Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 30: Bạn đến chơi nhà (Tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 30:  Bạn đến chơi nhà (Tiếp)

A/MỤC TIÊU:

 1/ Kiến thức: Giúp HS cảm nhận tình bạn đậm đà hồn nhiên của Nguyễn Khuyến. Bước đầu nắm được thể thơ thất ngôn bát cú.

 2/ Kĩ năng: Đọa diễn cảm , phân tích và cảm nhận thơ

 3/ Thái độ: Biết trân trọng giữ gìn tình bạn gắn bó keo sơn

B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

C/CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

 1/ Giáo viên: Soạn giáo án, nghiên cứu tài liệu, bảng phụ

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1119Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 30: Bạn đến chơi nhà (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT THỨ 30 	Ngày soạn:
TÊN BÀI 	BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ
A/MỤC TIÊU:
 1/ Kiến thức: Giúp HS cảm nhận tình bạn đậm đà hồn nhiên của Nguyễn Khuyến. Bước đầu nắm được thể thơ thất ngôn bát cú.
 2/ Kĩ năng: Đọa diễn cảm , phân tích và cảm nhận thơ
 3/ Thái độ: Biết trân trọng giữ gìn tình bạn gắn bó keo sơn
B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
C/CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
 1/ Giáo viên: Soạn giáo án, nghiên cứu tài liệu, bảng phụ
 2/Học sinh: Soạn bài
D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
 1/ Ổn định tổ chức: Lớp 7A	 
 7B 
 2/ Kiểm tra bài cũ: ? Em hãy đọc thuộc lòng bài thơ “Qua đèo Ngang” và nêu nội dung , nghệ thuật của bài
 3/ Nội dung bài mới:
 a/ Đặt vấn đề: Tình bạn là đề tài bất tận của thơ ca. Nhà thơ Nguyễn Khuyến đã làm nên thành công ở đề tài đó. Nếu bài thơ “Khóc Dương Khuê” thể hiện nỗi đau đớn nghẹn ngào, thống thiết khi bạn qua đời thì bài “Bạn đến chơi nhà” thể hiện niềm vui phấn khởi khi bạn lâu ngày đến chơi.
 b/ Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1:
HS đọc chú thích *
? Em hãy nêu vài nét về tác giả, tác phẩm
HS: Trả lời
GV hướng dẫn HS đọc ngắt nhịp 4/3 hoặc 2/2/3 riêng câu 6 ngắt nhịp 4/1/2
Giọng đùa vui hòm hỉnh mà chân thành
GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa từ khó
?Theo em, baì thơ thuộc thể thơ gì?
HS: Trả lời
? Theo em, bài thơ chia làm mấy phần ý chính của mỗi phần như thế nào
HS: Trả lời
Hoạt động 2:
? Theo em, cách mở đầu bài thơ có gì đặc biệt. Qua đây em thấy tâm trạng của tác giả như thế nào
HS: Trả lời
? Theo em, hoàn cảnh của tác giả lúc này như thế nào
HS: Trả lời
Thảo luận nhóm(5 phút)
? Theo em, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì khi trình bày hoàn cảnh của mình. Tác dụng của biện pháp ấy là gì
HS: Thảo luận , trả lời
HS khác nhận xét góp ý
GV nhận xét kết luận
? Theo em cụm từ “ta với ta” có ý nghĩa như thế nào
HS: Trả lời
? Em hãy khái quát nội dung, nghệ thuật của bài thơ
HS: Thảo luận theo từng cặp 2 phút
? Em hãy tìm những câu tục ngữ, ca dao, bài thơ .. viết về tình bạn
HS: Trả lời
GV yêu cầu SH đọc ghi nhớ SGK
Hoạt động 4:
GV hướng dẫn HS làm bài
I.Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả, tác phẩm:
 a. Tác giả: (1835 - 1909)
- Lúc nhỏ tên Thắng
- Quê huyện Bình Lục, Hà Nam
- Nhà nghèo thông minh học giỏi đỗ đầu ba kì thi nên có tên Tam nguyên yên đỗ
- Ông là thơ lớn của dân tộc
 b. Tác phẩm:
Là một trong những bài thơ nỗi tiếng viết về tình bạn.
2. Đọc, chú thích:
 a. Đọc:
 b. Giải nghĩa từ khó:
- Nước cá nước đầy, nước lớn
- Khôn: e rằng khó
- Rốn: Cuống, cánh hoa bao bọc
- Thời: thì
3. Thể thơ:
 Thất ngôn bát cú đường luật
4. Bố cục: gồm 3 phần
 Phần 1: Câu 1- Cảm xúc khi bạn đến chơi
Phần 2: Câu 2,3,4,5,6,7 - Tình huống và cách tiếp đón bạn
Phần 3: Câu 8 - Cảm xúc về tình bạn
II. Phân tích:
Cảm xúc khi bạn đến chơi nhà:
 Lời thơ mở đầu tự nhiên như một lời chào hỏi đời thường
Niềm vui hồ hởi phấn khởi tay bắt mặt mừng
Tình huống và tiếp đãi bạn:
Trẻ đi vắng: Không có người nhờ vả
Chợ xa: Không dễ mua đồ tiếp đãi bạn
Có gà, cá: khó bắt
Có cải, cà, bầu, mướp: Chưa đúng vụ
Với biện pháp liệt kê, phép đối, giọng đùa vui hóm hỉnh tạo nên tình huống độc đáo nhưng thắm thiết, chân thành
Cảm xúc về tình bạn:
 Đại từ ta: ngôi 1,2 tuy hai mà một khẳng định tình bạn sâu đậm đến với nhau bằng tất cả tấm lòng.
III. Tổng kết:
Nghệ thuật:
Phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu cảm xen tự sự
Phép liệt kê, phép đối, cường điệu giàu giá trị
Giọng thơ đùa vui hóm hỉnh
Ngôn ngữ mọc mạc, giản dị
Nội dụng:
 Bài thơ thể hiện một tình bạn đậm đà, thắm thiết lấy sự hiểu nhau, cảm thông với nhau làm điều quý nhất hơn tất cả mọi phẩm vật
IV. Luyện tập:
4/ Củng cố:
 Em hãy viết một đoạn văn từ 5- 7 câu phát biểu cảm nghĩ của em về tình bạn trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến
5/ Dặn dò:
Nắm nội dung kiến thức bài học
Học thuộc lòng bài thơ
Ôn tập văn biểu cảm: khái niệm, đặc điểm, cách làm, đề văn biểu cảm

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 7 tiet 30(1).doc