Mục tiêu : Giúp HS nắm được:
1. Kiến thức:
- Được sơ giản về Hồ Xuân Hương
- Vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài thơ bánh trôi nước
- Tính chất đa nghĩa của ngôn ngữ và hình tượng trong bài thơ.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết thể loại của văn bản
- Đọc hiểu phân tích văn bản thơ Nôm Đường luật
- Giúp HS hiểu được nỗi sầu chia ly sau phút chia tay, giá trị tố cáo chiến tranh phi nghĩa, niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi và giá trị của nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích.
Ngày soạn: ............................. Ngày giảng: ............................. Tiết 25 Văn bản: Bánh trôi nước ( Hồ Xuân Hương) A. Mục tiêu : Giúp HS nắm được: 1. Kiến thức: - Được sơ giản về Hồ Xuân Hương - Vẻ đẹp và thân phận chìm nổi của người phụ nữ qua bài thơ bánh trôi nước - Tính chất đa nghĩa của ngôn ngữ và hình tượng trong bài thơ. 2. Kĩ năng: - Nhận biết thể loại của văn bản - Đọc hiểu phân tích văn bản thơ Nôm Đường luật - Giúp HS hiểu được nỗi sầu chia ly sau phút chia tay, giá trị tố cáo chiến tranh phi nghĩa, niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi và giá trị của nghệ thuật ngôn từ trong đoạn trích. - Bước đầu hiểu thể thơ song thất lục bát. 3. Tư tưởng: - Yêu mến và khâm phục tài năng của thi sĩ Hồ Xuân Hương và cảm thông sâu sắc đối với cuộc đời và thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. B. Chuẩn bị - GV: SGK, SGV, Tài liệu HDTH chuẩn KTKN,TL về Hồ Xuân Hương - HS: Đọc kĩ bài thơ, soạn bài. C. Phương pháp: - P.P: Vấn đáp, phân tích giảng bình, thảo luận, tích hợp - KT: Động não D. Tiến trình giờ dạy 1- ổn định tổ chức (1’) 2- Kiểm tra bài cũ (4’) ? Đọc thuộc lòng bài "Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra" của Trần Nhân Tông? Nêu cảm nhận của em về nội dung ý nghĩa bài thơ? - HS đọc thuộc diễn cảm bài thơ - Cảm nhận: Bức tranh cảnh vật làng quê thôn dã trầm lặng mà không đìu hiu, ánh lên sự sống của con người trong sự hoà hợp với cảnh thiên nhiên nên thơ. - Tâm hồn gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã của vị vua Trần Nhân Tông - Cảm xúc sâu lắng của vị vua – thi sĩ 3- Bài mới * Trong nền văn học trung đại của dân tộc ta, bên cạnh những nam thi nhân tiêu biểu cho thi đàn dân tộc là những nữ sĩ tài hoa. Một trong số đó là Hồ Xuân Hương. Hôm nay chúng ta sẽ cùng đến với một tác phẩm nổi tiếng của bà- Bài thơ "Bánh trôi nước". Hoạt động 1 P.P: Vấn đáp, thuyết trình. KT: Động não ?) Nêu những nét lớn về tác giả? Tác phẩm? - Gọi 2 HS trình bày -> GV chốt - GV nêu yêu cầu đọc - Gọi 2 HS đọc bài thơ - Tìm hiểu một số chú thích Hoạt động 2 P.P: Đọc diễn cảm, phân tích giảng bình KT: Động não ?) Em hiểu “Bánh trôi nước” là loại bánh ntn? ?) Bài thơ thuộc thể loại thơ nào? Vì sao? *GV: “Bánh trôi nước” là một bài thơ đa nghĩa ?) Vậy em hiểu thế nào là tính đa nghĩa trong thơ? - Đa nghĩa là một thuộc tính của ngôn ngữ văn chương thi ca nói chung ?) Bài thơ có 2 lớp nghĩa, đó là những lớp nghĩa nào? - Vừa nói về bánh trôi nước vừa nói lên thân phận, phẩm chất của người phụ nữ ?) Với nghĩa thứ nhất (Nghĩa đen - Tả thực) bánh trôi nước được miêu tả như thế nào? - Trắng, tròn, làm bằng bột nếp, có nhân bằng đường phèn, nhào bột mà nhiều nước thì nát, cho vào nước đun sôi để luộc nếu chín thì bánh nổi lên. - Ngày 3/3 âm lịch, nước ta có tục cúng bánh trôi ?) Với nghĩa thứ 2(Nghĩa bóng) hình ảnh người phụ nữ hiện lên như thế nào? + Câu 1: - Hai vế tiểu đối (Trắng - tròn) vẻ đẹp tạo hoá đáng trân trọng, vẻ đẹp duyên dáng -> làm nên cái nữ tính đáng yêu của người phụ nữ -> vẻ đẹp thiên tạo ấy đáng được nâng niu -> Câu thơ ánh lên niềm tự hào muôn thủa của phái đẹp qua cách sử dụng cặp quan hệ từ: vừa - vừa - Thân em: Cách nói quen thuộc trong ca dao -> đậm đà màu sắc dân gian *GV: Câu thơ không chỉ ca ngợi nhan sắc bên ngoài mà còn trân trọng, tự hào về tâm hồn, đức hạnh kín đáo, khiêm nhường, duyên dáng của người phụ nữ VN. ?) Nghệ thuật nổi bật của câu 2, 3 là gì? Tác dụng? - Thành ngữ “Bảy nổi ba chìm”=> thân phận chìm nổi bấp bênh giữa cuộc đời - Quan hệ từ “với” đi kèm “nước non”: một cuộc đời xả thân, vị tha vì mọi người => đáng cảm phục và trân trọng - Ngôn ngữ tương phản : Rắn - nát và hình ảnh ẩn dụ “Tay kẻ nặn” => sự lệ thuộc vào lễ giáo phong kiến ?) Phân tích tác dụng kiểu cấu trúc câu ở 2 câu (3, 4) - Cấu trúc liền mạch theo kiểu câu ghép - Có quan hệ từ “mặc dầumà” => tạo 2 nghĩa đối lập rất ấn tượng, khẳng định một tâm thế: người phụ nữ vượt lên thách thức và chiến thắng hoàn cảnh số phận để giữ vững phẩm chất. ?) Hình ảnh “Tấm lòng son”? - Hình ảnh ánh lên vẻ đẹp của bản lĩnh làm người thắm ngời tình nghĩa son sắt thuỷ chung của người phụ nữ trong cuộc đời. ?) Em có nhận xét gì về cấu trúc của bài thơ? + C1: mở đầu tươi tắn + C2, 3: số phận, cuộc đời đau khổ + C4: khẳng định cốt cách, phẩm chất của người phụ nữ Hoạt động 3: P.P: Vấn đáp, tổ chức cho HS tự tiếp thu kiến thức KT: Động não ?) Trong 2 tầng nghĩa của bài thơ, nghĩa nào là nghĩa chính? Vì sao? - Nghĩa 2 là nghĩa chính vì nghĩa trước chỉ là phương tiện để chuyển tải nghĩa sau. Có nghĩa thứ hai bài thơ có giá trị tư tưởng lớn ?) Hãy đánh giá những thành công về nội dung , nghệ thuật của bài thơ? - NT: + Ngôn ngữ thơ bình dị, hầu hết là từ thuần Việt + Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã được việt hoá + Thơ hàm súc đa nghĩa, giàu bản sắc văn hoá - ND: Bộc lộ niềm cảm thương, tự hào về thân phận và phẩm chất của người phụ nữ VN -> có giá trị nhân bản sâu sắc ? Đọc ghi nhớ SGKT95? I. Tìm hiểu chung( 5’) 1.Tác giả: - Sống ở thế kỷ 18 - Được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm 2. Tác phẩm - Là một trong những bài thơ nổi tiếng của Hồ Xuân Hương. II.Đọc hiểu văn bản (29’) 1. Đọc, tìm hiểu chú thích 2. Kết cấu bố cục: - Thể thơ tứ tuyệt Đường Luật - Bài thơ đa nghĩa 3. Phân tích: 3.1. Nghĩa đen (tả thực) - Miêu tả bánh trôi nước 2. Nghĩa bóng (ẩn dụ) - Ca ngợi người phụ nữ đẹp trong trắng, son sắt, thuỷ chung muốn vượt lên số phận 4. Tổng kết 1. Nội dung: - Trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa - Cảm thương sâu sắ cho thân phận chìm nổi của họ 4.2. Nghệ thuật: - Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã được Việt hoá - Thơ hàm súc đa nghĩa - Ngôn ngữ bình dị 4.3. Ghi nhớ: SGKT95 Hoạt động 4 (4’) P.P: Vấn đáp, tổ chức cho HS tự tiếp thu KT KT: Động não - HS trình bày - GV nhận xét, bổ sung III. Luyện tập( 4’) 1. Đọc thêm (96) 2. Bài tập 1(96) - Mối liên quan : Cảm xúc nhân đạo cá nhân đối với phụ nữ 4. Củng cố :( 1’) - Đánh giá những thành công về nội dung, nghệ thuật của bài thơ. - Nêu những cảm xúc của em sau khi học xong bài thơ. 5. Hướng dẫn về nhà(1’) - Học thuộc lòng bài thơ. Phân tích nội dung , nghệ thuật. - Chuẩn bị: + Quan hệ từ + Qua đèo ngang V. Rút kinh nghiệm . .. . ----------------------------&0&-----------------------------------
Tài liệu đính kèm: