Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 29: Văn bản: Qua đèo ngang (Tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 29: Văn bản: Qua đèo ngang (Tiếp)

v Kiến thức:

 Hình dung được cảnh Đèo Ngang và tâm trạng của bà Huyện Thanh Quan lúc qua Đèo Ngang.

 Bước đầu hiểu thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

v Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

v Thái độ: GD HS biết yêu thiên nhiên, yêu đất nước.

B/ Chuẩn bị của thầy và trò:

 Thầy: SGK, bài soạn, tranh Đèo Ngang.

Trò: SGK, vở bài tập

doc 8 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1546Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 29: Văn bản: Qua đèo ngang (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOACH TUẦN VIII
Tiết
29
Qua đèo Ngang
Tiết
30
Bạn đến chơi nhà
Tiết
31
32
Bài viết số 2 (Văn biểu cảm)
Ngày soạn: Ngày 10/10/2010	
Tiết 29/ Văn bản: 	 QUA ĐÈO NGANG
	 	 	 (Bà Huyện Thanh Quan)
A/ Mục tiêu cần đạt:
Kiến thức: 
Hình dung được cảnh Đèo Ngang và tâm trạng của bà Huyện Thanh Quan lúc qua Đèo Ngang.
Bước đầu hiểu thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
Thái độ: GD HS biết yêu thiên nhiên, yêu đất nước.
B/ Chuẩn bị của thầy và trò:
Thầy: SGK, bài soạn, tranh Đèo Ngang.
Trò: SGK, vở bài tập 
C/ Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc khổ thơ 1, 2 trong bài “Sau phút chia ly” phân tích nội dung khổ thơ 1?
- Đọc thuộc bài thơ “Bánh trôi nước” – Nêu ý nghĩa bài thơ?
D/ Bài mới:
	Đèo Ngang thuộc dãy Hoành Sơn, phân cách địa giới hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình là một địa danh nổi tiếng trên đất nước ta. Đã có nhiều thi nhân vịnh Đèo Ngang như Cao Bá Quát, Nguyễn Chương Hiền. Nhưng có lẽ bài “Qua Đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan là được nhiều người thích nhất.
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
NỘI DUNG
HĐ 1 : GV hướng dẫn HS đọc tìm hiểu về tác giả
I/ Tìm hiểu chung :
Đọc nhịp 4/3 -> 2/2/3, thể hiện tâm trạng buồn của tác giả trước cảnh chiều tà, tình cảm nhớ nước thương nhà.
1/ Đọc và tìm hiểu thể thơ :
Gv dựa vào chú thích SGK giúp Hs hiểu thế nào là thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.
 a/ Đọc :
* Số câu, số chữ, cách hiệp vần ( 1, 2, 4, 6, 8 )
 b/ Thể thơ :
* Phép đối : câu 3><6
- Thất ngôn bát cú Đường luật
* Giống nhau về từ loại : DT >< ĐT
* Phép đối : câu 3><6 ; Ngược nhau về thanh điệu
* Ngược nhau về thanh điệu
* Tính cô đúc, súc tích là những đặc trưng tiêu biểu của thể thơ thất ngôn bát cú.
*Luật bằng trắc :
Luật bằng trắc : tiếng 2 câu 1 thanh bằng -> thể thơ theo luật bằng ; tiếng 2 câu 1 thanh trắc -> thể thơ theo luật trắc.
- Các tiếng 1, 3, 5 -> bằng trắùc tùy ý
- Các tiếng 1, 3, 5 -> bằng trắùc tùy ý
- Các tiếng 2, 4, 6 -> bằng trắc phải có trình tự chặt chẽ.
- Các tiếng 2, 4, 6 -> bằng trắc phải có trình tự chặt chẽ.
-> Nhất tam ngũ bất luận
-> Nhị tứ lục phân minh.
Bố cục : 2 câu đề , 2 câu thực, 2 câu luận , 2 câu kết
 c/ Bố cục : 2 câu đề, 2 câu thực, 2 câu luận, 2 câu kết
Nêu vài nét về tác giả ?
2/ Tác giả : ( ? - ? )
Tên Nguyễn Thị Hinh sống TK XIX.
Quê làng Nghi Tàm ( Tây Hồ – Hà Nội ).
Vợ Tri Huyện Thanh Quan – Thái Bình.
Thăng Long thành hoài cổ.
Chiều hôm nhớ nhà
Là một trong ba nhà thơ nữ có tiếng TK XVIII – XIX.
Chùa Trấn Bắc -> là những bài thơ nôm nỗi tiếng của bà sau bài Qua Đèo Ngang.
Thơ thường viết về thiên nhiên lúc trời chiều -> cảm giác vắng lặng, buồn.
HĐ 2 : GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản :
II/ Đọc - Hiểu văn bản :
HS thảo luận câu 2,3,4,5 về cảnh Đèo Ngang và tâm trạng tác giả.
 1/ Cảnh Đèo Ngang :
Cảnh Đèo Ngang được miêu tả vào thời điểm nào trong ngày ?
Thời gian : buổi xế tà -> thời khắc của ngày tàn.
Thời điểm đó có tác dụng gì trong việc bộc lộ tâm trạng tác giả ?
Gợi nỗi buồn nhớ càng làm tăng thêm nỗi cô đơn trong lòng tác giả trên đường lữ thứ tha hương.
GV liên hệ bài thơ của Trần Nhân Tông
Trước xóm sau thôn tựa khói hồng
Bóng chiều man mác có dường không.
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
Cảnh Đèo Ngang gồm có những gì ?
Cảnh : cỏ, cây, hoa, lá, dãy núi, con sông, cái chợ, mấy túp nhà.
Trong buổi chiều như thế tác giả còn nghe được âm thanh gì ?
Ââm thanh : tiếng chim cuốc, chim đa đa.
Trong buổi chiều tà đó còn thấy xuất hiện hình bóng của ai ?
Con người : vài chú tiều.
Khi miêu tả Đèo Ngang tác giả dùng biện pháp nghệ thuật gì ?
 -> Nghệ thuật điệp từ, từ láy, đối, đảo ngữ 
=> Cảnh Đèo Ngang hoang sơ vắng lặng, buồn, thấp
Qua những chi tiết đó em hình dung cảnh tượng chung của Đèo Ngang như thế nào ?
thoáng có sự sống của con người nhưng còn thưa thớt.
HĐ 3 : GV hướng dẫn HS tìm hiểu tâm trạng của tác giả
 2/ Tâm trạng của tác giả :
Tâm trạng của bà Huyện Thanh Quan khi qua đèo đó là tâm trạng gì ?
Nó thể hiện qua chi tiết nào ?
Tiếng chim cuốc -> nhớ nước.
Tiếng chim đa đa -> thương nhà.
Tác giả đã dùng nghệ thuật gì để miêu tả tâm trạng của mình ?
-> Nghệ thuật từ láy, chơi chữ -> tâm trạng buồn cô đơn nhớ về quá khứ của đất nước.
Tác giả mượn cảnh để tả tình và tình được miêu tả như thế nào ?
Cảnh trời, non, nước >< một mảnh tình riêng.
=> Cảnh bát ngát mênh mông, tình riêng nặng nề khép kín.
HĐ 4 : GV hướng dẫn HS tổng kết
III/ Tổng kết :
 Ghi nhớ SGK
HĐ 5 : Luyện tập
	Tìm hàm nghĩa cụm từ «  ta với ta » -> nên đặt nó trong toàn bài thơ đặc biệt là hai câu cuốikhi nhà thơ tự bộc lộ lòng mình trước cảnh Đèo Ngang : «  dừng chân ... ta với ta » . trời non nước bao la bát ngát bao nhiêu thì mảnh tình riêng càng nặng nề khép kín bấy nhiêu chỉ còn lại «  ta với ta » -> nỗi cô đơn của tác giả.
	Hướng dẫn học bài soạn bài :
Học thuộc bài thơ – Nắm được cảnh Đèo Ngang và tâm trạng của tác giả.
Soạn bài «  Bạn đến chơi nhà »
Khi gặp lại bạn nhà thơ như thế nào ?
Nhà thơ đã chuẩn bị những gì để tiếp đãi bạn ?
Qua đó em thấy được điều gì ở tác giả ?
So sánh cụm từ «  ta với ta » trong bài thơ với cụm từ « ta với ta » trong bài Qua Đèo Ngang.
Nắm bố cục đăïc biệt của bài thơ.
E/ Hướng dẫn tự học:
 1/ Bài vừa học: 
Học thuộc bài thơ, ghi nhớ. 
Nắm vững tác giả, tác phẩm , thể thơ, nội dung .
	 2) Bài sắp học: 
Soạn bài: “Bạn đến chơi nhà” 
Đọc kĩ chú thích, bài thơ.
Trả lời các câu hỏi SGK/105.
NHỮNG ĐIỂM LƯU Ý SAU TIẾT 29
Ngày soạn: 10/10/10
Tiết 30/ Văn bản: 	BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ
	 	 (Nguyễn Khuyến)
A/ Mục tiêu cần đạt:
Kiến thức: 
Cảm nhận được tình bạn đậm đà, hồn nhiên, dân dã của nhà thơ Nguyễn Khuyến.
Bước đầu hiểu được thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật .
Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích thơ Đường luật.
Thái độ: GD HS biết yêu quý, tôn trọng tình bạn.
B/ Chuẩn bị của thầy và trò:
Thầy: SGK, bài soạn, bảng ghi luật B, T.
Trò: SGK, vở bài tập 
C/ Kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc lòng bài thơ “Qua Đèo Ngang” cho biết vài nét về tác giả .
Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả như thế nào ? Tâm trạng của bà Huyện Thanh Quan ra sao?
D/ Bài mới:
	Sống ở đời ai mà không có bạn, nhất là khi có người bạn lại là ý hợp tâm đầu, thì cuộc sống sẽ có ý nghĩa và tốt đẹp biết bao. Điều đó ta sẽ thấy qua bài “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến.
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
NỘI DUNG
HĐ 1 :GV hướng dẫn HS đọc, tìm hiểu chú thích
I/ Tìm hiểu chung :
đọc nhịp 4/3 hoặc 2/2/3, thể hiện sự vui đùa hóm hỉnh của nhà thơ.
1/ Đọc và giải nghĩa :
 a/ Đọc :
GV đọc – HS đọc 
thể thơ , cách gieo vần, phép đối trong bài thơ ?
GV cho HS giải từ khó
 b/ Giảng từ khó:
Nước cả : nước lớn, nước đầy.
Khôn : khó, không thể.
Rốn cánh hoa bao bọc nhụy.
Tìm bố cục bài thơ ? 
 2/ Bố cục :
1-6-1
Câu 1 : Lời chào bạn.
Câu 2 – câu 7 : Hoàn cảnh tiếp bạn.
câu 8 : Tình bạn của tác giả.
Nêu vài nét về tác giả ?
 3/ Tác giả : ( 1835 – 1909 )
Quê xã Yên Đỗ, Huyện Bình Lục, Tỉnh Hà Nam.
Là một nhà thơ lớn.
Thơ ông được sáng tác trong những ngày ở ẩn.
HĐ 2 : GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
II/ Đọc - Hiểu văn bản :
Khi khách tới nhà trước tiên em phải làm gì ?
Câu đầu tiên nhà thơ nói gì ?
 1/ Lời chào bạn :
Cách xưng hô "bác" thể hiện điều gì?
«  Đã bấy lâu nay bác tới nhà »
Qua đó ta hình dung tâm trạng của chủ nhà khi bạn đến chơi như thế nào?
-> sự vui mừøng khi lâu ngày gặp lại bạn thân.
Bài thơ được sáng tác trong những ngày cáo quan ở ẩn. Ôâng tự cho mình đã già, bạn cũng vậy. Muốn đi lại nhưng do tuổi già sức yếu, sống ẩn dật chốn hương thôn nên ít giao du, bạn bè thâm giao đi lại thường xuyên càng ít, chính vì vậy ông rất vui khi có bạn tới thăm.
HĐ 3: HS thảo luận nhóm 6 câu thơ tiếp theo
 2/ Hoàn cảnh tiếp bạn :
Đã lâu ngày bạn tới nhà theo em nhà thơ phải tiếp đãi bạn như thế nào khi bạn tới thăm?
Tiếp đãi nồng hậu chu đáo, để tỏ tấm lòng mình với bạn.
Nhưng ở 6 câu thơ này thì em thấy hoàn cảnh nhà thơ như thế nào? Có cho phép nhà thơ tiếp bạn như mong muốn không?
Hoàn cảnh lúc bấy giờ không cho phép nhà thơ tiếp bạn như mong muốn.
Điều đó thể hiện qua những chi tiết nào?
Trẻ đi vắng, chợ xa.
Cá béo, gà ngon nhưng ao sâu vườn rộng.
Cải, cà, bầu mướp chưa đúng độ để thu hoạch.
Ngay cả miếng trầu là đầu câu chuyện nhà thơ cũng không có để tiếp bạn.
Trầu không có.
Nhưng có thực hoàn cảnh của nhà thơ như vậy không?
Nhà thơ tạo ra tình huống như thế để làm gì?
Cách 1: thật thà, chất phác ® t/c chân thực không khách sáo
Cách 2: nghèo khó nhưng hóm hỉnh, hài hước, yêu đời
--> Cách nói lấp lửng này có thể tạo ra 2 cách hiểu
1. Đó là sự thật về hoàn cảnh
2. Nói cho vui
Nghệ thuật được sử dụng trong 6 câu thơ này là gì?
=> Nghệ thuật liệt kê, phép đối -> Sự vui đùa hóm hỉnh của nhà thơ.
HĐ 4: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về tình bạn của tác giả
 3/ Tình bạn của tác giả :
Trong bài thơ có nhiều câu, mổi câu là một ý nhưng không phải ý câu nào cũng có giá trị như nhau. Có câu có ý đóng vai trò quyết định giá trị bài thơ
Trong bài thơ này câu nào có ý đóng vai trò quyết định bài thơ?
Câu cuối này nói lên điều gì?
«  Bác đến chơi đây ta với ta » 
Em thấy được điều gì qua tình bạn đó?
Đó là một tình bạn cao quí hơn mọi thứ của cải vật chất.
Cụm từ “ta với ta” nói lên điều gì? So sánh với cụm từ “ ta với ta” trong bài thơ Qua Đèo Ngang
«  Ta với ta » -> sự đồng nhất giữa chủ và khách.
HĐ 5: GV hướng dẫn HS tổng kết
III/ Tổng kết : 
Tác giả cố tình dựng lên một tình huống khó sử khi bạn đến chơi nhưng cuối cùng ta thấy được điều gì?
 SGK
Ngôn ngữ của bài thơ có gì khác so với đoạn thơ sau phút chia ly?
E-Hướng dẫn tự học:
 1) Bài vừa học: 
- Học thuộc bài thơ, ghi nhớ. 
 - Nội dung và nghệ thuật bài thơ.
- Làm bài tập 1(luyện tập).
	 2) Bài sắp học: 
- Làm bài viết số 2 – văn biểu cảm .
- Ôn lại kiến thức về cách làm bài văn biểu cảm .
NHỮNG ĐIỂM LƯU Ý SAU TIẾT 30
Ngày soạn: 12/10/2010
Tiết: 31- 32 	 	BÀI VIẾT SỐ 2
 VĂN BIỂU CẢM 
A/ Mục tiêu cần đạt:
Kiến thức: Viết được bài văn biểu cảm về thiên nhiên , thực vật.
Kĩ năng: Rèn kĩ năng cảm thụ những điều tốt đẹp trong thiên nhiên, câu văn mạch lạc, bố cục rõ ràng.
Thái độ: Bày tỏ tình cảm tốt đẹp, chân thực của mình, thể hiện tình yêu thương cây cối theo truyền thống của nhân dân ta.
B/ Chuẩn bị của thầy và trò:
Thầy: Đề bài.
Trò: Giấy làm bài.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
(Không kiểm tra)
Bài mới:
Tiết trước chúng ta đã luyện tập về cách làm văn biểu cảm , tiết này chúng ta sẽ vận dụng kiến thức ấy để viết bài văn biểu cảm .
GV ghi đề lên bảng:
1/ Đề bài 1: (Dành cho lớp 7/2 và 7/3)
Cảm nghĩ về một loài cây mà em yêu quý.
- GV gợi ý: 	+ Chọn loài cây em thực sự yêu thích và có sự hiểu biết về loài cây đó.
	+ Nêu lí do em thích.
	+ Tả những nét gợi cảm của cây.
	+ Nêu những tình cảm chân thành của mình đối với cây.
	+ Chú ý sắp xếp bố cục cho rõ ràng, hợp lí.
* Đáp án và biểu điểm:
 a) MB: (1.5đ)
 	- Nêu loài cây và lí do yêu thích.
 b) TB: (6đ)
 	- Tả chi tiết hình ảnh của cây để khêu gợi cảm xúc.
 	- Vai trò của cây trong đời sống con người.
 	- Hình ảnh của cây trong đời sống tình cảm của em.
 c) KB: (1.5đ)
 	- Tình cảm của em đối với cây.
 (Trình bày bài sạch, đẹp (1đ))
* Yêu cầu: 
- Bài viết phải có bố cục rõ ràng, mạch lạc, có sự liên kết giữa các đoạn, các ý.
	+ Viết đúng chính tả, dùng từ chính xác.
	+ Tình cảm phải chân thật, bộc lộ qua cách tả, kể.
2/ Đề 2: (Dành cho lớp 7/1)
 Loài cây em yêu. ( Cây lúa )
	* Tìm hiểu đề, tìm ý :
a/ Tìm hiểu đề :
Thể loại : Văn biểu cảm.	
Đối tượng : loài cây ( Cây lúa )
Tình cảm : yêu
b/ Tìm ý :
Cây lúa từ lúc mạ, trổ, chín có đặc điểm gì gợi cảm ?
Cây lúa có mối quan hệ như thế nào trong đời sống con người ?
Cây lúa đem lại cho em những gì trong đời sống vật chất và tinh thần ?
*/ Dàn ý
Mở bài :
Sinh ra và lớn lên ở nông thôn, gần gũi và gắn bó với nhiều loài cây nhưng cây lúa là loài cây mà em yêu quí nhất.
Nó gắn bó mật thiết với mỗi con người chúng ta.
Thân bài :
	* Đặc điểm gợi cảm của cây :
Cây mạ vài ba ngày giống như những cây tăm.
Lớn hơn một chút cây tỏa hương thơm thoang thoảng.
Lúa ôm đồng đồng chẳng khác nào những cô gái trẻ trung khoe mình dưới ánh nắng ban mai.
Lúc lúa trổ cả cánh đồng như một rừng cờ trắng tỏa hương thơm thoang thoảng khắp cánh đồng.
Khi lúa chín nhìn khắp cánh đồng như được trãi một tấm thảm vàng với mùi hương thơm ngào ngạt làm ngây ngất lòng người.
	* Cây lúa trong đời sống con người :
Tất cả mọi người trên thế gian đều cần chất bột từ cây lúa.
Lúa gắn chặt với nền chăn nuôi của nước ta.
Rơm dùng làm nguồn thức ăn cho gia súc và ủ nấm tạo nguồn thực phẩm giàu dinh dưởng.
Gạo góp phần tăng nguồn lợi xuất khẩu của nước ta đưa Việt nam vào một trong những nước có gạo xuất khẩu đứng vào vị trí hàng đầu thế giới.
	* Cây lúa trong đời sống của em :
Hàng ngày đi học đi ngang cánh đồng lúa, lúa như đưa tiễn bước chân em tới trường.
Những buổi sáng đi thăm đồng nhìn những bông lúa nõn nà mà lòng say mê ngây ngất.
Đến khi lúa chín thấy lòng tràn ngập hạnh phúc vì thành quả của gia đình em và bà con nông dân được bù đắp xứng đáng.
Lúa là nguồn lợi kinh tế chính của gia đình em, từ nguồn thu hoạch lúa mẹ em mua sắm quần áo sách vở cho em và trang trãi mọi sinh hoạt phí của gia đình.
Kết bài : 
Em yêu quí cây lúa.
Chăm sóc bảo vệ cây.
c/ Đáp án và biểu điểm:
MB: (1.5đ)
 	- Nêu loài cây và lí do yêu thích.
	- Cây lúa gắn bó như thế nào trong đời sống chúng ta (nêu khái quát)
TB: (6đ)
 	- Tả chi tiết hình ảnh của cây để khêu gợi cảm xúc.
 	- Vai trò của cây trong đời sống con người.
 	- Hình ảnh của cây trong đời sống tình cảm của em.
	- Cây lúa trong đời sống tinh thần của người dân Việt
KB (1.5đ)
 	- Tình cảm của em đối với cây.
	- Đưa ra quan điểm chủ quan để xây dựng và phát triển cây lúa 
Trình bày bài sạch, đẹp, mạch lạc trôi chảy (1đ))
* Yêu cầu: 
- Bài viết phải có bố cục rõ ràng, mạch lạc, có sự liên kết giữa các đoạn, các ý.
	+ Viết đúng chính tả, dùng từ chính xác.
	+ Tình cảm phải chân thật, bộc lộ qua cách tả, kể.
	+ Triển khai được các ý (luận điểm) rõ ràng
3/ Hướng dẫn học bài soạn bài :
Nắm đặc điểm văn biểu cảm, cách làm văn biểu cảm.
Soạn bài 9 theo câu hỏi SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA7 TUAN 8.doc