Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 25: Bánh trôi nước

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 25: Bánh trôi nước

1. Kiến thức

- Sơ giản về tác giả Hồ Xuân Hương.

- Vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài thơ Bánh trôi nước.

- Tính chất đa nghĩa của ngôn ngữ và hình tượng ngôn ngữ trong bài thơ.

2. Kĩ năng

- Nhận biết thể loại của văn bản.

- Đọc – hiểu, phân tích văn bản thơ Nôm Đường luật.

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1551Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 25: Bánh trôi nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁNH TRÔI NƯỚC
Tiết : 25	 
Ngày dạy : 28/09/2011	 
 Hồ Xuân Hương
I. MỤC TIÊU
Kiến thức 
- Sơ giản về tác giả Hồ Xuân Hương.
- Vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài thơ Bánh trơi nước.
- Tính chất đa nghĩa của ngơn ngữ và hình tượng ngơn ngữ trong bài thơ.
Kĩ năng
- Nhận biết thể loại của văn bản.
- Đọc – hiểu, phân tích văn bản thơ Nơm Đường luật.
Thái độ
- Thông cảm và chia sẻ nỗi bất hạnh của người phụ nữ ngày xưa. Đồng thời tự hào về phẩm chất trong trắng sắt son của người phụ nữ Việt Nam. 
II. CHUẨN BỊ 
Giáo viên : Bảng phụ, giáo án
Học sinh : Bài soạn, sách vở .
III. PHƯƠNG PHÁP 
Đọc diễn cảm, gợi mở, tái tạo .
So sánh đối chiếu, giảng bình, nên vấn đề, hợp tác nhĩm.
IV. TIẾN TRÌNH 
1. Ổn định tổ chức :
Kiểm tra sĩ số học sinh 
2. Kiểm tra bài cũ :
 Kiểm tra tập bài soạn của học sinh.
 3. Giảng bài mới :
Giới thiệu bài :
Tác giả Hồ Xuân Hương được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm.Trong sự nghiệp thơ ca của Hồ Xuân Hương, Bánh trôi nước là một trong những bài thơ nổi tiếng, tiêu biểu cho cho tư tưởng nghệ thuật của Bà.
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung bài dạy
* Hoạt động 1: Đọc bài văn và tìm hiểu phần chú thích
Hướng dẫn đọc: Đọc theo nhịp 4/3 nhấn mạnh ở những tiếng cuối câu có cùng vần: tròn, non, son
Giọng: dịu dàng chậm rãi đôi khi thì thầm, hết sức tình cảm, đôi khi giọng xa vắng, buồn buồn
 Học sinh đọc tiếp theo
Nhận xét- uốn nắn- sửa chữa
Học sinh đọc chú thích
¬ Em hãy cho biết tác giả của văn bản là ai ?
Ø Với những sáng tác độc đáo, Hồ Xuân Hương được coi là Bà Chúa thơ Nơm. Bánh trơi nước là một bài thơ tiêu biểu.
¬ Văn bản “ Bánh trôi nước” thuộc thể thơ gì? Tại sao em biết? 
Ø Vì bài thơ gồm 4 câu mỗi câu 7 chữ, gieo vân các tiếng cuối câu 1,2,4
 Trong nền văn học trung đại Việt Nam, thơ viết bằng chữ Nơm ngày càng được sáng tác nhiều và cĩ giá trị.
 Cho học sinh giải thích bằng lời của mình các từ: rắn nát, bảy nổi ba chìm.
¬ Văn bản này sử dụng phương thức biểu đạt nào?
Ø Văn bản kết hợp tả, kể và biểu cảm 
* Hoạt động 2: Đọc tìm hiểu văn bản
¬ Thế nào là bánh trôi nước?
Ø Là một thứ bánh làm từ bột nếp được nhào nặn và viên tròn có nhân đường phên, được luộc chín bằng cách cho vào nước đun sôi.
¬ Hình ảnh bánh trôi nước được ví với hình ảnh nào?
Ø Thân phận người phụ nữ
 Học sinh đọc văn bản 
¬ Với nghĩa thứ nhất: bánh trôi nước được miêu tả như thế nào?
Ø Bánh có màu trắng của bột, bánh được nặn thành viên tròn.
 - Nếu nhào bột mà nhiều nước quá thì nhão 
( nát ), ít nước quá thì rắn ( cứng )
 - Khi đun sơi nước để luộc, bánh chín thì nổi lên, bánh chưa chín thì chìm.
 - Nhân bánh được làm bằng mật hoặc đường phên nên khi chín thường cĩ màu đỏ như son. 
¬ Em cĩ nhận xét gì về cách miêu tả bánh trơi nước của tác giả?
Ø Miêu tả rất giống bánh trơi ngồi đời.
¬ Các từ “ trắng, tròn” gợi cho em thấy hình ảnh người phụ nữ như thế nào? 
Ø Gợi ta liên tưởng về hình ảnh người phụ nữ có thể hình đẹp hoàn hảo.
¬ Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ ở câu ngữ ở câu thơ thứ hai, qua đó cho em thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ như thế nào?
 Ø Dùng thành ngữ để diễn tả thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ trôi nổi bấp bênh
¬ Em có thể tìm một thành ngữ có nghĩa gần với thành ngữ “ Bảy nổi ba chìm”?
Ø Thành ngữ “ Lên thác xuống ghềnh”
 Giáo viên chốt ý: Đây là một bài thơ đa nghĩa, ngoài nghĩa tả thực bánh trôi nước, bài ca dao còn gợi ta liên tưởng đến hình ảnh, thân phận người phụ nữ.
 Học sinh đọc hai câu thơ cuối 
¬ Hai câu thơ này cho em hình dung được phẩm chất người phụ nữ như thế nào? 
Ø Phẩm chất trong sáng, dù gặp cảnh ngộ gì vẫn giữ được sự son sắt, thuỷ chung, tình nghĩa.
 Giáo viên chốt: Qua ngịi bút tài tình của Hồ Xuân Hương, cái bánh trơi nước khơng đơn thuần chỉ là cái bánh bình thường mà cịn trở thành một ẩn dụ thể hiện cuộc đời và số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
¬ Trong hai nghĩa đĩ, nghĩa nào là nghĩa chính?
Ø Nghĩa sau là nghĩa chính, nghĩa trước chỉ là phương tiện để chuyển tải nghĩa sau. Cĩ nghĩa sau bài thơ mới cĩ giá trị tư tưởng lớn.
 Thảo luận ( 3 phút )
¬ Em có nhận xét gì về Nghệ thuật và nội dung, ý nghĩa của văn bản?
Ø Nội dung: Tác giả Hồ Xuân Hương đã thể hiện một thái độ vừa trân trọng với vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, so sắt thuỷ chung, vừa cảm thương cho thân phận chìm nổi bấp bênh, bị lệ thuộc vào xã hội của người phụ nữ xưa. Bà xứng đáng tôn vinh là nhà thơ tiêu biểu.
 Gọi học sinh đọc ghi nhớ
* Hoạt động 3: Luyện tập
 Học sinh đọc bài tập 1
 Xác định yêu cầu của bài tập 
 Hợp tác nhóm ( 3 phút )	
 Thân em như trái bần trôi 
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu. 
 Thân em như hạt mưa xa
Hạt vào đài cát hạt ra ruộng cày
I. Đọc và tìm hiểu chú thích :
1. Đọc 
 2. Chú thích :
 a. Tác giả : 
 Hồ Xuân Hương, là Bà chúa thơ Nôm
 b. Tác phẩm : 
 Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt 
 c. Giải nghĩa từ : SGK
II. Đọc hiểu văn bản :
 1. Hình ảnh bánh trơi nước:
 - Tả thực bánh trôi nước: trắng, tròn, chìm, nổi 
 à Miêu tả bánh trơi nước giống với đặc điểm của nĩ.
 2. Bánh trơi nước thể hiện phẩm chất, thân phận của người phụ nữ
 - Gợi lên hình ảnh người phụ nữ xinh đẹp 
 - Diễn tả thân phận trơi nổi bấp bênh của người phụ nữ trong xã hội cũ.
 - Phẩm chất người phụ nữ: Dù gặp cảnh ngộ như thế nào vẫn giữ sự chung thuỷ, sắt son
 3. Nghệ thuật
 - Vận dụng điêu luyện những quy tắc của thơ Đường luận.
 - Sử dụng ngơn ngữ thơ bình dị, gần gũi với lời ăn, tiếng nĩi hằng ngày, với thành ngữ, mơ tiếp dân gian.
 - Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh nhiều tầng, ý nghĩa.
 * Ghi nhớ: SGK/95
III. Luyện tập
Câu 1: Những câu hát than thân
 - Mối liên quan trong cảm xúc giữa bài thơ với câu hát than thân
 + Dùng hình ảnh ẩn dụ để tả tâm trạng, phẩm chất thân phận của người phụ nữ 
 + Đồng cảm với cuộc đời đau khổ, đắng cay, thân phận chìm nổi của người phụ nữ ngày xưa.
4. Củng cố và luyện tập
 Đọc thuộc lòng bài thơ.
 Cho biết các nghĩa của văn bản ? Nghĩa nào là chính?
 Miêu tả bánh trơi nước giống với đặc điểm của nĩ.
 Bánh trơi nước thể hiện phẩm chất, thân phận của người phụ nữ
 Nghĩa chính là nghĩa thứ hai
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
 Học thuộc bài thơ 
 Nắm được các tầng nghĩa của văn bản, giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
 Đọc phần đọc thêm SGK/96
 Chuẩn bị: Sau phút chia li
 Đọc văn bản, tìm hiểu thể thơ song thất lục bát 
 Nỗi sầu chia li của người vợ qua bài thơ. tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của bài thơ
V. RÚT KINH NGHIỆM :
Nội dung :	
Phương pháp :	
Tổ chức :	

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 25-26 Banh troi nuoc.doc