Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 26: Hướng dẫn đọc thêm: Sau phút chia li

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 26: Hướng dẫn đọc thêm: Sau phút chia li

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

+ Giúp HS hiểu: Nỗi sầu khổ vì chia li xa cách, tố cáo chiến tranh phi nghĩa và iềm khao khát hạnh phúc lứa đôi, gia đình của người thiếu phụ có chồng đi chinh chiến nơi xa. Cấu trúc thể thơ song thất lục bát trong bản dịch Chinh phụ ngâm khúc.

2. Kĩ năng:

+ Rèn kĩ năng đọc, phân tích thơ Song thất lục bát, .

3.Thái độ:

+ Học sinh thêm yêu thể thơ của dân tộc, yêu các tác phẩm VHVN, có thái độ thông cảm với hoàn cảnh người phụ nữ có chồng đi xa

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1137Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 26: Hướng dẫn đọc thêm: Sau phút chia li", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:...../......./...... 
NG:.........../......./.....
Tiết: 26
 Hướng dẫn đọc thêm:
 Sau phút chia li
(Trích: chinh phụ ngâm khúc)
Đặng Trần Côn
Đoàn Thị Điểm dịch
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
+ Giúp HS hiểu: Nỗi sầu khổ vì chia li xa cách, tố cáo chiến tranh phi nghĩa và iềm khao khát hạnh phúc lứa đôi, gia đình của người thiếu phụ có chồng đi chinh chiến nơi xa. Cấu trúc thể thơ song thất lục bát trong bản dịch Chinh phụ ngâm khúc.
2. Kĩ năng:
+ Rèn kĩ năng đọc, phân tích thơ Song thất lục bát, ...
3.Thái độ:
+ Học sinh thêm yêu thể thơ của dân tộc, yêu các tác phẩm VHVN, có thái độ thông cảm với hoàn cảnh người phụ nữ có chồng đi xa
B. chuẩn bị
GV: Tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc, tài liệu về tác giả, tác phẩm.
HS: Vở soạn, vở bài tập
C. phương pháp:
- Phương pháp: giảng bình, phát vấn, phân tích, tổng hợp..
D. Tiến trình giờ dạy.
I. ổn định: KTSS - 7B...........
II. Kiểm tra bài cũ:
III. Bài mới:
G: Khúc ngâm của người vợ có chồng đi chinh chiến ở nơi xa. Tác giả Đặng Trần Côn và dịch giả tài hoa Đoàn Thị Điểm! Cả hai đêu ở đầu thế kỉ 18 thời Lê mạt, chiến tranh Trịnh – Nguyễn và khởi nghĩa nông dân lan rông. Đặng Trần Côn cảm thời thế mà viết ra khúc ngâm bằng Hán văn. Đoàn Thị Điểm đồng cảm với nỗi cô đơn của người chinh phụ mà dịch ra chữ Nôm – Tiếng Việt
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm?
Yêu cầu đọc: giọng chậm,đều đều, buồn, ngắt nhịp đúng.
G: Hướng dẫn H tìm hiểu các chú thích trong SGK.
? Bài thơ được viết theo thể loại nào?
? Em hiểu gì về thể thơ này?
G:Thể thơ xuất hiện ở nước ta vào khoảng thế kỉ 16-17-18.
H: đọc lại một lần đoạn trích;
Theo em đoạn trích này được chia làm mấy phần?
? Đoạn trích thuộc kiểu văn bản nào?
? Văn bản tập trung biểu đạt tình cảm gì
? Hai câu đầu vẽ ra cảnh chia li xa cách bằng những biện pháp nghệ thuật gì?
G: Hai cảnh vật, một thật bình thường, một mịt mù do tưởng tưởng mà ra... nhưng đều thấm đẫm tâm trạng buồn khổ, của người vợ bắt đầu thấm thía nỗi chia li vô vọng.
? Trong phút chia li con mắt nhớ thương của người vợ đăm đăm trông theo, nàng chỉ thấy gì?
H đọc 4 câu thơ tiếp theo.
? Sự việc nào được nhắc tới trong khúc ngâm thứ 2?
? Nhận xét về hành động ngoảnh lại và Trông sang?
? Trong lời thơ này bến và cây gợi liên tưởng những không gian nào? ý nghĩa?
? những nét đặc sắc nghệ thuật trong khúc ngâm này?Tác dụng?
H đọc 4 câu cuối.
? Từ ngữ trong lời thơ có gì đặc biệt? Tác dụng?
? Không gian ấy cho thấy tâm trạng của người phụ nữ ntn?
? Qua tiết học em có nhận xét gì về nội dung và nghệ thuật của văn bản?
H: Đọc to, rõ phần ghi nhớ...
G: Hướng dẫn H luyện tập.
H:-Đặng Trần Côn: Ông là người làng Nhân Mục – nay thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội – sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII. 
-Đoàn Thị Điểm: ( 1705 – 1748 ) ở làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, Tỉnh Hưng Yên.
- Khúc ngâm của người vợ có chồng ra trận.
H: Song thất lục bát.
Vần và nhịp như sau: 
+ Câu 1 (7 Tiếng), nhịp 3/4 hoặc 3/2/2) Tiếng thứ 7 nhất thiết phải là thanh trắc và vần với tiếng thứ 5 của câu 7 thứ 2.
+ Câu 2 (7 Tiếng), nhịp 3/4 hoặc 3/2/2) Tiếng thứ 7 nhất thiết phải là thanh bằng và vần với tiếng thứ 6 của câu 6 thứ 3.
+ Câu 3 (6 Tiếng), nhịp 2/2/2 hoặc 2/4) Tiếng thứ 6 vần với tiếng thứ 6 của câu 8 thứ 4.
+ Câu 4 (8 Tiếng), nhịp 2/2/2/2 hoặc 4/4 2/4/2) Tiếng thứ 8 lại vần với tiếng thứ 5 của câu 7 đầu tiên khổ tiếp theo ( tiếng thứ 5 này cũng phải là thanh bằng).
H: 3 phần
H: Biểu cảm.
H: Nỗi lòng nhung nhớ,sầu muộn triền miên của người phụ nữ có chồng là một quan tướng của triều đình phải đi trinh chiến ở nơi xa.
H: Phép đối xứng giữa hai câu.
H: Thấy mây biếc, núi xanh vừa là hình ảnh thật vừa là hình ảnh tượng trưng chỉ sự xa cách không gian vời vợi..
H: Tiêu Dương, Hàm Dương
H: Hai hành động đối lập nhau, tuy xa cách về không gian nhưng tình cảm tâm hồn vẫn gắn bó thiết tha cực độ.
H: Bến: gợi sông nước- Cây gợi núi rừng " không gian xa xôi cách trở không dễ gặp lại.
H: - NT: đối, lặp, đảo, điệp từ " Nỗi nhớ chất chứa kéo dài" Nỗi ngậm ngùi, xót xa của tình vợ nhớ chồng trong xa xôi cách trở.
H: - Từ láy: xanh xanh
- Điệp từ: xanh, ngàn" Gợi tả một không gian tràn gập sắc xanh, không gian rộng lớn trải dài đơn điệu một sắc xanh.
Màu xanh trải rộng, kéo dài " làm cho sự cách xa càng xa hơn.
H:Buồn và tuyệt vọng.
- Nỗi sầu thương cho tuổi xuân không được hạnh phúc, nỗi xót xa cho hạnh phúc dang dở, oán hận chiến tranh li tán hạnh phúc con người. Mong mỏi hạnh phúc lứa đôi.
HS trả lời
I. Tìm hiểu tác giả và tác phẩm:
1. Tác giả:
- Đặng Trần Côn: 
- Đoàn Thị Điểm: ( 1705 – 1748 ) ở làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, Tỉnh Hưng Yên.
2. Tác phẩm:
3. Đọc- Tìm hiểu chú thích.
II. Phân tích.
1.Thể loại- bố cục:
Thể loại.
- Song thất lục bát.
Bố cục: 3 Phần là 3 khúc ngâm
2. Phân tích:
a/ Khúc ngâm thứ nhất.
- NT đối lập: hiện thực chia li phũ phàng.
"Nỗi trống trải của lòng người trước thực tế chia li phũ phàng. nỗi xót xa cho hạnh phúc bị chia cắt.
b/ Khúc ngâm thứ 2.
- NT: đối, lặp, đảo, điệp từ " Nỗi nhớ chất chứa kéo dài
" Nỗi ngậm ngùi, xót xa của tình vợ nhớ chồng trong xa xôi cách trở.
c/ Khúc ngâm thứ 3.
- NT: phép đối, điệp ngữ, từ láy
" gợi tả nõi sầu chia li oái ăm, nghịch lí đến cực độ.
" Nỗi sầu thương tuyệt vọng trước cảnh vật bao la.
IV. Tổng kết:
1. Nội dung:
2. Nghệ thuật:
3. Ghi nhớ: SGK.
V. Luyện tập:
IV. Củng cố: 
? Đọc diễn cảm bài thơ.
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc lòng đoạn trích, chuẩn bị bài “Qua Đèo Ngang”.
E. rút kinh nghiệm:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docT26.doc