Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 26: Bánh trôi nước

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 26: Bánh trôi nước

I. KIỂM TRA BÀI CŨ:

Em hãy đọc diễn cảm đoạn trích “ Sau phút chia li”và cho biết tác giả, dịch giả của đoạn trích.

II. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

• Thấy được vẻ xinh đẹp, bản lĩnh sắt son, thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong bài thơ Bánh trôi nước.

• Rèn luyện kĩ năng cảm thụ thơ Trung đại, kĩ năng viết văn biểu cảm.

• Giúp hs có thái độ cảm thông trước nổi khổ của người phụ nữ ngày xưa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 2111Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 26: Bánh trôi nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29/ 09/ 2009
Ngày dạy: 03/ 10/2009
Tiết: 26
HỒ XUÂN HƯƠNG
KIỂM TRA BÀI CŨ:
Em hãy đọc diễn cảm đoạn trích “ Sau phút chia li”và cho biết tác giả, dịch giả của đoạn trích.
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Thấy được vẻ xinh đẹp, bản lĩnh sắt son, thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong bài thơ Bánh trôi nước.
Rèn luyện kĩ năng cảm thụ thơ Trung đại, kĩ năng viết văn biểu cảm.
Giúp hs có thái độ cảm thông trước nổi khổ của người phụ nữ ngày xưa.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Giới thiệu bài: 
Nếu như bản dịch “ Chinh phụ ngâm khúc”, Đoàn Thị Điểm từng được xem là một phụ nữ có sắc, có tài “ xuất khẩu thành chương”, “bẩm chất thông minh”. Thì tài năng ấy một lần nữa ta bắt gặp ở Hồ Xuân Hương. Bà là một thi hào của dân tộc, được mệnh danh là “Bà chúa thơ Nôm”. Trong thơ của Bà có bài thơ “Bánh trôi nước” được xem là một trong những bài thơ nổi tiếng, tiêu biểu cho nghệ thuật độc đáo mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong tiết 26 này. 
Tiến trình tiết dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: hướng dẫn hs tìm hiểu chung.
Em hãy cho biết tác giả của bài thơ?
Qua phần chú thích *, em hãy giới thiệu vài nét về tác giả.
Gv giảng thêm về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ.(có ảnh minh họa)
Gv giới thiệu nét tiêu biểu của tác phẩm.
Gv hướng dẫn hs đọc văn bản.
Gv đọc mẫu – Gọi hs đọc lại.
Dựa vào chú thích, em cho cô biết thế nào là bánh trôi nước?
Quan sát bài thơ, em hãy cho biết bài thơ được viết theo thể thơ nào? Vì sao em biết?
Gv chuyển ý :
Hoạt động 2: hướng dẫn hs tìm hiểu văn bản.
Qua việc tìm hiểu ở nhà, em hãy cho biết bài thơ có thể hiểu theo mấy nghĩa? Đó là những nghĩa nào? (miêu tả bánh trôi nước và ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất, thân phận của người phụ nữ ngày xưa) 
Gv chuyển ý:
Hdẫn hs tìm hiểu phần 1).
Với nghĩa thứ nhất, Bánh trôi nước được miêu tả như thế nào?
Các từ “ trắng, tròn” gợi hình dáng và tính chất của chiếc bánh như thế nào?
Câu 1 miêu tả vẻ đẹp ngoại hình của bánh. Câu 2 nói về việc gì của bánh?
Hai câu thơ cuối, nhà thơ nói đến cái gì của bánh?
Gv chốt ý.
Gv chuyển ý:
Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nghĩa thứ 2)
Gọi hs nhắc lại nghĩa thứ 2.
Từ ngữ nào trong bài thơ gợi cho em hiểu thêm nghĩa thứ 2 này?
Thảo luận nhóm:Tác giả kể, tả về Bánh trôi nước để nói đến những đặc điểm nào của người phụ nữ ngày xưa?(hình thể, thân phận, phẩm chất)
Gv lần lượt hướng dẫn hs tìm hiểu từng đặc điểm.
Từ ngữ nào trong bài thơ nói miêu tả hình thể của người phụ nữ?
Qua những từ ngữ miêu tả đó, en thấy người phụ nữ có hình thể như thế nào?
Các từ “ trắng, tròn” gợi lên vẻ đẹp nào của người phụ nữ?
Với vẻ đẹp ấy, người phụ nữ có quyền sống như thế nào trong xã hội công bằng? (hs tự bộc lộ).
Gv chuyển ý:
Trong bài thơ, thân phận người phụ nữ ngày xưa được miêu tả như thế nào?
Trong câu thơ “ Bảy nổi....non”, nhà thơ đã sử dụng nghệ thuật gì?
Thông qua các phép nghệ thuật đó, nhà thơ muốn phản ánh cuộc sống của người phụ nữ ngày xưa như thế nào?
Từ “nước non” tượng trưng cho gì?
Em hiểu gì về câu: “Rắn nát mặc dầu...”
Qua hai câu thơ giữa này, em thấy cuộc sống và thân phận của người phụ nữ ngày xưa như thế nào?
Gv diễn giảng thêm.
Theo em, từ ngữ nào trong bài thơ thể hiện sự bản lĩnh của người phụ nữ?
Gv chốt ý.
Gọi hs đọc câu thơ cuối.
Câu thơ cuối nói đến đặc điểm nào của người phụ nữ?
Cụm từ nào nói về phẩm chất của người phụ nữ?
Em hiểu nghĩa của cụm từ này như thế nào?
Nói đến sự son sắt, chung thủy, sống có nghĩa tình là nói đến vẻ đẹp nào của người phụ nữ?
Gv chốt ý: vừa rồi, chúng ta đã tìm hiểu xong hai nghĩa được diễn đạt trong bài thơ.
Thảo luận nhóm:Theo em, nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ? Vì sao? 
Vì sao tác giả chọn hình ảnh Bánh trôi nước để nói về vẻ đẹp, thân phận, phẩm chất của người phụ nữ ngày xưa?
Bài thơ được kết hợp nhiều phương thức biểu đạt như: miêu tả, tự sự, biểu cảm.
Theo em, phương thức biểu đạt chính của bài thơ này là gì? (biểu cảm)
Bài thơ này được biểu cảm theo cách nào?
Liên hệ giáo dục: Đây là cách biểu cảm độc đáo, khéo léo mà các em cần học hỏi để rèn luyện kĩ năng viết văn biểu cảm sau này.
Gv chuyển ý:
Hoạt động 3: hướng dẫn tổng kết.
Em có nhận xét gì về kết cấu của bài thơ.
Ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ như thế nào?
Qua việc tìm hiểu bài thơ, em hiểu được tình cảm của tác giả đối với người phụ nữ ngày xưa như thế nào?
Hoạt động 4: Luyện tập
Cho hs làm theo yêu cầu sgk.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
Tácgiả:
Hồ Xuân Hương:
Nữ sĩ tài hoa trong lịch sử thơ ca dân tộc.
Được mệnh danh là “ Bà chúa thơ Nôm”.
2) Tác phẩm:
Bài Bánh trôi nước tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật độc đáo.
 3) Đọc – Giải từ: (sgk)
 4) Thể thơ:
Thất ngôn tứ tuyệt.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN:
Hình ảnh Bánh trôi nước:
Hình thức bên ngoài: tròn trịa, tinh khiết, không pha tạp.
Chất lượng bên trong: ngon, ngọt, không thay đổi.
Vẻ đẹp, thân phận người phụ nữ:
Hình thể:
 vừa trắng
 - Thân em 
 vừa tròn
xinh đẹp, khỏe mạnh
vẻ đẹp về ngoại hình.
Thân phận:
 “ Bảy nổi ba chìm với nước non”
-> đối lập, đảo thành ngữ
cuộc sống bấp bênh, vô định.
“ Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”
phụ thuộc vào hoàn cảnh.
khổ đau, chịu nhiều bất công.
Phẩm chất:
 “ tấm lòng son”
sắt son, chung thủy, nghĩa tình.
vẻ đẹp về tâm hồn – Nhân cách.
TỎNG KẾT:
- Kết cấu chặt chẽ, độc đáo, ngôn ngữ bình dị, dễ hiểu.
- Trân trọng vẻ đẹp và phẩm chất của người phụ nữ, cảm thông cho số phận của họ.
IV. LUYỆN TẬP:
Những câu hát được bắt đầu từ “Thân em”: - Thân em như giếng giữa đàng.
 - Thân em như hạt mưa sa.
 - Thân em như trái bần trôi.
Mối liên quan trong cảm xúc giữa bài thơ Bánh trôi nước và các câu hát: có chung nguồn càm xúc nhân đạo đối với phụ nữ.
CỦNG CỐ:
Bài thơ đươc sáng tác theo thể thơ nào?
Cho biết nội dung chính của bài thơ.
DẶN DÒ: 
Học thuộc bài thơ và nội dung bài học.
Soạn bài “Quan hệ từ” theo các câu hỏi ở phần tìm hiểu nội dung bài học.

Tài liệu đính kèm:

  • docBanh Troi Nuoc.doc