Mục tiêu bài học:
- Giúp HS nắm được cấu tạo của hai loại từ ghép: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. Hiểu được nghĩa của các loại từ ghép đó.
- HS phân biệt được từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
B. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
* ổn định tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là từ ghép? Cho ví dụ.
` gày soạn 16/8/2011 Ngày dạy 19/8/2011 Tiết 3: Từ ghép A. Mục tiêu bài học: - Giúp HS nắm được cấu tạo của hai loại từ ghép: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. Hiểu được nghĩa của các loại từ ghép đó. - HS phân biệt được từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. B. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: * ổn định tổ chức: * Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là từ ghép? Cho ví dụ. * Hướng dẫn HS học bài mới: GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ của bài học. Hướng dẫn HS học tập. HĐ 1: Gọi HS đọc ví dụ. ? Trong các từ ghép bà ngoại, thơm phức tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ? GV: Muốn biết tiếng nào chính, tiếng nào phụ ta thử so sánh: bà ngoại với bà nội, thơm phức với thơm ngát. ? Từ bà ngoại và bà nội có yếu tố nào giống nhau? ? Nghĩa của hai từ này có giống nhau không? Sự khác nhau đó do yếu tố nào quy định? GV: thơm phức và thơm ngát cũng tương tự ? Như vậy, tiếng bổ sung nghĩa là tiếng phụ hay tiếng chính? GV kết luận: các từ trên là từ ghép chính phụ. ? Trong từ ghép chính phụ, vị trí của tiếng chính và tiếng phụ như thế nào? Gọi HS đọc ví dụ 2. ? Các tiếng trong hai từ ghép quần áo, trầm bổng ở những ví dụ bạn vừa đọc có phân ra tiếng chính, tiếng phụ không? Vì sao? GV kết luận: chúng là từ ghép đẳng lập. ? Qua các ví dụ trên, em thấy từ ghép được phân ra làm mấy loại? Mỗi loại có cấu tạo như thế nào? ? Em hãy lấy một số ví dụ về từ ghép chính phụ. ? Lấy ví dụ về từ ghép đẳng lập. HĐ 2: ? So sánh nghĩa của từ bà ngoại với nghĩa của từ bà, nghĩa của từ thơm phức với nghĩa của từ thơm, em thấy có gì khác nhau? ? Qua so sánh như vậy, em có thể rút ra kết luận như thế nào về nghĩa của từ ghép chính phụ? ? So sánh nghĩa của từ quần áo với nghĩa của mỗi tiếng quần, áo; nghĩa của từ trầm bổng với nghĩa của mỗi tiếng trầm, bổng, em thấy có gì khác nhau? ? Từ ví dụ này, chúng ta có thể rút ra kết luận như thế nào về nghĩa của từ ghép đẳng lập? Gọi 2 HS đọc ghi nhớ. HĐ 3: Gọi HS đọc bài tập, nêu yêu cầu của bài. GV gợi ý: chú ý quan hệ giữa các tiếng với nhau trong từ. Gọi HS đứng tại chỗ làm bài. Cả lớp nhận xét. Bài tập 2, 3 cho HS làm đồng thời. GV chia lớp làm hai nhóm lớn, mỗi nhóm lớn chia thành 3 nhóm nhỏ. Mỗi nhóm lớn làm một bài tập. Các nhóm làm trong 1 phút. GV cùng cả lớp chữa. GV kết luận, biểu dương. ? Tại sao có thể nói một cuốn sách, một cuốn vở mà không thể nói một cuốn sách vở? ? Có phải mọi thứ hoa có màu hồng đều gọi là hoa hồng không? ? Em Nam nói: “Cái áo dài của chị em ngắn quá”. Nói như vậy có đúng không? Vì sao? ? Có phải mọi loại cà chua đều chua không? ? Nói: “Quả cà chua này ngọt quá” có được không? Tại sao? ? Có phải mọi loại cá màu vàng đều là cá vàng không? ? Cá vàng là loại cá như thế nào? Bài tập này GV chỉ cho HS làm 1 câu còn lại yêu cầu HS tự làm ở nhà. GV làm mẫu từ mát tay. Chia nhóm cho HS làm các từ còn lại. ? Phân tích cấu tạo của những từ ghép có ba tiếng. I. Các loại từ ghép: Bà ngoại : bà: tiếng chính ngoại: tiếng phụ - Thơm phức: thơm: tiếng chính phức: tiếng phụ - Đều có tiếng bà. - Khác nhau. Do tiếng ngoại, nội quy định. - Tiếng phụ là tiếng bổ sung nghĩa cho tiếng chính, tiếng chính là tiếng được bổ sung nghĩa. - Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau - Không phân ra tiếng chính, tiếng phụ, các tiếng bình đẳng nhau về ngữ pháp. - 2 loại chính phụ đẳng lập - xanh ngắt, đỏ chót, - sách vở, dày dép, mũ nón II. Nghĩa của từ ghép: - Bà: người đàn bà sinh ra mẹ hoặc bố. - Bà ngoại: người đàn bà sinh ra mẹ. - Thơm phức: có mùi thơm bốc lên mạnh, hấp dẫn. - Thơm: có mùi như hương của hoa, dễ chịu, làm cho thích ngửi. => Nghĩa của từ bà ngoại, thơm phức hẹp hơn nghĩa của từ bà và thơm. - Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính. - Quần áo: quần và áo nói chung (đồ mặc). - Quần: đồ mặc từ thắt lưng trở xuống, có 2 ống che chân hoặc đùi. - áo: đồ mặc từ cổ trở xuống, chủ yếu che ngực, lưng, bụng. - Trầm bổng: (âm thanh) lúc trầm lúc bổng, lúc cao lúc thấp, nghe rất êm tai. - Trầm: thấp và ấm. - Bổng: cao và trong. => Nghĩa của từ ghép quần áo, trầm bổng khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó. - Nghĩa của ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo ra nó. III. Luyện tập: Bài tập 1: - Từ ghép chính phụ: xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cười nụ, lâu đời. - Từ ghép đẳng lập: suy nghĩ, chài lưới, cây cỏ, ẩm ướt, đầu đuôi. Bài tập 2: bút bi, bút mực thước gỗ, thước nhựa mưa phùn, mưa dông làm lụng, làm ăn ăn cơm, ăn thịt trắng trẻo, trắng tinh vui vẻ, vui vầy nhát gan, nhút nhát Bài tập 3: núi non mặt mũi sông mày ham muốn học hành mê hỏi xinh đẹp tươi tốt tươi đẹp Bài tập 4: - Vì sách và vở là những danh từ chỉ sự vật tồn tại dưới dạng cá thể, có thể đếm được. Còn sách vở là từ ghép đẳng lập có nghĩa tổng hợp chỉ chung cả loại nên không thể nói một cuốn sách vở. Bài tập 5: - Không. Vì hoa hồng là một loại hoa. Hoa hồng: tên một loại cây cảnh cỡ nhỏ, cùng họ với đào, mận, thân có gai, lá kép có răng, hoa gồm nhiều cánh màu trắng, hồng, hoặc đỏ, có hương thơm. - Đúng. Vì: áo dài là loại áo như áo sơ mi, áo cánh, áo ghilê. ở đây cái áo dài bị ngắn so với chiều cao của chị Nam. - Không. Vì cà chua là một loại cà như cà tím, cà pháo - Được. Vì khi ăn sống ta có thể dễ dàng nhận biết được vị chua, ngọt của quả cà chua. - Không. - Là loại cá vây to, đuôi lớn và xoè rộng, thân màu vàng chỉ để nuôi làm cảnh, trong bể kính hoặc bể nước có hòn non bộ ở trong nhà hoặc công viên. Bài tập 6: - mát tay: chỉ những người có kinh nghiệm hoặc chuyên môn giỏi. - mát: trái nghĩa với nóng, chỉ cảm giác về nhiệt độ. - tay: bộ phận của cơ thể người. => mát tay nghĩa khái quát hơn nghĩa của mát và tay. Bài tập 7: máy hơi nước than tổ ong bánh đa nem * Dặn dò: - Học thuộc ghi nhớ. - Phân tích cấu tạo của các từ ghép: vi sinh vật học, kí sinh trùng học, tư bản chủ nghĩa, bất đắc dĩ. ******************************************************************* Ngày soạn 17/8/2011 Ngày dạy 19/ 8/ 2011 Tiết 4: liên kết trong văn bản A. Mục tiêu bài học: - Giúp HS thấy được muốn đạt được mục đích giao tiếp thì văn bản phải có tính liên kết. Sự liên kết ấy cần được thể hiện trên tất cả hai mặt: nội dung ý nghĩa và hình thức ngôn ngữ. - HS biết vận dụng những kiến thức đã học để bước đầu xây dựng những văn bản có tính liên kết. B. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: * ổn định tổ chức: * Kiểm tra bài cũ: ? Văn bản là gì? Văn bản có những tính chất như thế nào? * Tổ chức dạy bài mới: GV giới thiệu bài, nêu yêu cầu và nhiệm vụ học tập. Hướng dẫn HS học tập. HĐ 1: GV giải thích từ liên kết: liên kết – nối liền nhau, gắn bó với nhau (liên: liền; kết: nối, buộc). Cho HS đọc đoạn văn. ? Theo em, nếu bố của Enricô chỉ viết mấy câu như vậy thì Enrico có thể hiểu được điều bố muốn nói không? ? Em hãy cho biết vì lí do nào trong ba lí do sau đây khiến Enrico không hiểu được ý bố? - Vì có câu văn viết chưa đúng ngữ pháp. - Vì có câu văn nội dung chưa thật rõ ràng. - Vì giữa các câu còn chưa có sự liên kết. ? Vì sao em chọn lí do đó? ? Đến đây, em thử cho biết: Muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì nó phải có tính chất gì? GV: Nếu chỉ có 100 đốt tre đẹp đẽ thì cũng chưa đảm bảo sẽ có một cây tre. Muốn có một cây tre 100 đốt thì 100 đốt tre kia phải được nối liền. Tương tự thế, không thể có văn bản nếu các câu văn, các đoạn văn không nối liền nhau, tức không có tính liên kết. Gọi HS đọc điểm ghi nhớ 1. Yêu cầu HS xem lại ví dụ 1. ? Do thiếu ý gì mà nó trở nên khó hiểu? ? Do thiếu ý nên đoạn văn rất khó hiểu. Vậy qua ví dụ này em hãy cho biết liên kết trong văn bản trước hết là sự liên kết về mặt nào? ? Và như vậy, một văn bản có tính liên kết trước hết phải có điều kiện gì? GV treo bảng phụ ghi 2 ví dụ (đoạn văn ở mục 2b và trong SGK) Gọi 1 em đọc 2 đoạn văn. ? Trong 2 đoạn văn trên, đoạn văn nào có sự liên kết, đoạn văn nào không có sự liên kết? ? Tại sao chỉ do thiếu mấy chữ “còn bây giờ” và chép nhầm “con” thành “đứa trẻ” mà những câu văn đang liên kết bỗng trở nên rời rạc? GV: ở ví dụ này, sự thay đổi về hình thức ngôn ngữ đã làm cho đoạn văn mất đi tính liên kết. ? Như vậy, bên cạnh sự liên kết về mặt nội dung ý nghĩa, văn bản còn cần phải có sự liên kết về mặt nào? Gọi 1 em đọc ghi nhớ 2. GV nhấn mạnh 2 ý ghi nhớ. GV đưa ra 1 ngữ liệu, cho HS chỉ ra sự liên kết về nội dung và hình thức thể hiện trong đó. HĐ 2: Gọi 1 em đọc, 1 em nêu yêu cầu của bài tập GV gợi ý: Chú ý về nội dung ý nghĩa và hình thức ngôn ngữ của các câu văn để sắp xếp sao cho hợp lí. Gọi 1 em đọc các câu văn ở bài tập 2. ? Các câu văn bạn vừa đọc đã có tính liên kết chưa? Vì sao? ? Điền các từ thích hợp vào chỗ trống. Gọi 1 em đọc yêu cầu của bài tập. Cho HS thảo luận theo nhóm nhỏ. Gọi đại diện một nhóm trình bày ý kiến. Cả lớp nhận xét. GV kết luận. I. Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản: 1. Tính liên kết của văn bản: Ví dụ 1: - Không thể hiểu rõ được. - Lí do thứ ba. - Vì: + Các câu văn đều được viết đúng ngữ pháp và nội dung đã rõ ràng, mạch lạc. -> Enrico không hiểu được ý bố không phải vì lí do 1 và 2. + Mỗi câu viết về một sự việc chưa có sự gắn bó giữa các câu-> lí do 3. - Tính liên kết. 2. Phương tiện liên kết: - Tâm trạng, tình cảm của bố trước thái độ của Enrico đối với mẹ. - Những lời răn dạy của bố đối với Enrico. - Liên kết về nội dung ý nghĩa. - Nội dung của các câu văn, các đoạn văn trong văn bản phải thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau, cùng hướng về một chủ đề chung thống nhất. - Đoạn 1 có sự liên kết, đoạn 2 không. - Vì thiếu “còn bây giờ” khiến câu văn không còn tương ứng với câu văn đứng trước nó. Việc chép nhầm “con” thành “đứa trẻ” khiến cho đối tượng trong 2 câu văn trở nên xa lạ với nhau, không phải là một. - Hình thức ngôn ngữ (từ, câu). II. Luyện tập: Bài tập 1: Sắp xếp các câu văn: – (4) – (2) – (5) – (3). Bài tập 2: - Chưa. Vì các câu không nói về cùng một nội dung. Bài tập 3: - bà, bà, cháu, bà, bà, cháu, thế là. Bài tập 4: Hai câu văn này, nếu tách khỏi các câu khác trong văn bản thì có vẻ rời rạc, câu trước chỉ nói về mẹ, câu sau chỉ nói về con. Nhưng đoạn văn không chỉ có hai câu đó mà còn có câu thứ ba đứng tiếp sau kết nối hai câu trên thành một thể thống nhất, làm cho toàn đoạn văn trở nên liên kết chặt chẽ với nhau. * Củng cố: ? Khi tạo lập văn bản cần chú ý điều gì? * Dặn dò: - Học thuộc ghi nhớ. - Viết một đoạn văn ngắn có tính liên kết chặt chẽ. ******************************************************************* Ngày soạn 20/ 8/2011 Ngày dạy 22/ 8/ 2011 Tuần 2 Tiết 5 Bài 2 cuộc chia ... rữ tình? * Tổ chức dạy bài mới: GV giới thiệu bài, nêu yêu cầu và nhiệm vụ học tập. Hướng dẫn HS luỵên HS đọc các câu thơ của Nguyễn Trãi. ? Nội dung trữ tình của những câu thơ này là gì? ? Nội dung trữ tình đó được biểu hiện dưới hình thức nào? ? So sánh tình huống thể hiện tình yêu quê hương và cách thể hiện tình cảm đó qua hai bài thơ: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê. GV treo bảng phụ ghi các ý kiến. HS đọc. Cho HS lên bảng khoanh vào phương án đúng. ? Các văn bản: Một thứ quà của lúa non: Cốm, Mùa xuân của tôi, Sài Gòn tôi yêu là tác phẩm trữ tình. Đúng hay sai? Vì sao? Bài tập 1: - Nỗi lo buồn sâu lắng, thường trực, duy nhất của Nguyễn Trãi. - ở cả hai câu, dòng thứ nhất biểu cảm trực tiếp, dòng thứ hai biểu cảm gián tiếp. + ở dòng thứ 2, cặp câu thứ nhất, tác giả dùng tả và kể. + ở dòng thứ 2 cặp câu thứ hai, tác giả dùng lối ẩn dụ. Bài tập 2: - Tình yêu quê hương được biểu hiện lúc ở xa quê và lúc mới đặt chân về quê. - Biểu hiện trực tiếp và gián tiếp; thể hiện một cách nhẹ nhàng, sâu lắng - đượm màu sắc hóm hỉnh mà ngậm ngùi. Bài tập 4: b,c,e. Bài tập bổ trợ: - Đúng. Chúng là tuỳ bút, sử dụng chủ yếu phương thức biểu cảm. * Củng cố:? Những thể loại văn học nào thuộc loại trữ tình? * Đánh giá giờ học: * Dặn dò: Tự ôn tập các phân môn chuẩn bị kiểm tra học kì. ******************************** Ngày soạn 14/ 12/2011 Ngày dạy 16/ 12/ 2011 Tiết 68, 69: Bài 16. Kiểm tra học kỳ i (đề tổng hợp) (Thực hiện theo đề kiểm tra chung của phòng. Giáo viên dạy ôn tập phần Tập làm văn) ************************************** Ngày soạn 11/ 12/2011 Ngày dạy 13/ 12/ 2011 Tuần 19 Tiết 70 Bài 16,17 ôn tập tiếng việt A. Mục tiêu bài học: - Giúp HS hệ thống hoá những kiến thức Tiếng Việt đã học ở học kỳ I về từ ghép, từ láy, đại từ, quan hệ từ, từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm; thành ngữ và các biện pháp tu từ điệp ngữ, chơi chữ. - Luyện tập các kỹ năng tổng hợp về giải nghĩa từ, sử dụng từ để nói, viết. B. Tiến hành các hoạt động dạy - học: * ổn định tổ chức: * Tổ chức dạy bài mới: GV giới thiệu bài, nêu yêu cầu và nhiệm vụ học tập. Hướng dẫn HS học tập. ? Từ của Tiếng Việt xét về cấu tạo được chia làm mấy loại? ? Thế nào là từ phức? Gồm những loại nào? ? Thế nào là từ ghép? Được phân làm mấy loại? Cho ví dụ từng loại từ ghép. ? Từ láy là gì? Được chia làm mấy loại? Cho ví dụ từng loại. ? Đại từ là gì? ? Đại từ được phân làm mấy loại? Mỗi loại có những tiểu loại gì? Lấy ví dụ minh hoạ. GV nêu yêu cầu và hướng dẫn. Cho HS làm vào vở. Bài tập 1: - 2 loại: từ đơn và từ phức - là những từ có từ 2 tiếng trở lên. - Là từ phức trong đó các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. Được phân thành 2 loại: từ ghép đẳng lập (quần áo, sách vở, bút giấy) và từ ghép chính phụ ( quả cam, xe máy). - Là từ phức trong đó các tiếng có quan hệ với nhau về mặt ngữ âm. Chia làm 2 loại: láy bộ phận( xinh xắn, xanh xao)và láy hoàn toàn (xa xa, xanh xanh). - Là những từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chấtđược nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi. - Đại từ để trỏ: + Người, sự vật ( tôi, mình, nó) + Số lượng (bao nhiêu, bấy nhiêu) + Hoạt động, tính chất( vậy, thế) - Đại từ để hỏi: + Người, sự vật (ai? gì?) + Số lượng (bao nhiêu, mấy) + Hoạt động, tính chất (sao, thế nào) Bài tập 2: Từ loại ý nghĩa, chức năng Danh từ, động từ, tính từ Quan hệ từ ý nghĩa Biểu thị người, sự vật; hoạt động, trạng thái của sự vật; đặc điểm, tính chất. Biểu thị ý nghĩa quan hệ Chức năng Có khả năng làm thành phần của cụm từ, của câu. Liên kết các thành phần của cụm từ, của câu. Bài tập 3: Giải nghĩa các yếu tố Hán Việt GV lần lượt nêu từng yếu tố, cho HS giải nghĩa. bạch (bạch cầu): trắng bán (bức tượng bán thân): nửa, một nửa cô (cô độc): một mình (chỉ có một mình) cư (cư trú): ở cửu (cửu chương): chín dạ (dạ hương): đêm đại (đại lộ, đại thắng): lớn, to, rất to lớn điền (điền chủ, công điền): ruộng, ruộng đất hà (sơn hà): sông hậu (hậu vệ): sau, phía sau, phía dưới hồi (hồi hương, thu hồi): trở về chỗ cũ, trả về chỗ cũ hữu (hữu ích): có lực ( nhân lực): sức, sức mạnh mộc (thảo mộc, mộc nhĩ): cây, gỗ nguyệt (nguyệt thực): trăng, mặt trăng nhật (nhật kí): ngày quốc (quốc ca): nước tam (tam giác): ba tâm (yên tâm): đời sống tinh thần, tình cảm thảo (thảo nguyên): cỏ thiên (thiên niên kỉ): nghìn thiết (thiết giáp): sắt thiếu (thiếu niên, thiếu thời): trẻ, còn nhỏ thôn (thôn nữ): làng thư (thư viện): sách tiền (tiền đạo): trước, phía trước, trước đây tiểu (tiểu đội): nhỏ tiếu (tiếu lâm): cười vấn (vấn đáp): hỏi. ? Thế nào là từ đồng nghĩa? Có mấy loại? ? Tại sao có hiện tượng từ đồng nghĩa? ? Thế nào là từ trái nghĩa? ? Tìm một số từ đồng nghĩa và trái nghĩa với mỗi từ: bé (về mặt kích thước, khối lượng), thắng, chăm chỉ. ? Thế nào là từ đồng âm? ? Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa? ? Thế nào là thành ngữ? ? Thành ngữ có thể giữ những chức vụ gì trong câu? ? Tìm thành ngữ thuần Việt đồng nghĩa với thành ngữ Hán Việt: - Bách chiến bách thắng - Bán tín bán nghi - Kim chi ngọc diệp - Khẩu phật tâm xà ? Thế nào là điệp ngữ? Có mấy dạng? ? Thế nào là chơi chữ? - Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Có 2 loại: hoàn toàn và không hoàn toàn. - Vì từ tiếng Việt có từ nhiều nguồn gốc khác nhau và có những sắc thái khác nhau. - Những từ có nghĩa trái ngược nhau. - bé = nhỏ > < to, lớn - thắng = được > < thua - chăm chỉ = siêng năng > < lười biếng. - Những từ có vỏ ngữ âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau. - Từ đồng âm: những từ có ngữ âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau. - Từ nhiều nghĩa: một từ nhưng có nhiều nghĩa. - Là cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. - chủ ngữ, vị ngữ, phụ ngữ. - trăm trận trăm thắng - nửa tin nửa ngờ - lá ngọc cành vàng - miệng nam mô bụng một bồ dao găm - Từ ngữ được lặp đi lặp lại. Có 3 dạng: nối tiếp, cách quãng, chuyển tiếp. - Là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước. * Củng cố: Khi nêu ví dụ về từ ghép, từ láy, đại từ, quan hệ từ, danh từ, động từ, tính từ không phải đặt thành câu. Nếu đặt thành câu phải xác định rõ trong câu đó đâu là các loại từ và từ loại trên. * Đánh giá giờ học: * Dặn dò: Xem kĩ phần ôn tập Tiếng Việt trang 193. Tiết sau đem sách Ngữ văn địa phương. Ngày soạn 12/12/2011 Ngày dạy 14/12/2011 Tiết 71: Bài 16,17. Chương trình địa phương: Những câu hát nói về cuộc sống trong xã hội nông nghiệp A. Mục tiêu bài học: - Giúp HS nắm được các kiến thức cơ bản về các loại từ: đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm; thành ngữ và các biện pháp tu từ điệp ngữ, chơi chữ. - Giúp các em nắm được nội dung và nghệ thuật của chùm ca dao xứ Nghệ. - Bồi dưỡng cho HS lòng tự hào với tiếng nói của mình. B. Tiến hành các hoạt động dạy - học: * ổn định tổ chức: * Tổ chức dạy bài mới: GV giới thiệu bài, nêu yêu cầu và nhiệm vụ học tập. Hướng dẫn HS học tập. HĐI: GV hướng dẫn đọc Gọi 4 em đọc 4 bài ? Căn cứ vào những dấu hiệu nào để khẳng định các văn bản trên là ca dao Nghệ An? ? Các bài ca dao trên được làm theo thể thơ nào? Vì sao em biết? ? Cảm hứng chính trong các bài ca dao trên là gì? Gọi 1 em đọc ? Bài ca dao viết về mảnh đất nào của xứ Nghệ? ? Tác giả dân gian đã nói điều gì về mảnh đất này? Gọi 1 em đọc ? Bài ca dao này viết về đối tượng nào? ? Cảm hứng ca ngợi trong bài ca dao này thể hiện ở chỗ nào? ? Chất Nghệ của bài ca dao thể hiện ở mặt ngôn ngữ như thế nào? ? Việc sử dụng các từ địa phương ở đây có tác dụng ra sao? ? Biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của bài này là gì? Gọi 1 em đọc ? Bài ca dao là lời của ai? nói với ai? ? Người ấy nói về điều gì? Nhằm mục đích như thế nào? ? Tìm từ ngữ địa phương trong bài. ? Cho biết tác dụng của chúng. GV đọc ? Em hiểu được điều gì từ bài ca dao này? ? Thành công nghệ thuật của bài ca dao này là gì? ? Về hình thức nghệ thuật, 4 bài ca dao có những điểm nào chung? ? Về nội dung, cả 4 bài đều thể hiện điều gì? ? Mỗi bài có nội dung nào riêng biệt? Gọi 1 em đọc ghi nhớ. I. Tìm hiểu chung - Địa danh Nghệ An - Ngôn ngữ (từ ngữ địa phương). - Tâm hồn con người mộc mạc, chân chất. - Bài 2, 3: lục bát; bài 1, 4: lục bát biến thể. - Ca ngợi II. Tìm hiểu chi tiết Bài 1: - Hồ Liệu – làng Xuân Hồ và Xuân Liệu (Nam Dàn). - Ca ngợi cuộc sống thanh bình, yên ấm, có nhiều người con trai thành đạt trên con đường học vấn, con gái chăm chỉ, giỏi giang trong nghề dệt vải. Bài 2: - Trại Nội (Dãy Đại Vạc) - Miêu tả Trại Nội cỏ tốt, đầy sức sống, cùng với lời mời gọi: Ai vô Trại Nội cùng ta - Từ ngữ địa phương: vô, gành, bứt, khái - Góp phần thể hiện tâm hồn mộc mạc, đằm thắm của con người xứ Nghệ. - Ngoài sử dụng từ ngữ địa phương, ở bài ca dao này tác giả dân gian sử dụng cách nói mô típ: ai vô. Bài 3: - Lời của người con gái nói với người con trai - Nhờ cậy, rủ rê cùng đi, cùng làm việc-> bày tỏ tình cảm, tỏ tình một cách kín đáo, tế nhị. - vô, rú, chắc, mô, bứt, răng, ơ. - Tô đậm màu sắc địa phương, góp phần làm nổi bật tâm hồn người con gái xứ Nghệ mộc mạc, chân chất, đằm thắm, giản dị. Bài 4: - Ca ngợi cảnh sắc xứ Nghệ đẹp, mời gọi bạn bè bốn phương về thăm. - Sử dụng cách nói mô típ, thể thơ lục bát biến thể, so sánh. * Tổng kết: - Dùng nhiều từ ngữ địa phương, nói theo mô típ (ai về, ai vô, ai đi) - Cuộc sống làng quê yên ấm, thanh bình. - Tâm hồn người Nghệ mộc mạc, bình dị. - Tình yêu, lòng tự hào đối với quê hương mình. - Bài 1: cuộc sống làng quê thanh bình, yên ấm. - Bài 2: thiên nhiên. - Bài 3, 4: đời sống tình cảm phong phú của người dân lao động. * Đánh giá giờ học: * Dặn dò: Làm lại bài kiểm tra học kì vào vở, tiết sau chữa. Ngày soạn 27/12/2011 Ngày dạy 29/12/2011 Tiết 72: Bài 16, 17. Trả bài kiểm tra học kỳ i A. Mục tiêu tiết học: - Giúp hS nắm được ưu nhược điểm trong bài làm của mình, biết được cách khắc phục những nhược điểm đó. - Bồi dưỡng kỹ năng dùng từ, diễn đạt, đặt câu. B. Tiến hành các hoạt động dạy - học: * ổn định tổ chức: * Nhận xét ưu, khuyết điểm: - Phần Tiếng Việt đại đa số các em làm đùng, hiểu yêu cầu của đề. - Bài làm trình bày sạch sẽ. - Phần Văn và Tập làm văn một số bài làm khá hay,có cảm xúc chân thành. Nắm vững yêu cầu của đề ra. - Tuy nhiên vẫn còn một số em viết còn sơ sài, sai chính tả nhiều. Nhiều em diễn đạt còn khô khan. Không nắm vững yêu cầu của đề ra. * Chữa bài: Cho HS làm từng câu, GV nhận xét, kết luận Đáp án căn cứ vào: Hướng dẫn chấm và đáp án của phòng. * Dặn dò: Chuẩn bị sách học kỳ II. Soạn bài: Tục ngữ về TN và LĐSX. ******************************
Tài liệu đính kèm: