Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 54: Đọc - Hiểu văn bản : Tiếng gà trưa

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 54: Đọc - Hiểu văn bản : Tiếng gà trưa

A. Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh cảm nhận :

+ Vẻ đẹp trong sáng đằm thắm của những kỉ niệm tuổi thơ và tình cảm bà cháu.Nhữnh tình cảm quê hương đó chính là cơ sở của tình cảm đối với đất nước tạo thành sức mạnh cho người chiến sĩ trên đường hành quân chiến đấu trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.

+ Nghệ thuật sử dụng điệp ngữ , điệp câu để nối mạch cảm xúc ,biểu hiện cảm xúc bình dị qua những chi tiết cũng hết sức thân thương bình dị.

+ Rèn kĩ năng đọc sáng tạo thể thơ 5 chữ, phân tích hiệu quả nghệ thuật của các điệp ngữ điệp câu trong thơ.

B. Chuẩn bị:

 

doc 6 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 686Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 54: Đọc - Hiểu văn bản : Tiếng gà trưa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 54: Đọc - Hiểu văn bản : Tiếng gà trưa 
 ( Xuân Quỳnh )
A. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh cảm nhận :
+ Vẻ đẹp trong sáng đằm thắm của những kỉ niệm tuổi thơ và tình cảm bà cháu.Nhữnh tình cảm quê hương đó chính là cơ sở của tình cảm đối với đất nước tạo thành sức mạnh cho người chiến sĩ trên đường hành quân chiến đấu trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
+ Nghệ thuật sử dụng điệp ngữ , điệp câu để nối mạch cảm xúc ,biểu hiện cảm xúc bình dị qua những chi tiết cũng hết sức thân thương bình dị.
+ Rèn kĩ năng đọc sáng tạo thể thơ 5 chữ, phân tích hiệu quả nghệ thuật của các điệp ngữ điệp câu trong thơ.
B. Chuẩn bị: 
1) G: Nghiên cứu SGK, SGV, máy chiếu .
2) H: Học và chuẩn bị bài theo hướng dẫn.
C. Tiến trình lên lớp: 
1) ổn định tổ chức :
2) Kiểm tra bài cũ :
? Đọc thuộc lòng bài thơ "Tiếng gà trưa"? Tiếng gà trưa đã gợi lên nỗi niềm cảm xúc trong tâm hồn anh chiến sĩ như thế nào ?
3) Bài mới: G giới thiệu bài :
ở tiết 53 các em đã được hiểu khổ thơ đầu kể chuyện anh bộ đội hành quân dừng chân bên xóm nhỏ nghe tiếng gà nhảy ổ . Tiéng gà vang vọng làm ngưng lại xao động cả không gian và xao động cả lòng người . Dư âm tiếng gà đã xua tan những mệt mỏi của anh chiến sĩ và đặc biệt gợi cho anh những kỉ niệm sâu sắc tuổi thơ." Nghe gọi về tuổi thơ" là câu thơ khép lại ở khổ 1. Nhưng lại gợi ra 1 miền ấu thơ đầy kỉ niệm thân thương , da diết và xúc động lòng người của anh chiến sĩ .Đó là tình cảm bà cháu ,tình yêu Tổ quốc . Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động 1:
Hoạt động 2:
Học sinh đọc từ khổ 2 đến khổ 6 ?
? Nêu nội dung ý nghĩa khổ thơ ?
? Nghe tiếng gà ngưng đọng cả không gian anh lính trẻ đã nhớ lại những kỉ niệm nào của thời thơ ấu ?
H : + Kỉ niệm về ổ trứng hồng và những con gà mái mơ mái vàng .
+ Kỉ niệm yêu thương gắn bó với bà.
? Trong nỗi niềm suy tư của anh lính trẻ, kỉ niệm tuổi thơ được diễn tả qua hình ảnh nào ? 
+ ổ rơm vàng những trứng .
+Này con gà mái mơ 
+ Này con gà mái vàng.
? Em hãy chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ ?
- So sánh , điệp ngữ, tính từ chỉ màu sắc 
? Nêu ý nghĩa tác dụng của biện pháp tu từ nghệ thuật này ?
 - Nhấn mạnh cử chỉ yêu thương trừu mến của anh lính trẻ khi miêu tả những con gà mái mơ, mái vàng.
? Em có nhận xét gì về những hình ảnh và từ ngữ của đoạn thơ miêu tả, tự sự này?
- Hình ảnh bình dị, từ ngữ chỉ màu sắc gợi cảm , hình ảnh những chú gà hiện lên rất đẹp đẽ sống động ,sâu sắc , thân thương .
? Điều đó thể hiện tình cảm gì của người chiến sĩ đối với ổ trứng hồng ,những con gà mái mơ mái vàng ?
- Anh lính trẻ có tình cảm thiết tha, trìu mến.
G bình : Âm thanh tiếng gà trưa hiện hữu , gợi nhớ bao kỉ niệm sâu sắc 1 thời thơ bé. Anh lính trẻ sống lại với kỉ niệm tuổi thơ sâu sắc đẹp đẽ thân thương : màu hồng trên ổ rơm vàng , màu đốm trắng của con gà mái mơ, màu vàng óng mượt tươi sáng đẹp đẽ của con gà mái vàng . Với các biện pháp nghệ thuật điệp ngữ , hình ảnh giản dị gần gũi thân thương, các tính từ chỉ màu sắc với các câu tả kể xen nhau, đoạn thơ miêu tả một bức tranh gà đẹp sống động màu sắc tươi sáng hài hoà .Thể hiện tình cảm rất thân thương trìu mến yêu quí của anh lính trẻ với những con gà . Ta thấy như đang hiện ra trước mắt anh từng con gà cụ thể rất đáng yêu mà tay bà tay cháu đang giơ tay chỉ, đếm những con gà đang tìm mồi trong sân trong vườn nhà.=> Kỉ niệm về tuổi thơ , về ổ trứng hồng , về những con gà mái mơ, mái vàng lại chủ yếu liên quan đến người bà. Vậy hình ảnh người bà được gợi lên trong những kỉ niệm như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu phần (b).
? H đọc từ khổ 3 đến khổ 6?
? Nghe tiếng gà trưa anh lính bồi hồi , xúc động nhớ lại bao kỉ niệm về bà ? Kỉ niệm nào về bà khiến anh nhớ đầu tiên ?
- Kỉ niệm về một lần xem gà đẻ trứng .
? Lời trách mắng của bà trước tính tò mò hiếu động của cháu như thế nào ?
+) Có tiếng bà vẫn mắng 
- Gà đẻ mà mày nhìn 
 Rồi sau này lang mặt.
? Điều đó chứng tỏ kỉ niệm ấy về bà gợi trong anh lính tình cảm như thế nào ?
- Lời mắng yêu suồng sã của bà là nỗi nhớ kỉ niệm rất sâu đậm trong anh . Lời mắng của bà thương yêu xúc động, đó là tình cảm thân thương trìu mến của bà dành cho anh.
Bà rất yêu cháu, bà sợ cháu mình sẽ lang mặt xấu trai, xấu gái . Theo lời mắng yêu của bà anh lính đã ngây thơ lo lắng để rồi đây khi nhớ lại kỉ niệm và hành động ấy anh xúc động , xao xuyến như đang hình dung lời trách mắng giản dị mà yêu thương của bà .
 ? Lần theo kí ức của anh hình ảnh người bà được miêu tả cụ thể hơn . Nỡi nhớ cũng ngày càng sâu đậm, tha thiết , anh tưởng tượng thấy bà như thế nào ?
- Tiếng gà trưa 
 Tay bà khum soi trứng 
 Dành từng quả chắt chiu 
 Cho con gà mái ấp .
? Em có nhận xét gì về giọng điệu của khổ thơ này ?
- Giọng thơ nhẹ nhàng , trong trẻo thể hiện kỉ niệm tuổi thơ rất giản dị nhưng xúc động yêu thương .
? Qua ngôn ngữ hình ảnh của đoạn thơ và bức tranh minh hoạ , em hãy cho biết bà của anh có hành động và tình cảm như thế nào khiến anh da diết nhớ thương?
- Bà đang giơ đôi bàn tay nhăn nheo già nua , đôi mắt đang ngước lên chăm chú soi từng quả trứng hồng còn đang nóng hổi để tìm những quả tốt nhất, đầy đặn nhất cho con gà mái ấp .
-Đọc khổ thơ tiếp theo ? 
? Nhận xét về nhịp thơ và giọng điệu của khổ thơ?
H : Giọng điệu độc thoại đầy suy tưởng , cách ngắt nhịp linh hoạt .
? Đoạn thơ với nhịp điệu thay đổi, và kết thúc bằng hình ảnh "Để cuối năm bán gà " đã cho em hiểu điều gì về nỗi lo lắng và tình yêu thương của bà với anh lính trẻ ?
? Tiếng gà trưa được lặp lại ba lần trong đoạn thơ này có dụng ý nghệ thuật gì ?
H : Tiếng gà trưa vẫn tiếp tục ngân vang và hình ảnh của người bà vẫn liên tục xuất hiện trong nỗi nhớ người chiến sĩ .
? Em có nhận xét gì về sự phá cách thơ ngũ ngôn ở đoạn thơ này ? Sự phá cách ấy có tác dụng gì?
H : Khổ thơ nhiều hơn bốn câu , vần không chặt chẽ , phối hợp nhiều vần chắc để diễn tả sự trọn vẹn cảm xúc mạnh mẽ, vần trắc tạo nên sự xốn xang trong lòng về kỉ niệm .
G Bình : 
Đoạn thơ có cách ngắt nhịp chậm rãi của ngôn ngữ độc thoại, lời kể như lắng lại bồi hồi da diết xúc động nghẹn ngào ,kết hợp với điệp ngữ "hàng năm , hàng năm" thể hiện rất cụ thể sâu sắc hình ảnh người bà . Bà đẹp như một bà tiên vậy .Bà dành hết sức lực và tình yêu thương cho đứa cháu nhỏ .Bà tần tảo chắt chiu, chăm sóc, nâng đỡ từng quả trứng, từng chú gà con như chắt chiu nâng đỡ những ước mơ hạnh phúc đơn sơ, nhỏ bé của đứa cháu yêu. Khuôn mặt và đôi mắt mờ đục của bà ngước lên trên bầu trời mùa đông đang chuyển gió buốt lạnh mà lo lắng cho đàn gà con chịu sương muối sẽ toi mất ,cháu không có quần áo mới , chắc nó buồn lắm đây. Vì thế năm nào cũng vậy bà cố công nuôi gà, chăm gà hi vọng vào đàn gà sẽ sinh sôi nảy nở mang lại niềm vui hạnh phúc cho cháu . 
? Hình ảnh đứa cháu tung tăng trong bộ quần áo mới gợi cho em những liên tưởng gì? 
? Như thế trong kỉ niệm tuổi thơ của cháu , hình ảnh người bà hiện lên với những đức tính cao đẹp nào ?
H phát biểu cảm nghĩ .
G bình : Hình ảnh những cô bé, cậu bé nông thôn xốn xang, xúng xính trong cái áo trúc bâu,cái quần chéo go sột soạt tung tăng chạy theo bà đi chúc Tết thuở nào gợi ra kỉ niệm về tuổi thơ nghèo ở nông thôn Việt Nam khi xưa, tạo nên sự giản dị nhưng cảm động biết bao. Bởi đó là tình thương sự chắt chiu,yêu thương của bà . Tình yêu của bà thật giản dị và cảm động biết bao .Được hưởng niềm vui hạnh phúc ấy người chiến sĩ thật sự cảm động và nhớ mãi. Riêng với nữ sĩ Xuân Quỳnh có lẽ tình cảm bà cháu là hết sức thiêng liêng .Nếu như không nhớ thương biết ơn bà làm sao có thể viết được những câu thơ , ghi lại những kỉ niêm đẹp đẽ đến thế. Thơ với đời , hiện tại với quá khứ cứ đan xen gắn bó hài hoà , tự nhiên, hồn nhiên trong veo như nắng trưa và gió mát ngày hè vậy .
Từ tiếng gà trưa gọi về tuổi thơ ở đoạn 2, đến những câu thơ cuối , người chiến sĩ trở lại với cuộc sống và cương vị của những con người hiện tại. Em hãy đọc khổ thơ 7,8? 
? Tiếng gà trưa lặp lại ở đoạn cuối có tác dụng gì ?
H : Đưa nhà thơ trở về hiện tại , gợi nghĩ về cuộc chiến đấu hôm nay
? Vì sao người chiến sĩ lại nghĩ rằng "Tiếng gà trưa mang bao nhiêu hạnh phúc "?
H : 
+ Tiếng gà, ổ trứng hồng là hình ảnh cuộc sống bình yên.
+Tiếng gà thức dậy tình cảm bà cháu, gia đình quê hương .
+ Âm thanh ấy mang cảm xúc, niềm hạnh phúc yêu thương.
? Như thế trong giấc ngủ''hồng sắc trứng" con người sẽ mơ thấy những gì ?
H: Mơ những điều tốt lành hạnh phúc niềm vui
? Đọc khổ thơ cuối, từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần?
H : Từ "vì" được lặp lại 4 lần .
? Từ "vì" được lặp lại có tác dụng gì? 
H : Khẳng định những niềm tin chân thật của con người về mục đích chiến đấu cao cả ( vì tình yêu Tổ quốc , vì xóm làng , vì bà, vì tiếng gà cục tác )
? Vì sao người chiến sĩ có thể nghĩ rằng cuộc chiến đấu của mình còn "vì tiếng gà cục tác '. ổ trứng hồng tuổi thơ"?
H: ổ trứng hồng ,tiếng gà là những điều bình dị thân thương biểu tượng hạnh phúc ở mỗi miền quê.
 G Bình: 
Hoạt động 3: Tổng kết- Củng cố, dặn dò .
? Nêu những nét khái quát về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ ?
? Nêu khái qúát giá trị nội dung bài thơ? 
I) Giới thiệu chung :
II) Tìm hiểu văn bản :
2) Tiếng gà gọi những kỉ niệm tuổi thơ
a) Kỉ niệm về ổ trứng hồng và những con gà mái mơ mái vàng .
- Điệp ngữ , so sánh, hình ảnh bình dị gợi cảm ,từ ngữ chỉ màu sắc 
- Kỉ niệm đep đẽ ,thân thương.
b) Kỉ niệm thân yêu về bà :
- Kỉ niệm về tính tò mò xem gà đẻ bà mắng .Lời mắng thân thương xúc động.
- Điệp ngữ, cách ngắt nhịp, giọng điệu thơ thể hiện tình cảm yêu thương sâu sắc mãnh liệt của bà .
- Bà đã mang lại niềm hạnh phúc kì diệu của tuổi thơ.
- Bà nghèo nhưng giàu tình yêu thương , giàu đức hi sinh.
3-Mơ ước tuổi thơ - Tình yêu tổ quốc.
- Tiếng gà gợi hạnh phúc niềm vui, những điều tốt lành.
- Điệp từ "vì" khẳng định niềm tin ,mục đích chiến đấu cao đẹp vì tình yêu gia đình, quê hương đất nước. 
III) Tổng kết:
1)Nghệ thuật: 
- Thể thơ 5 chữ có sáng tạo, cách gieo vần linh hoạt .
- Diễn đạt tự nhiên, hình ảnh giản dị , gợi cảm .
- Điệp ngữ, so sánh, miêu tả
2) Nội dung: 
Tiếng gà gọi về kỉ niệm tuổi thơ và tình cảm bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc tình yêu quê hương đát nước. 
IV) luyện tập: 

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 7 T54.doc