Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 35: Từ đồng nghĩa

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 35: Từ đồng nghĩa

1. Kiến thức: - Giúp học sinh:

- Hiểu được khái niệm từ đồng nghĩa. Từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.

2. Kĩ năng:

- Phân biệt từ đồng nghĩa trong văn bản.

- Phân biệt từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.

- Sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp với ngữ cảnh.

- Phát hiện lỗi và chữa lỗi dùng từ đòng nghĩa.

 

doc 6 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1927Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 35: Từ đồng nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy
Tiết 35: Từ đồng nghĩa
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 
1. Kiến thức: - Giúp học sinh: 
- Hiểu được khái niệm từ đồng nghĩa. Từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
2. Kĩ năng: 
- Phân biệt từ đồng nghĩa trong văn bản.
- Phân biệt từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
- Sử dụng từ đồng nghĩa phù hợp với ngữ cảnh.
- Phát hiện lỗi và chữa lỗi dùng từ đòng nghĩa.
* Kĩ năng sống:
- Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa và đồng âm đúng nghĩa phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân .
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ ý kiến cá nhân về cách sử dụng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa và đồng âm .
3. Thái độ: - Có ý thức lựa chọn, cân nhắc kĩ khi sử dụng từ đồng nghĩa trong nói, viết
B.Chuẩn bị về phương tiện và phương pháp dạy học:
 1.Phương pháp:
 - Phương pháp rèn luyện theo mẫu, giao tiếp, phân tích ngôn ngữ, hỏi đáp.
 2.Phương tiện: 
 - Giáo viên : Soạn bài theo yêu cầu
 - Học sinh : Học bài cũ. Chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk	
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
 	1. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
? Trong quá trình sử dụng quan hệ từ chúng ta thường mắc phải những lỗi nào?
 	2. Dạy học bài mới
Các em đã làm quen với từ đồng nghĩa ở tiểu học, để giúp các em nắm chắc về cơ sở hình thành nghĩa của các từ đồng nghĩa, trong tiết học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu 
	* Bài mới
- GV chiếu bản dịch thơ "Xa ngắm thác núi Lư"
Gọi HS đọc
? Dựa vào kiến thức đã học ở tiểu học hãy tìm từ đồng nghĩa với các từ rọi, trông?
?Em có nhận xét gì về phần âm và phần nghĩa của các từ đồng nghĩa nêu trên?
 GV: Những từ có đặc điểm như trên được gọi là từ đồng nghĩa.
? Vậy em hiểu thế nào là từ đồng nghĩa?
?Tìm cho cô 2 từ đồng nghĩa với nhau?
GV: Từ trông trong bản dịch thơ Xa ngắm thác núi Lư có nghĩa là nhìn để nhận biết. Ngoài ra từ trông còn có một số nét nghĩa:
- Coi sóc giữ gìn cho yên ổn.
- Mong.
? Hãy tìm các từ đồng nghĩa với mỗi nghĩa trên của từ trông?
?Em có nhận xét gì về số nghĩa của từ trông?
? Tuy có một số nét nghĩa khác nhau nhưng từ trông trong các nhóm trên vẫn có 1nét nghĩa chung là gì?
GV: Chiếu 3 nét nghĩa của từ trông
Trong mỗi 1 nét nghĩa từ trông lại đồng nghĩa với những từ khác nhau.
?Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa từ nhiều nghĩa với từ đỗng nghĩa?
? Qua phân tích bài tập em hãy khái quát lại thế nào là từ đồng nghĩa và mối quan hệ giữa từ nhiều nghĩa với từ đồng nghĩa?
GV kết luận này đã được ghi trong phần ghi nhớ sgk. Mời 1 bạn đọc cho cô phần ghi nhớ.
Gv chiếu BT nhanh: Làm kết hợp BT 1, 2, 3 Tìm từ đồng nghĩa với các từ sau đây? 
Nhóm 1: - gan dạ: - chó biển:
 - nhà thơ: 
Nhóm 2: - đòi hỏi: - mổ xẻ;
 - của cải:
Nhóm 3: - máy thu thanh:
 - sinh tố:
 - xe hơi:
Nhóm 4: - cha: - mẹ:
 - vào:
Thời gian: 3'
Các nhóm trình bày, nhận xét
Gv chốt kiến thức.
 GV: Như vậy chúng ta vừa đi tìm hiểu thế nào là từ đồng nghĩa. Vậy có những loại từ đồng nghĩa nào? Cô và các em cùng tìm hiểu phần II.
- Gv chiếu bài tập Gọi học sinh đọc bài tập.
? So sánh nghĩa của từ quả và trái trong 2 ví dụ?
GV: Các từ trái, quả là từ đồng nghĩa hoàn toàn.
- Cho học sinh đọc BT 2.
? Nghĩa của 2 từ hy sinh và bỏ mạng trong 2 câu văn trên có điểm gì giống và khác nhau?
GV: Những từ trên là từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
? Qua tìm hiểu có mấy loại từ đồng nghĩa đó là những loại nào?
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
GV chiếu BT củng cố: Phân biệt nghĩa của các từ trong nhóm từ đồng nghĩa sau đây và cho biết nó thuộc loại từ đồng nghĩa nào?
- cho, tặng, biếu
GV: Có những từ đồng nghĩa hoàn toàn, có những từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Vậy trong quá trình sử dụng chúng ta cần lưu ý điều gì? Cô và các em cùng nhau tìm hiểu phần III. 
Gv chiếu lại bài tập 1, 2 phần II.
?Thử thay các từ đồng nghĩa quả và trái, bỏ mạng và hi sinh trong các ví dụ trên cho nhau và rút ra nhận xét?
? Ở bài 2, tại sao trong văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê" tác giả không dùng từ chia li mà lại dùng từ chia tay?
? Khi sử dụng từ đồng nghĩa cần lưu ý điều gì?
GV: Đó chính là nội dung phần ghi nhớ sgk.
Gọi HS đọc.
Gv: Qua bài học hôm nay các em đã nắm được thế nào là từ đồng nghĩa, các loại từ đồng nghĩa và cách sử dụng từ đồng nghĩa. Để củng cố cho bài học chúng ta chuyển sang phần IV.
GV: BT 1, 2, 3 Cô và các em đã cùng nhau giải quyết một phần trong quá trình tìm hiểu bài. các phần còn lại các em về nhà làm tương tự.
- GV chiếu 2 ý đầu của Bt 4
Gv: HD HS về nhà làm các ý còn lại. Lưu ý HS về sắc thái biểu cảm của các từ thay thế phải phù hợp với tình huống.
Gv: Trong BT củng cố phần II, cô và các em đã giải quyết một phần BT 5, các ý còn lại các em về nhà làm tương tự.
GV tổ chức chơi trò chơi:
GV treo 2 bảng phụ ghi các ý trong BT 6, chia lớp làm 2 nhóm thảo luận 2' về các đáp án mỗi nhóm cử 2 đại diện lên dán kết quả lên bảng phụ. nhóm nào làm đúng, nhanh, nhóm đấy thắng. 
(Phần thưởng là một tràng vỗ tay)
Gv HD HS về nhà làm BT 7: 
Gv giao cho mỗi tổ đặt câu với một từ
Tổ 1: bình thường
Tổ 2: tầm thường
Tổ 3: kết quả
Tổ 4: Hậu quả.
Gv gọi bất kì Hs trong tổ lên bảng trình bày.
Gv nhận xét, sửa.
 Gv chiếu BT 9: Chữa các từ dùng sai....
GV chữa ý đầu các ý còn lại yêu cầu HS về nhà làm tương tự.
- Học sinh đọc bài thơ.
- Tìm từ đồng nghĩa.
HS trả lời
- HS nghe.
HS trả lời
HS trả lời
Tìm từ đồng nghĩa.
- Nhận xét
- Thảo luận cặp đôi 2'.
- Nhận xét
- Rút ra ghi nhớ.
- Đọc ghi nhớ.
HS làm
- Đọc bài tập.
- So sánh, nhận xét.
- Đọc.
- So sánh, nhận xét.
- Độc lập, trả lời.
HS thảo luận theo bàn 2'
Hs thay, nhận xét.
Hs trả lời
Trả lời
HS đọc
 HS làm
- HS lắng nghe.
 - Làm bài theo yêu cầu.
I. Thế nào là từ đồng nghĩa.
1. Bài tập.
- Từ đồng nghĩa.
+ Rọi đồng nghĩa với từ chiếu, soi	
+ Trông đồng nghĩa với từ nhìn, ngó, nhòm.
- Âm khác nhau, nhưng nghĩa giống nhau
-> Từ đồng nghĩa
- Từ đồng nghĩa là những từ có âm khác nhau nhưng nghĩa giống nhau.
VD: Chết, mất, hi sinh...
+ Trông đồng nghĩa với trông coi, chăm sóc, coi sóc.
+ Trông đồng nghĩa với hy vọng, trông ngóng, mong đợi.
- Từ trông là từ có nhiều nghĩa và nó có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
-> Đều chỉ hoạt động hướng về một đối tượng nào đó để nhận biết đối tượng đó.
-> Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
2. Ghi nhớ: SGK.
- Gan dạ: Can đảm, can trường.
- Nhà thơ: Thi sĩ, thi nhân.
- Chó biển: Hải cẩu.
- Đòi hỏi: Nhu cầu, yêu cầu 
- mổ xẻ: phẫu thuật
- của cải: tài sản
- máy thu thanh: Ra-đi-ô
 - sinh tố: vi-ta-min
 - xe hơi: ô tô
- cha: bố, ba, tía 
- mẹ: má, u, bầm
- vào: vô
II. Các loại từ đồng nghĩa.
1. Bài tập.
a/ BT 1:
* Quả, trái: Có nghĩa giống nhau hoàn toàn cùng chỉ một bộ phận của cây do hoa tạo thành.
- > Từ đồng nghĩa hoàn toàn.
b/ BT 2:
- Hy sinh.
- Bỏ mạng:
+ Giống nhau: cùng chỉ cái chết.
+ Khác nhau: Sắc thái biểu cảm
Hy sinh - Chết vì nghĩa vụ, lí tưởng cao cả (mang sắc thái trang trọng)
- Bỏ mạng - Chết vô ích (Mang sắc thái khinh bỉ)
-> Từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
2. Ghi nhớ: SGK.
- Nghĩa chung: trao cái gì đó cho ai được quyền sử dụng riêng, vĩnh viễn mà không đòi hay đổi lại 1 cái gì.
- Nghĩa riêng:
+ Cho: Người trao vật có ngôi thứ cao hơn hoặc ngang với người nhận (Mẹ cho tiền ăn sáng; Em cho bạn quyển vở...)
+ Tặng: Người trao vật không phân biệt ngôi thứ với người nhận; Vật được trao thường mang ý nghĩa tinh thần để khen ngợi, khuyến khích hay tỏ lòng yêu mến. (Cha tôi được Nhà nước tặng Huân chương Lao động).
+ Biếu: Người trao vật có ngôi thứ thấp hơn hoặc ngang bằng người nhận và có thái độ kính trọng đối với người nhận; vật được trao thường là tiền của (Con biếu mẹ cái áo len; Tôi biếu bác cái bình hoa...)
=> Từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
III. Sử dụng từ đồng nghĩa.
1. Bài tập.
- Trái, quả có thể thay thế cho nhau được vì chúng có sắc thái giống nhau.
- Hy sinh- bỏ mạng không thể thay thế cho nhau được vì ý nghĩa sắc thái của chúng không giống nhau.
- Giống nhau: Chia tay và chia ly đều có nghĩa là rời nhau, mỗi người đi một nơi.
- Khác nhau: 
+ Chia tay: rời xa nhau, mỗi người đi một nơi, nhưng có thể vẫn có cơ hội gặp lại.
+ Chia li: rời xa nhau, mỗi người đi một nơi nhưng khó có cơ hội gặp lại. 
2. Ghi nhớ 2: SGK.
IV. Luyện tập.
1. Bài tập1.
- Gan dạ: Can đảm, can trường.
- Nhà thơ: Thi sĩ , thi nhân.
- Mổ xẻ: Phẫu thuật, giải phẫu .
- Của cải: Tài sản .
- Đòi hỏi: Nhu cầu, yêu cầu 
- Nước ngoài: Ngoại quốc.
- Loài người: Nhân loại.
2. Bài tập 2.
- Máy thu thanh: Ra - đi - ô.
- Sinh tố: Vi ta min.
- Xe hơi: Ô tô.
- Dương cầm: Pi- a- nô.
3. Bài tập 3
- Cha: Tía, bố, thầy, ba.
- Mẹ: má, u, bu, bầm, bủ, 
4. Bài tập 4.
- Đưa: trao
- Đưa: tiễn
5. Bài tập 5.
6. Bài tập 6 .
a. Thành quả - câu1 .
- Thành tích - câu 2 .
b. Ngoan cố - câu 1 .
- Ngoan cường - câu 2.
c. Nghĩa vụ - câu 1 .
- Nhiệm vụ - câu 2
7. Bài tập 7:
8. Bài tập 8.
9. Bài tập 9: 
D. Hướng dẫn các hoạt động nối tiếp:	
- về nhà hoàn thiện các BT
- Học thuộc lòng các ghi nhớ trong SGK
- Chuẩn bị: Các lập ý của bài văn biểu cảm.

Tài liệu đính kèm:

  • doctư dong nghia.doc