Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 30: Bạn đến chơi nhà

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 30: Bạn đến chơi nhà

MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Sơ giản về tác giả Nguyễn Khuyến.

- Sự sng tạo trong việc vận dụng thể thơ Đường luật, cách nói hàm ẩn sâu sắc, thâm thuý của Nguyền Khuyến trong bi thơ.

2. Kĩ năng

- Nhận biết được thể loại văn bản.

- Đọc - hiểu văn bản thơ nôm Đường luật thất ngôn bát cú.

- Phân tích một bài thơ Nôm Đường luật.

 

doc 6 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1659Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 30: Bạn đến chơi nhà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ
Tiết : 30	 
Ngày dạy : 05/10/2011	 
 Nguyễn Khuyến 
I. MỤC TIÊU
Kiến thức 
- Sơ giản về tác giả Nguyễn Khuyến. 
- Sự sáng tạo trong việc vận dụng thể thơ Đường luật, cách nĩi hàm ẩn sâu sắc, thâm thuý của Nguyền Khuyến trong bài thơ..
Kĩ năng
- Nhận biết được thể loại văn bản.
- Đọc - hiểu văn bản thơ nơm Đường luật thất ngơn bát cú.
- Phân tích một bài thơ Nơm Đường luật. 
Thái độ
- Yêu làng quê Việt Nam, xây dựng cho mình cĩ những tình bạn chân thật, đậm đà, hiểu và cảm thơng cho nhau dù bất kỳ ở hồn cảnh nào? 
II. CHUẨN BỊ 
Giáo viên : Bảng phụ, giáo án
Học sinh : Bài soạn, sách vở .
III. PHƯƠNG PHÁP 
Đọc diễn cảm, gợi mở, tái tạo, đàm thoại
So sánh đối chiếu, giảng bình, nên vấn đề, hợp tác nhĩm .
IV. TIẾN TRÌNH 
1. Ổn định tổ chức :
Kiểm tra sĩ số học sinh 
2. Kiểm tra bài cũ :
 Đọc thuộc lòng bài thơ: “Qua đèo ngang” (5 điểm )
 Đề tài bài thơ “Qua đèo ngang” là thơ
Tả cảnh thiên nhiên
Tả tình cảnh nhớ nhà thương nước
Tả cảnh ngụ tình
 Giải thích lí do lựa chọn của em 
( 5điểm )
 Đọc thuộc lòng bài thơ
 Chọn câu C
 Vì đọc bài thơ ta thấy tác giả đã mựơn cảnh Đèo Ngang hoang sơ heo hút để bày tỏ nỗi buồn thương nước,nhớ nhà, tiếc quá khứ. Càng về cuối cảnh càng mờ, tình càng đậm
 3. Giảng bài mới :
Giới thiệu bài :
 Tình bạn là một trong những đề tài có truyền thống lâu đời của lịch sử văn học Việt Nam. Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến là một bài thơ thuộc loại hay nhất trong đề tài tình bạn và cũng là loại hay nhất trong đề tài tình bạn và cũng là loại hay nhất trong thơ Nguyễn Khuyến nói riêng, thơ Nôm Đường luật Việt Nam nói chung.
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung bài dạy
* Hoạt động 1: Đọc tìm hiểu phần chú thích
- Hướng dẫn đọc: Đọc theo nhịp 4/3; 2/2/3; đặc biệt câu 6 theo nhịp 4/1/2
Giọng: chậm rãi, ung dung, hóm hỉnh
Giáo viên đọc mẫu 1 đoạn
 Học sinh đọc tiếp theo
Nhận xét- sửa chữa - uốn nắn
Học sinh đọc chú thích
 ¬ Nêu những nét cơ bản về tác giả?
 Giáo viên chốt lại ý chính phần chú thích
 Ø Nguyễn Khuyến ( 1835 – 1909 ) là nhà thơ của cảnh làng quê Việt Nam.
 ¬ Bài thơ “Bạn đến chơi nhà”ø thuộc thể thơ gì? Vì sao?
 Ø Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật vì bài thơ gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ,các chữ ở cuối câu 1-3-4-6-8 có cùng vần và theo luật bằng trắc, có phép đối giữa câu 3 với câu 4, câu 5 với câu 6
 - Bố cục rất độc đáo gồm: 3 phần
 Câu 1: Giới thiệu sự việc.
 Câu 2- 7: Hồn cảnh khi bạn đến chơi nhà.
 Câu 8: Cảm xúc của tác giả khi bạn đến chơi nhà.
 - Đề tài: Tình bạn
 - Giải từ khó: 
* Hoạt động 2: Đọc tìm hiểu văn bản
 Gọi hoc sinh đọc câu thơ: “Đã bấy lâu nay bác tới nhà” 
 ¬ Em cĩ nhận xét gì về lối nĩi của tác giả ở câu 1?
 Ø Như một lời chào hỏi,một lời nĩi tự nhiên 
“ Lâu quá mới thấy bác lại chơi”.
 ¬ Qua lời chào em biết được điều gì về quan hệ của Nguyễn Khuyến với bạn mình ? ( họ gặp nhau cĩ thường xuyên khơng, xưng hơ cĩ gì đáng chú ý, họ gặp nhau ở đâu?
 Ø Họ ít gặp nhau ( đã bấy lâu ).
 Gọi là bác ( cĩ ý tơn xưng thân mật ).
 Bạn đến thăm nhà à Quý nhau lắm mới đến tận nhà thăm hỏi như vậy. 
 ¬ Câu thơ đầu tiên tác giả nói lên điều gì? 
 Ø Câu thơ cho thấy tác giả thông báo có bạn đến chơi nhà.
 Gọi học sinh đọc 6 câu tiếp theo
 ¬ Theo nội dung câu thơ thứ nhất, đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn thế nào khi bạn đến chơi nhà?
 Ø Đàng hồng ân cần, chu đáo.
 ¬ Thế nhưng Nguyễn Khuyến đã tiếp đãi ra sao? Hồn cảnh của Nguyễn Khuyến khi bạn đến chơi nhà như thế nào?
 Ø Mọi thứ sản vật của gia đình có đấy mà cũng như không 
 Không có trẻ ở nhà để sai bảo, không gần chợ để mua sắm, không chài được cá vì ao sâu quá, không bắt được gà vì vườn rộng rào thưa, không có cải vì cải chữa ra cây, không có cà vì cà mới nụ, có bầu thì bầu vừa rụng rốn, có mướp thì mướp đương hoa, kể cả miếng trầu tiếp khách cũng không có
 ¬ Vì sao sau lời chào, nguyễn Khuyến lại nhắc ngay đến chợ xa, điều đĩ cho ta hiểu gì về tình cảm Nguyễn Khuyến đối với bạn?
 Ø Nĩi đến chợ vì ơng muốn tiếp bạn thật đàng hồng. Thời ấy chỉ cĩ chợ mới cĩ đủ thứ ngon và sang.Ngay khi chào bạn, nĩi chuyện ăn uống liền, điều đĩ thể hiện sự chân tình. Chỉ cĩ bạn thân mới cĩ thể nĩi chuyện ăn, một cách rất đời thường như vậy.
 ¬ Nguyễn Khuyến trình bày hồn cảnh của mình như vậy, theo em cĩ phải ơng định kể khĩ, than nghèo với bạn khơng?
 Ø Nhà thơ khơng cĩ ý định than nghèo.
 - Thứ nhất: là các thứ đều cĩ nhưng khơng lấy được, chưa dùng được chứ khơng phải là khơng cĩ.
 - Thứ hai: sự việc khơng cĩ trầu là chìa khố cho thấy sự “ khơng may kia” là chỉ nĩi cho vui.
 ¬ Tác giả dùng cách nĩi gì trong 6 câu thơ trên và cĩ dụng ý gì khi cố tạo ra tình huống đặc biệt như vậy?
 Ø Lập ý, liệt kê, nĩi quá
 Dựng lên một tình huống là hồn tồn khơng cĩ gì để đãi bạn.
 Nhà thơ nĩi đến cái khơng để làm nổi bật một cái thiêng liêng cao quý đĩ là tình bạn chân thành thắm thiết.
 Học sinh đọc câu thơ cuối
 ¬ Từ những câu trình bày về hồn cảnh của mình đến câu cuối “ Bác đến” Nguyễn muốn nĩi điều gì về tình bạn ? Ta với ta ở đây là ai?
Ø Tình bạn cao hơn vật chất. Dù vật chất thiếu hoặc khơng đầy đủ thì bạn bè vẫn quý mến nhau. “ Ta với ta” là Nguyễn Khuyến với người bạn 
 Thảo luận nhóm ( 4 phút )
 ¬ So sánh cặp từù “ta với ta” trong bài thơ với cụm từ “ta với ta” trong bài: “Qua Đèo Ngang” có gì giống và khác nhau ? 
 Ø + Giống nhau: Kết thúc bằng ba từ “ta với ta” trực tiếp thể hiện cảm xúc tâm trạng
 + Khác nhau:
Trong bài thơ: “Qua Đèo Ngang” hai từ “ta” nhưng chỉ một người, một nỗi buồn, một tâm trạng, một nỗi nhớ không ai chia sẻ giữa cảnh trời, mây, non, nước 
Trong bài thơ: “ Bạn đến chơi nhà”từ ta chỉ hai người chung tâm trạng vui mừng, u uẩn, vì lâu mới gặp nhau
 ¬ Câu thơ cuối và cụm từ “ ta với ta” thể hiện điều gì?
 Ø Thể hiện một tình bạn gắn bó keo sơn vừa kín đáo, bộc lộ chút tự hào chân chính về tình bạn ấy
 “ Ta với ta” đúng là một sự giao lưu của một đôi tri âm, tri kỉ
 ¬ Em cảm nhận được gì về nghệ thuật bài thơ ”Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến? 
¬ Tình bạn của Nguyễn Khuyến cĩ ý nghĩa gì trong cuộc sống của con người hơm nay?
Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK/105
* Hoạt động 3: Luyện tập
 Học sinh đọc bài tập 1
 Xác định yêu cầu của bài tập 
 Thảo luận nhóm ( 3 phút )	
 Trình bày kết quả thảo luận
 Nhận xét - sửa chữa - bổ sung
 Thi đua đọc thuộc lòng bài thơ
I. Đọc và tìm hiểu chú thích :
 1. Đọc 
 2. Chú thích :
 a. Tác giả : 
 Nguyễn Khuyến ( 1835 – 1909 ) tên Thắng, quê ở Hà Nam
 Ông đã đỗ đầu ba kì thi được làm quan, về ở ẩn khi Pháp xâm lược 
 b. Tác phẩm : 
 - Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật
 - Bố cục rất độc đáo gồm 3 phần
 - Đề tài:Tình bạn
 c. Giải nghĩa từ: SGK
II. Đọc hiểu văn bản :
Giới thiệu sự việc.
 - Lời chào bạn đến thăm nhà. 
 à Thơng báo cĩ bạn đến chơi nhà với tình cảm thân mật quý mến nhau.
 2. Giải bày hồn cảnh sống nghèo với bạn.
 - Nổi bật cái thanh đạm nghèo túng và một cái có thật đó là tình bạn thiêng liêng cao quy, hồn nhiên, dân dã.
 3. Cảm xúc của nhà thơ khi bạn khi bạn đến chơi nhà.
 - Cụm từ “ta với ta”
 à Là lời kết thể hiện trực tiếp cái nhìn thơng thái, tâm trạng vui mừng, hồ hởi của tác giả khi đĩn bạn vào nhà.
 4. Nghệ thuật:
- Sáng tạo nên tình huống khĩ xử khi bạn đến chơi nhà và cuối cùng ồ ra niềm vui đồng cảm.
- Lập ý bất ngờ.
- Vận dụng ngơn ngữ, thể loại điêu luyện.
 5. Ý nghĩa:
 Bài thơ thể hiện một quan niệm về tình bạn, quan niệm đĩ vẫn cịn cĩ ý nghĩa, cĩ giá trị lớn trong cuộc sống của con người hơm nay
 * Ghi nhớ: SGK/95
III. Luyện tập
 1.(a) Ngôn ngữ ỡ bài “Bạn đến chơi nhà” khác với ngôn ngữ ở đoạn thơ “Sau phút chia li”
 - Bài “bạn đến chơi nhà” tác giả sử dụng ngôn ngữ đời thường
 - Bài “Sau phút chia li” sử dụng ngôn ngữ bác học
à Đều đạt đến độ kết tinh hấp dẫn
 (b) Đã thực hiện ở hoạt động
 2. Đọc thuộc lòng bài thơ
4. Củng cố và luyện tập
 - Đọc thuộc lòng bài thơ.
 - Nhận xét chung về tình bạn của tác giả trong bài thơ?
 Tình bạn cao hơn vật chất. Dù vật chất thiếu hoặc khơng đầy đủ thì bạn bè vẫn quý mến nhau. Đĩ là tình bạn tri ân, tri kỉ.
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
 - Học thuộc bài thơ, nắm vững giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ
 - Tìm đọc thêm một số bài thơ khác viết về tình bạn của Nguyển Khuyến và cảu các tác giả khác.
 - Nhận xét về ngơn ngữ, giọng điệu của bài bạn đến chơi nhà.
 - Hoàn thành các bài tập, vở bài tập
 - Đọc bài đọc thêm	
 * Chuẩn bị: Xa ngắm thác núi lư – Phong Kiều dạ bạc
 Đọc kĩ văn bản, các chú thích 
 Tìm hiểu vẻ đẹp của thác nước, tâm hồn của tác giả. 
 Cảnh ở Phong Kiều và tâm trạng của người lữ khách 
V. RÚT KINH NGHIỆM :
Nội dung :	
Phương pháp :	
Tổ chức :	

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 30 Ban den choi nha 2.doc