Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 29: Qua đèo Ngang

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 29: Qua đèo Ngang

. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Sơ giản về tác giả Bà Huyện Thanh quan.

- Đặc điểm thơ Bà Huyện Thanh Quan qua bài thơ Qua Đèo Ngang.

- Cảnh Đèo Ngang và tâm trạng tác giả thể hiện qua bài thơ.

- Nghệ thuật tả cảnh, tả tình độc đáo trong văn bản.

 

doc 7 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1720Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 29: Qua đèo Ngang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUA ĐÈO NGANG
Tiết: 29 
Ngày dạy : 03/ 10/ 2011	 
 Bà Huyện Thanh Quan 
I. MỤC TIÊU
Kiến thức 
- Sơ giản về tác giả Bà Huyện Thanh quan.
- Đặc điểm thơ Bà Huyện Thanh Quan qua bài thơ Qua Đèo Ngang.
- Cảnh Đèo Ngang và tâm trạng tác giả thể hiện qua bài thơ.
- Nghệ thuật tả cảnh,ø tả tình độc đáo trong văn bản. 
Kĩ năng
- Đọc – hiểu văn bản thơ Nôm viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Phân tích một số chi tiết độc đáo trong bài thơ. 
Thái độ
- Yêu thích thơ xưa, học hỏi tài làm thơ của Bà Huyện Thanh Quan
 - Giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước, con người và có ý thức trong việc bảo vệ môi trường sinh thái 
II. CHUẨN BỊ 
Giáo viên : Bảng phụ, giáo án
Học sinh : Bài soạn, sách vở .
III. PHƯƠNG PHÁP 
Đọc diễn cảm, gợi mở, tái tạo, đàm thoại.
So sánh đối chiếu, giảng bình, nên vấn đề, hợp tác nhóm .
IV. TIẾN TRÌNH 
1. Ổn định tổ chức :
Kiểm tra sĩ số học sinh 
2. Kiểm tra bài cũ :
 Kiểm tra tập bài soạn của học sinh
 3. Giảng bài mới :
Giới thiệu bài :
 Đèo Ngang thuộc dãy núi Hoành Sơn, phân cách địa giới hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, là một địa danh nổi tiếng trên đất nước ta. Đã có nhiều thi nhân làm thơ vịnh Đèo Ngang như: Cao Bá Quát có bài Đăng Hoành Sơn ( Lên Hoành Sơn ), Nguyễn Khuyến có bài Quá Hoành Sơn ( Qua núi Hoành Sơn ), ... Nhưng tựu trung, được nhiều người biết và yêu thích nhất vẫn là bài Qua Đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan. 
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung bài dạy
* Hoạt động 1: Đọc bài văn và tìm hiểu phần chú thích
Hướng dẫn đọc: Đọc giọng chậm, trầm buồn, khắc khoải, sâu lắng, ngắt nhịp 2/2/3. Câu 7: 2/2/1/1/1.
Giáo viên đọc mẫu một đoạn 
 Gọi học sinh đọc tiếp theo
Nhận xét- uốn nắn- sửa chữa
 Học sinh đọc phần chú thích tác giả, tác phẩm
 ¬ Em hãy cho biết tác giả của bài thơ là ai? Giới thiệu sơ lược về Bà Huyện Thanh Quan? 
 Bà Huyện Thanh Quan là một nữ sĩ tài danh hiếm cótrong lịch sử Việt Nam thời trung đại.
 ¬ Cho biết bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
 Ø Bài thơ được viết trong một buổi chiều tà khi bà từ Thăng Long vào Huế dạy học.
 ¬ Bài thơ: “ Qua đèo ngang” được tác giả sáng tác theo thể thơ nào? Tại sao em biết? 
 Ø Vì bài thơ gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ có gieo vần ở các chữ cuối của câu 1,2,4,6,8 có phép đối giữa câu 3-4 và câu 5-6 có luật bằng trắc. 
 Bố cục cả bài thơ gồm 4 phần: Đề, Thực, Luận, Kết.
 Học sinh giải nghĩa: quốc quốc, gia gia, tiều 
* Hoạt động 2: Đọc - tìm hiểu văn bản
 Gọi học sinh đọc hai câu thơ đầu 
 ¬ Em hãy cho biết cảnh Đèo Ngang được miêu tả vào thời điểm nào trong ngày?
 Ø Lúc xế chiều, ánh nắng nhạt dần và sắp tắt.
 ¬ Cảnh Đèo Ngang được gợi tả bằng những chi tiết nào?
 Ø Cỏ, cây, đá, lá, hoa “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”. 
 Chen? Điệp từ gợi tả cảnh tượng thiên nhiên rậm rạp, hoang sơ.
 ¬ Như vậy phần đề của bài thơ gợi lên một “Đèo Ngang” như thế nào?
 Ø Cảnh hoang vu, vắng lặng.
 - Học sinh đọc 2 câu thực.
 Thảo luận 4 phút
 ¬ Cảnh Đèo ngang được tác giả vẽ tiếp theo như thế nào? với nghệ thuật ra sao? Em cĩ suy nghĩ gì về cảnh Đèo Ngang qua cách diễn tả ấy?
 Ø Đứng từ trên đèo nhìn xuống thấy dưới núi cĩ vài chú tiều ( Tiều: người chuyên nghề đốn củi) bên sơng cĩ vài cái lều được xem là chợ để buơn bán.
 Về nghệ thuật: dùng phép đối, đảo vị ngữ, sức gợi tả của các từ láy “lom khom, lác đác”gợi sự ít ỏi thưa thớt của những quán chợ nghèo.
 Cảnh ở Đèo Ngang cĩ thêm người, chợ à Thiên nhiên đỡ quạnh hiu nhưng sự sống con người xuất hiện ở đây cịn ít ỏi, thưa thớt, hoang sơ.
 Giáo viên: Bốn câu thơ đầu là bức tranh phong cảnh thiên nhiên ở Đèo Ngang: núi đèo bát ngát xanh tươi và đâu đó thấp thoáng sự sống của con người nhưng còn thưa thớt, hoang sơ. Cảnh được nhìn vào lúc chiều tà, tác giả đang trong cảnh ngộ phải xa nhà, mang tâm trạng cô đơn nên cảnh vật cũng buồn và hoang vắng. Đây là cảnh hiện thực khách quan hay là cảnh tâm trạng? Lời giải đáp cho câu hỏi này nằm ở hai câu luận
 - Đọc 2 câu luận.
 ¬ Trong buổi chiều tà hoang vắng đó nhà thơ đã nghe thấy âm thanh gì?
Ø Aâm thanh của tiếng chim quốc và chim đa đa.
 ¬ Em hiểu gì về hai giống chim quốc, đa đa?
 Ø Người ta thường thấy chim đa đa kêu giống giả từng hồi vào mùa hè, từ gốc ruộng này, bờ bụi này sang gốc ruộng bờ bụi kia đến khi chúng gặp nhau mới thơi.
 Theo truyền thuyết hai giống chim này là hiện thân mất nước.
 + Chim cuốc cuốc: hiện thân của vua Thục Đế hồn biến thành chim cuốc kêu nhớ nước ( cuốc cuốc ) đến nhỏ máu ra mà chết.
 + Chim đa đa: hiện thân của Bá Di, Thúc Tề 
nhà Thương. Khi nhà Thương bị nhà Chu đánh bại, hai người này khơng ăn gạo nhà Chu, sao đĩ chết hĩa thành chim.
 ¬ Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở hai câu thơ trên?
 Ø Chơi chữ quốc quốc à chim cuốc.
 gia gia à chim đa đa.
 Đối ý giữa hai câu thơ: nhớ nước, thương nhà.
 Ẩn dụ tượng trưng: mượn tiếng chim để tỏ lịng người.
 ¬ Phân tích ý nghĩa ẩn dụ đĩ?
 Ø Tiếng chim cuốc à nhớ nước, tiếng chim đa đa à thương nhà.
 => Tiếng lịng thiết tha da diết của tác giả thương nhà nhớ quá khứ của đất nước (triều đại nhà Lê).
 ¬ Qua những điển tích, truyền thuyết trên trong bài thơ cĩ ý nghĩa gì trong việc diễn tả tâm trạng của bà Huyện Thanh Quan?
 Ø Bà đau lịng vì những biến thiên của xã hội, kín đáo gợi nỗi tiếc nhớ, tiếc nuối một thời vàng son rực rỡ qua đi, nĩi chung bài thơ chứa nét hồi cổ.
 - Đọc 2 câu kết.
 ¬ Tồn cảnh Đèo Ngang hiện lên như thế nào trong cái nhìn của tác giả?
 ØTrời, non, nước.
 ¬ Đĩ là một ấn tượng về một khơng gian như thế nào?
 Ø Mênh mơng, bao la.
 Giữa khơng gian ấy, con người lặng lẽ một mình đối mặt với nỗi cơ đơn.
 ¬ Lời thơ nào cực tả nỗi cơ đơn này?
 Ø Một mảnh tình riêng ta với ta.
 ¬ Tác giả dùng nghệ thuật gì qua cách nĩi ở hai câu thơ trên?
 Gợi ý: Giữa cảnh trời non nước mênh mơng với con người nhỏ bé đang ơm một mảnh tình riêng. Nghệ thuật tương phản đối lập.
 ¬ Em hiểu thế nào là tình riêng ta với ta? 
 Ø Tâm sự sâu kín, một mình mình biết một 
mình mình hay à Nỗi buồn cơ quạnh thầm lặng.
 ¬ Tình riêng ấy là gì?
 Ø Tình thương nhà, nỗi nhớ nước da diết, âm thầm lặng lẽ.
 ¬ Câu thơ cuối cùng thể hiện biểu cảm trực tiếp hay gián tiếp?
 Ø Trực tiếp diễn tả nỗi cơ đơn thầm kín.
 ¬ Từ những phân tích trên em hãy nhận xét về nghệ thuật của bài thơ có gì đặc sắc ?
¬ Từ những phân tích trên em hãy nhận xét về cảnh vật ở Đèo Ngang và cảm xúc của nhà thơ khi qua Đèo Ngang ?.
 Ghi nhớ SGK/ 104.
 Học sinh đọc ghi nhớ
* Hoạt động 3: Luyện tập 
 Thi đua đọc thuộc lòng bài thơ
I. Đọc và tìm hiểu chú thích :
 1. Đọc 
 2. Chú thích :
 a. Tác giả:
 Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh, quê ở Hà Nội 
 b. Tác phẩm
 - Bài thơ được viết khi bà từ Thăng Long vào Huế dạy học 
 - Thể thơ : thất ngôn bát cú Đường luật 
 c. Giải nghĩa từ 
II. Đọc- hiểu văn bản :
1. Hai câu đề
 - Thời gian: Buổi chiều tà
 - Cảnh vật: Cỏ, cây, đá, lá, hoa
 - Hình ảnh: “chen”.
 à Cảnh hoang vu, buồn vắng lúc chiều tà.
 2. Hai câu thực:
 - Hình ảnh: 
 + Lom khom vài chú tiều 
 + Lác đác chợ mấy nhà .
 à Sự sống con người xuất hiện nhưng ít ỏi, thưa thớt, hoang sơ.
 3. Hai câu luận:
 - Aâm thanh: tiếng chim quốc, chim đa đa.
.
 à Tâm trạng nhớ nước, thương nhà, hoài cổ của tác giả
 4. Hai câu kết:
 - Không gian: trời, mây, non nước, mênh mông, bát ngát .
 - Một mảnh tình riêng
 à Nỗi buồn cơ đơn thầm lặng.
 5. Nghệ thuật:
- Sử dụng thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú một cách điêu luyện.
- Sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình.
- Sáng tạo trong việc sử dụng từ láy, từ đồng âm khác nghĩa gợi hình gợi cảm.
- Sử dụng nghệ thuật đối hiệu quả trong việc tả cảnh ngụ tình
 6. Ý nghĩa: 
 Bài thơ thể hiện tâm trạng cô đơn, thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ trước cảnh Đèo Ngang.
 * Ghi nhớ SGK/ 104.
III. Luyện tập
 Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ
4. Củng cố và luyện tập
 - Bài thơ cĩ hai mặt nội dung đĩ là cảnh và tình. Em hãy nĩi rõ cách tả cảnh và tình trong bài thơ.
 Tạo bức tranh cảnh Đèo Ngang tĩnh vắng, hoang sơ, bộc lộ tâm trạng buồn, cơ đơn hồi cảm của tác giả.
 - Liên hệ thực tế ở Đèo Ngang hiện nay, giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn những địa danh nổi tiếng ở nước ta.
 - Em hiểu gì về Bà Huyện Thanh Quan qua bài thơ này?
 Cĩ tài là thơ, nặng lịng với gia đình và đất nước.
 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
 - Học thuộc bài thơ.
 - Thuộc nội dung ghi nhớ SGK/ 104.
 - nhận xét về cách biểu lộ cảm xúc của Bà Huyện Thanh Quantrong bài thơ. 
 - Chuẩn bị: Bạn đến chơi nhà:
 + Giới thiệu sự việc bạn đến chơi nhà.
 + Hồn cảnh khi bạn tới nhà.
 + Cảm xúc của nhà thơ khi đón bạn vào nhà.
V. RÚT KINH NGHIỆM :
Nội dung 	
Phương pháp 	
Tổ chức	

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 29 Qua deo Ngang.doc