Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 33: Chữa lỗi về quan hệ từ (Tiếp theo)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 33: Chữa lỗi về quan hệ từ (Tiếp theo)

. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Một số lỗi thường gặp khi dùng quan hệ từ và cách sửa lỗi.

2. Kĩ năng

- Sử dụng quan hệ từ ph hợp với ngữ cảnh.

- Phát hiện và chữa được một số lỗi thông thường về quan hệ từ

 3. Thái độ

 - Giáo dục kĩ năng sống: Có ý thức sử dụng quan hệ từ đồng nghĩa, ph hợp với yu cầu giao tiếp.

 II. CHUẨN BỊ

Giáo viên : Bảng phụ, giáo án

Học sinh : Bài soạn, sách vở .

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1231Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 33: Chữa lỗi về quan hệ từ (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỮA LỖI VỀ QUAN HỆ TỪ
Tiết: 33 
Ngày dạy : 10/10/ 2011	
I. MỤC TIÊU
Kiến thức 
- Một số lỗi thường gặp khi dùng quan hệ từ và cách sửa lỗi. 
Kĩ năng
- Sử dụng quan hệ từ phù hợp với ngữ cảnh.
- Phát hiện và chữa được một số lỗi thơng thường về quan hệ từ
 3. Thái độ
 - Giáo dục kĩ năng sống: Cĩ ý thức sử dụng quan hệ từ đồng nghĩa, phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
 II. CHUẨN BỊ 
Giáo viên : Bảng phụ, giáo án
Học sinh : Bài soạn, sách vở .
III. PHƯƠNG PHÁP 
Thực hành theo mẫu, hợp tác nhĩm, quy nạp, nêu vấn đề
IV. TIẾN TRÌNH 
1. Ổn định tổ chức :
 2. Kiểm tra bài cũ : 
 Thế nào là quan hệ từ? (4đ)
 Đặt câu với các cặp quan hệ từ sau: ( 10 đ )
 a. Nếu ... thì ...
 b. Càng ... càng ...
 c. Tuy ... nhưng ...
 d. Bởi ... nên ...
 Sửa BT5/ 99 (6đ)
 - Nhận xét, đánh giá, cơng bố điểm.
 - Quan hệ từ là những từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân qủa ... giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn. ( 4 đ )
 - Học sinh tự đặt câu, mỗi câu ( 2,5 đ )
 - BT5.
 Nĩ gầy nhưng khỏe (Tỏ ý khen) ( 3 đ )
 Nĩ khỏe nhưng gầy (Tỏ ý chê) ( 3 đ )
 3. Giảng bài mới :
Giới thiệu bài :
 Tiết học này mang tính thực hành. Khi nĩi, viết đặc biệt là khi viết các em vẫn phạm nhiều lỗi về sử dụng quan hệ từ. Lỗi về quan hệ từ rất đa dạng, nĩ sẽ làm cho câu văn sai ý, khơng rõ ý, rối rắm, khĩ hiểu. Với tiết hơm nay hi vọng ta khơng cịn mắc lỗi và cĩ ý thức cẩn trọng hơn khi sử dụng loại từ này.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung bài dạy
* Hoạt động 1: Các lỗi thường gặp về quan hệ từ 
 GV yêu cầu 4 nhĩm thảo luận 4 lỗi.
 GV treo bảng phụ cho học sinh quan sát các câu sau (Thảo luận đơi bạn 2 phút)
 - Đừng nên nhìn hình thức đánh giá kẻ khác.
 - Câu tục ngữ này chỉ đúng xã hội xưa, cịn ngày nay thì khơng đúng.
 ¬ Hai câu trên thiếu quan hệ từ ở chỗ nào. Hãy chữa lại cho đúng?
 Ø Ở Vd.a thiếu quan hệ từ mà (để) à chưa được rõ nghĩa lắm.
 Sửa lại: Đừng nên nhìn hình thức mà đánh giá kẻ khác.
 Ở VDb. thiếu quan hệ từ với.
 Sửa lại: Câu tục ngữ này chỉ đúng với xã hội xưa, cịn với xã hội ngày nay thì khơng đúng.
 ¬ Qua hai VD trên em thấy đĩ là mắc lỗi gì về quan hệ từ?
 Ø Thiếu quan hệ từ.
 Học sinh thảo luận câu hỏi về cách dùng quan hệ từ ( 2 phút )
 - Giáo viên treo bảng phụ ghi VD.
 a. Nhà em ở xa trường và bao giờ em cũng đến trường đúng giờ.
 b. Chim sâu rất cĩ ích cho nơng dân để nĩ diệt sâu phá hại mùa màng.
 ¬ Hai VD trên quan hệ từ “và”, “để”cĩ diễn đạt đúng quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận trong câu khơng? Nên thay “và, để” ở đây bằng quan hệ từ nào?
 Ø Hai VD trên quan hệ từ “và, để” diễn đạt khơng đúng quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận trong câu.
 ¬ Lỗi thứ hai mắc phải khi sử dụng quan hệ từ là gì?
 Ø Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa
 Phân tích lỗi dùng thừa quan hệ từ.
 Học sinh thảo luận nhĩm 2 phút
 ¬ Vì sao các câu sau thiếu chủ ngữ? Hãy chữa lại cho câu văn hồn chỉnh .
 “Qua câu ca dao .... con cái”
 “Về hình thức ... nội dung”
 Ø Thiếu chủ ngữ vì các quan hệ từ “qua, về” đã biến chủ ngữ của câu thành một thành phần khác. (trạng ngữ)
 Cách chữa: nên bỏ hai quan hệ từ đĩ đi.
 ¬ Qua 2 VD trên em thấy lỗi thứ 3 khi sử dụng quan hệ từ là gì? 
 ØThừa quan hệ từ.
 Phân tích lỗi dùng quan hệ từ khơng cĩ tính liên kết.
 HS đọc VD4 SGK.
 ¬ Các câu in đậm sai ở đâu. Hãy chữa lại cho đúng?
 Ø Các câu in đậm sai ở chỗ dùng quan hệ từ «  về » với «  mà » không có tác dụng liên kết nghĩa các bộ phận của câu
 ¬ Vậy lỗi mà khi sử dụng quan hệ từ cuối cùng mà ta mắc phải là gì?
 Ø Dùng quan hệ từ khơng cĩ tính liên kết.
 ¬ Vậy khi sử dụng quan hệ từ em cần chú ý tránh những lỗi nào?
 Học sinh đọc ghi nhớ SGK
* Hoạt động 5: Luyện tập 
 - Đọc yêu cầu BT1.
 ¬ Thêm quan hệ từ thích hợp để hồn chỉnh các câu sau. (2 học sinh lên bảng làm)
 HS đọc yêu cầu BT2.
 (3 HS lên bảng làm)
 - Nhận xét, đánh giá.
 - HS cịn lại làm vào vở BT.
 - Đọc yêu cầu BT3.
 ¬ Chữa các câu văn sau cho hồn chỉnh 
 Học sinh thảo luận 3 phút
 - Đọc yêu cầu BT4.
 Học sinh thảo luận 2 phút
 - Trình bày, nhận xét, đánh giá.
I. Các lỗi thường gặp về quan hệ từ.
 1. Thiếu quan hệ từ.
 Sửa lại:
 - Đừng nên nhìn hình thức mà đánh giá kẻ khác.
 - Câu tục ngữ này chỉ đúng với xã hội xưa, còn với xã hội ngày nay thì không đúng.
 2. Dùng quan hệ từ khơng thích hợp về nghĩa.
 Sửa lại:
 Thay từ “và” bằng từ “nhưng”.
 “ để” bằng từ “ vì”
 3. Thừa quan hệ từ.
 Sửa lại:
 Bỏ từ “Qua”, “ về”
 4. Dùng quan hệ từ khơng cĩ tính liên kết.
 Sửa lại
 - Không những giỏi về toán mà còn giỏi về văn
 - Nĩ thích tâm sự với mẹ mà khơng thích tâm sự với chị.
 * Ghi nhớ SGk/ 107
II. Luyện tập:
 1. Thêm quan hệ từ để câu văn hồn chỉnh.
 - Nĩ chăm chú nghe kể chuyện từ đầu đến cuối.
 - Con xin báo một tin vui cho cha mẹ mừng.
2. Thay các quan hệ từ thích hợp.
 - Thay với --> như
 - Thay tuy --> dù
 - Thay bằng --> về
3. Chữa lại câu văn cho hồn chỉnh
 - Bản thân em cịn nhiều thiếu sĩt, em hứa sẽ tích cực sữa chữa.
 - Câu tục ngữ ...
 - Bài thơ này ....
4. Xác định câu đúng sai.
 a/ b/ d/ h/ Đúng.
 4. Củng cố và luyện tập
 -Khi sử dụng các quan hệ từ cần tránh các lỗi nào?
 + Thiếu quan hệ từ.
 + Dùng quan hệ từ khơng thích hợp về nghĩa.
 + Thừa quan hệ từ.
 + Dùng quan hệ từ khơng cĩ tính liên kết.
 - Câu sau mắc lỗi gì về quan hệ tứ?
 Qua bài thơ “ Bạn đến chơi nhà”, cho ta hiểu về tình bạn bình dị mà sâu sắc của nhà thơ.
 + Thửa quan hệ từ.
 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
 - Học thuộc bài, xem lại các bài tập đã giải.
 - Hồn thành các bài tập cịn lại.
 - Nhận xét cách dùng quan hệ từ trong bài làm văn cụ thể. Nếu bài làm cĩ lỗi dùng quan hệ từ thì gĩp ý và nêu cách sửa.
 - Chuẩn bị : Từ đồng nghĩa
 + Thế nào là từ đồng nghĩa ?
 + Các loại từ đồng nghĩa
 + Việc sử dụng từ đồng nghĩa.
V. RÚT KINH NGHIỆM :
Nội dung 	
Phương pháp 	
Tổ chức	

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 33 Chua loi ve quan he tu.doc