phụ ví dụ b.
? Em hãy cho biết nghĩa của các từ HV: Kinh đô, yết kiến?
? Các từ Trẫm, bệ hạ, thần chỉ dùng trong XH nào?
? Các từ HV đó tạo được sắc thái gì cho đoạn trích trong ví dụ đó?
? Qua phân tích các ví dụ trên, em hãy cho biết người ta sử dụng từ HV để làm gì?
H: Đọc to mục ghi nhớ SGK.
? H đọc to rõ ví dụ 2 SGK mục 2 và cho biết câu nào có cách diễn đạt hay hơn? vì sao?
? Vậy trong khi sử dụng từ Hán Việt, em cần lưu ý điều gì?? Vì sao?
H: Đọc to mục Ghi nhớ SGK.
G: Hướng dẫn H làm các bài tập trong SGK.
Bài tập 1: Hoạt động cá nhân:
H: lên bảng làm....
H + G nhận xét.......
Bài tập 3: Hoạt động cá nhân:
H: lên bảng làm....
H + G nhận xét.......
H: đọc to rõ VD trên bảng.
- Chú ý những từ in đậm trong VD vừa đọc.
- Phụ nữ - đàn bà
- Từ trần – chết.
- Mai táng – chôn.
Tử thi – xác chết.
H:Lời nói không được trang trọng.
H:Tạo sắc thái trang trọng, tôn kính, tao nhã tránh cảm giác ghê sợ, thô thiển.
H: Kinh đô - Thủ đô; Yết kiến – ra mắt, gặp gỡ.
H: Xã hội phong kiến.
H: Tạo sắc thái cổ kính của lịch sử.
H: a. dùng từ “ Đề nghị” là không cần thiết vì nhân vật giao tiếp ở đây là mẹ và con " câu 2 diễn đạt hay hơn.
b. Câu 2 diễn đạt hay hơn. vì câu này chỉ thông báo về một việc bình thường nên dùng từ “nhi đồng” có sắc thái trang trọng qua sẽ không phù hợp.
H:Không lạm dụng từ HV vì nó sẽ làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
b. Từ Hán Việt
I. Sử dụng từ Hán Việt: 
1. Sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm.
a.Ngữ liệu: SGK.
 b. Phân tích .
c. Nhận xét:
- Phụ nữ, từ trần, mai táng " tạo sắc thái trang trọng, thái độ tôn kính.
- Tử thi " tạo sắc thái tao nhã, tránh cảm giác ghê sợ.
- Kinh đo, yết kiến, trẫm, bệ hạ, thần " tạo sắc thái cổ xưa.
* Ghi nhớ: SGK – T 22.
2. Không nên lạm dụng từ Hán Việt:
a. Ngữ liệu: SGK.
b. Phân tích:
c. Nhận xét:
* Ghi Nhớ: (SGK – T 83)
II. Luyện Tập:
1. Bài tập 1:
a. Mẹ - thân mẫu.
b. Phu nhân – Vợ.
2. Bài tập 2:
Người VN thích dùng từ HV để đặt tên người, đị lí vì từ HV mang sắc thái trang trọng.
3. Bài tập 3.
- Các từ HV tạo sắc thái cổ xưa:
+ Giảng hoà, cầu thân, hoà hiếu...
4. Bài tập 4:
- Lạm dụng từ HV khi không cần thiết.
- Thay từ: Bảo vệ = giữ gìn; mĩ lệ = đẹp đẽ.
 IV. Củng cố: 
? Em hãy nhắc lại những đơn vị kiến thức cần ghi nhớ của bài học ?
H:......................................
? Tại sao người ta sử dụng từ Hán Việt? Khi sử dụng từ Hán Việt cần chú ý điều gì?
V. Hướng dẫn:
- Về nhà học thuộc mục ghi nhớ SGK..
- Làm bài tập còn lại, chuẩn bị bài “ Đặc điểm của văn biểu cảm”.
 E. Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docT22.doc