Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 8 - Tiết 30: Bạn đến chơi nhà

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 8 - Tiết 30: Bạn đến chơi nhà

A . Mục tiêu cần đạt:

 Giúp HS :

- Cảm nhận được tình bạn đậm đà, hồn nhiên, thắm thiết của Nguyễn Khuyến .

- Hiểu thêm 1 bố cục khác của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

B. Chuẩn bị:

* Thầy: Bảng phụ, (văn bản).

* Trò: Đọc văn bản, chú thích, tìm hiểu tác giả, thể thơ và soạn các câu hỏi tìm hiểu văn bản.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:

* Ổn định : Kiểm diện, trật tự.

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1040Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 8 - Tiết 30: Bạn đến chơi nhà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 8 Ngày soạn:24/09/09
Tiết : 30. Ngày dạy:28/09 -03/10/09
BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ.
A . Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS :
- Cảm nhận được tình bạn đậm đà, hồn nhiên, thắm thiết của Nguyễn Khuyến .
- Hiểu thêm 1 bố cục khác của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
B. Chuẩn bị:
* Thầy: Bảng phụ, (văn bản).
* Trò: Đọc văn bản, chú thích, tìm hiểu tác giả, thể thơ và soạn các câu hỏi tìm hiểu văn bản.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
* Ổn định : Kiểm diện, trật tự.
* Kiểm tra bài cũ: 
(?) Đọc thuộc lòng bài thơ: Qua Đèo Ngang và cho biết vài nét về tác giả?
(?) Cảnh tượng Đèo Ngang qua sự miêu tả của tác giả ntn?
(?) Tâm trạng của bà Huyện Thanh Quan khi qua Đèo Ngang được thể hiện ra sao?
* Giới thiệu bài: 
 * Sống ở đời ai mà không có bạn bè thân thích. Có bạn cuộc sống sẽ có ý nghĩa và tốt đẹp biết bao nhiêu và nhất là khi người bạn ấy sẽ là những người ý hợp tâm đầu với mình. Điều đó ta sẽ thấy qua bài thơ: Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến.
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung
HĐ 1 :Tìm hiểu chung:
(?) Hãy cho biết vài nét về tác giả Nguyễn Khuyến? ( Tại sao người ta thường gọi ông là tam nguyên Yên Đổ?)
Gọi HS đọc bài thơ
(?) Bài thơ thuộc thể thơ gì? Nhịp điệu các câu thơ ntn? Giọng điệu tình cảm trong bài là gì? Đọc và ngắt nhịp ntn? Vần của bài thơ?
(?) Giải thích từ: nước cả, khôn, rốn ?
(?) Bài thơ : Bạn đến chơi nhà nói về chuyện gì?
(?) Bố cục bài thơ được tác giả sáng tạo linh hoạt ntn?
HĐ 2 : Tìm hiểu văn bản.
(?) Đọc lại câu 1 (vui, hồ hởi), em có nhận xét gì về lối nói của tác giả ở câu 1?
(?) Qua lời chào, em biết được điều gì về quan hệ của Nguyễn Khuyến với bạn mình? ( Họ gặp nhau có thường xuyên không, xưng hô có gì đáng chú ý, họ gặp nhau ở đâu?)
-Đọc từ câu 2 đến câu 7.
(?) Theo cách giới thiệu ở câu 1, thì đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi ra sao khi bạn đến nhà 
chơi?
(?) Thế nhưng ở đây Nguyễn Khuyến đãi bạn ra sao? Hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến khi bạn đến chơi là ntn?
(?) Vì sao sau lời chào Nguyễn Khuyến lại nhắc ngay đến chợ xa. Điều đó cho ta hiểu hiểu gì về tình cảm của Nguyễn Khuyến đối với bạn ? 
(?) Nguyễn Khuyến trình bày hoàn cảnh của mình như vậy có phải ông định kể khó than nghèo với bạn không?
(?) Vậy ở đây Nguyễn Khuyến đã dùng cách nói gì? Mục đích của cách nói ấy?
-Cho hs đọc câu cuối.
(?) Đến đây Nguyễn Khuyến muốn nói điều gì về tình bạn? Ta với ta ở đây là ai?
(?) Vậy, có phải Nguyễn Khuyến chỉ coi trọng tinh thần mà coi thường vật chất, coi vật chất là tầm thường, không có ý nghĩa chăng ?
HĐ 3: Hướng dẫn tổng kết:
- Vì sao nói nay có thể la một trong những bài thơ hay nhất về tình bạn?
- Ta thấy tình huống trong bài thơ được dựng lên như thế nào?
- Cho nhận xét về giọng điệu bài thơ?
HĐ 4: Luyện tập :
(?) Em hãy so sánh cụm từ: ta với ta trong bài thơ này với cụm từ ta với ta trong bài thơ “ Qua Đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan để thấy rõ tâm thế, tâm hồn của Nguyễn Khuyến khi bạn đến chơi nhà?
(?) Vậy tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ là gì?
Dựa vào chú thích sgk.
HS đọc
Thất ngôn bát cú.
- Nhịp: 4/3, 2/2/3.
 Câu 6: 4/1/2.
-Giọng: Chậm rãi, ung dung, hóm hỉnh như thấp thoáng 1 nụ cười.
- Bạn đến chơi mà Nguyễn Khuyến không có gì đãi bạn chỉ có 1 tình bạn đẹp.
-Đọc câu 1.
- Họ ít gặp nhau.
- Xưng hô: tôn xưng, thân mật.
- Gặp ở nhà( không ở dinh) ® Quý nhau lắm
-Đọc
- Đàng hoàng, ân cần, chu đáo
- Ông không có gì để tiếp đãi bạn.Thậm chí đến miếng trầu là đầu câu chuyện cũng không có.
- Làm nổi bật lên cái thanh đạm nghèo túng của ông quan thanh liêm về ở ẩn.Làm nổi bật cái tinh thần cao quí hơn cả.
-Không có ý định than nghèo:
+ Mọi thứ điều có nhưng chưa dùng được .
+ Sự việc không có trầu là “ Không may kia” là chỉ nói cho vui thôi
- Nói quá thực tế có không được như ý bạn cũng thông cảm. Đó là cách thể hiện sự quý mến bạn hiền.
Đọc.
- Tình bạn cao hơn vật chất. Dù vật chất không có, bạn bè vẫn quý mến nhau.
-Không, chính việc đề cập đến chuyện ăn ở trên cho thấy Nguyễn Khuyến muốn có vật chất và tình cảm hài hòa là quí nhất .
Vì nó đã ca ngợi tình bạn chân thành,trung thực,vượt qua mọi điều kiện hoàn cảnh, quí giá hơn mọi thứ của cái vật chất.
-HS trả lời ghi nhớ SGK
Giọng điệu hóm hĩnh, thật thà, ấm áp niềm vui.
Ta trong thơ bà Huyện Thanh Quan chỉ số ít :Bà với bóng của chính mình . Ở đây là tác giả
Và bạn tuy 2 mà 1 cho thấy tình cảm gắn bó chan hòa.
+Tình bạn đậm đà hồn nhiên dân dã , bất chấp mọi điều kiện .
I/Tìm hiểu chung
Tác giả: Nguyễn Khuyến.
 2) Thể thơ: 
-Thất ngôn bát cú.
-Vần: 1,2,4,6,8.
Bố cục:
+ Câu 1: Giới thiệu sự việc ( bạn đến chơi)
+ Câu 2®7: Trình bày hoàn cảnh của mình.
+ Câu 8: Bộc lộ tình bạn đậm đà, chân thật, tự nhiên, dân dã.
II / Tìm hiểu văn bản.
1)Câu 1:
 Giới thiệu bạn đến chơi nhà.
lời chào hỏi tự nhiên.
2)Câu 2 ® 7: Hoàn cảnh tiếp bạn khi bạn tới nhà.
- Nói quá, ngôn ngữ giản dị ® Hoàn cảnh không có gì để tiếp bạn.
3)Câu cuối:
Tình bạn đậm đà, hồn nhiên, dân dã.
III/ Tổng kết :
Bài thơ được lập ý bằng cách cố tình doing lên tình huống khó xử khi bạn đến chơi,để rồi hạ một câu kết:” bác đến chơi đây ta với ta”, nhưng trong đó là giọng thơ hóm hỉnh chứa đựng tình bạn đậm đà, thắm thiết.
IV/ Luyện tập :
*Củng cố:
Ý nghĩa của bài thơ nói lên điều gì?
Em có nhận xét gì về giọng điệu thơ trong bài và cách tạo doing tình huống?
-Cho hs đọc diễn cảm lại bài thơ.
-Đọc bài đọc thêm: Khóc Dương Khuê.
*Dặn dò:
-Học thuộc lòng bài thơ.
-Học bài ghi, ghi nhớ.
Chuẩn bị bài viết số 2 (tại lớp)

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 30.doc