Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết: 36: Cách lập ý của bài văn biểu cảm (Tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết: 36: Cách lập ý của bài văn biểu cảm (Tiếp)

MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

+ Nắm được các dạng của văn xuôi biểu cảm, và các cách lập ý tương ứng.

+ Tích hợp với phần văn qua văn bản Xa ngắm thác núi Lư, Với phần Tiếng Việt ở bài Từ đồng nghĩa.

2. Kĩ năng:

 + Củng cố kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và luyện kĩ năng lập ý cho văn biểu cảm.

3. Thái độ: Yêu thích thể loại văn biểu cảm

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 764Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết: 36: Cách lập ý của bài văn biểu cảm (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS:...../......./...... 
NG:.........../......./.....
Tiết: 36
Cách lập ý
của bài văn biểu cảm
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
+ Nắm được các dạng của văn xuôi biểu cảm, và các cách lập ý tương ứng.
+ Tích hợp với phần văn qua văn bản Xa ngắm thác núi Lư, Với phần Tiếng Việt ở bài Từ đồng nghĩa.
2. Kĩ năng: 
 + Củng cố kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý và luyện kĩ năng lập ý cho văn biểu cảm.
3. Thái độ: Yêu thích thể loại văn biểu cảm
B. chuẩn bị:
GV: Một số bài văn mẫu
HS: Vở bài tập
C. phương pháp:
- Phương pháp: Phân tích mẫu, phát vấn, thực hành...
D. Tiến trình bài dạy.
I. ổn định: KTSS: -7B.............
II. Kiểm tra bài cũ:
? Hãy nêu các bước làm một bài văn biểu cảm?
* Đáp án:
+ Bước 1: Tìm hiểu đề tìm ý.
+ Bước 2: Lập dàn ý.
+ Bước 3: Viết bài.
III. Bài mới:
G: Trong lớp chúng ta, có em nào thường xuyên ghi nhật kí? Khi em tái hiện những cảm xúc của mình trrn dòng , trang nhật kí nối dài trong đêm thì chính là lúc em đang viết văn biểu cảm đấy. Viết để làm sống lại những cảm xúc, những ấn tượng không thể nào quên trong ngày hoặc một vài ngày trước đó. Vậy, viết văn biểu cảm đâu có gì thật xa lạ, khó khăn? có điều, khi viết loại văn này ( so với khi viết nhật kí) thì vẫn cần phải suy nghĩ , sắp xếp, trau chuốt lời văn nhiều hơn mà thôi!
Hoạt động của Thầy 
Trò
Nội dung
G: Gọi H đọc đoạn văn mục 1 SGK.
? Đoạn văn viết về loài cây gì?
? Cây Tre đã gắn bó với đời sống của người VN bởi những công dụng ntn?
? Để thể hiện sự gắn bó của cây Tre, đoạn văn đã nhắc tới những gì ở tương lai?
? Người viết đã liên tưởng, tưởng tượng cây Tre trong tương lai ntn?
? Tác giả đã biểu cảm trực tiếp bằng biện pháp nào?
G: Chốt lại và chuyển mục.
? Đoạn văn thể hiện cảm xúc của tác giả với con vật gì?
? Tác giả say mê con gà đất ntn?
? Việc hồi tưởng quá khứ đã gợi lên cảm xúc gì cho tác giả?
? Em có nhận xét gì về tình cảm của tác giả đối với sự vật con gà đất?
? Đoạn văn đã gợi những kỉ niệm gì về cô giáo?
? Để thể hiện tình cảm đối với cô giáo đoạn văn đã làm ntn?
? Tác giả đã tưởng tượng những gì?
G: Bổ sung và rút ra kết luận: gợi lại kỉ niệm, tưởng tượng tình huống là một cách bày tỏ tình cảm và đánh giá đối với một con người.
? Đoạn văn đã nhắc đến những hình ảnh gì về “ u tôi”?
? Hình bóng và nét mặt “ u tôi” được miêu tả ntn?
? Tác giả dùng biện pháp gì để tả “u tôi”?
? Để thể hiện tình thương yêu đối với mẹ đoạn văn đã miêu tả những gì?
G: Khắc hoạ hình ảnh con người và nêu nhận xét là cách bày tỏ tình cảm của mình đối với người đó.
? Như vậy để tạo ý cho bài biểu cảm, khơi nguồn cho mạch cảm xúc nảy sinh người viết có thể làm gì? yêu cầu về tình cảm?
G: Hướng dẫn H luyện tập.
G: nhận xét , sửa sai cho H.
H: Viết về cây Tre.
- 
H: Liên hệ hiện tại với tương lai.
H: đọc to, rõ đoạn văn ở mục 2 SGK.
H: con gà đất- một đồ chơi dân gian thuở ấu thơ và mở rộng ra là cảm nghĩ đối với đồ chơi trẻ em
H: nêu theo nội dung đoạn văn.
H: Chân thật và có trong kinh nghiệm, kí ức của tác giả.
H: đọc đoạn văn ở mục 3.
H: Cô giữa đàn em nhỏ; nghe tiếng cô giảng bài, cô theo dõi lớp h ọc, cô thất vọng khi một em cầm bút sai, cô lo cho học trò, cô sung sướng khi học trò có kết quả xuất sắc.
H: Đoạn văn đã tưởng tượng tình huống để bày tỏ tình cảm đối với cô giáo.
H: Nêu theo SGK.
H: đọc to, diễn cảm đoạn văn ở mục 4.
H:Dùng biện pháp quan sát chi tiết, từ chi tiết mà nảy sinh cảm xúc.
H: nhà văn gợi tả bóng dáng, khuôn mặt người mẹ đã già với tất cả lòng thương cảm và hôí hận vì mình đã thờ ơ, vô tình..
H: Điểm lại 4 cách lập ý thương gặp vừa tìm hiểu ở trên.
H: đọc to, rõ mục ghi nhớ.
H:Đọc yêu cầu của đề và nêu các bước làm bài văn biểu cảm.
H: vận dụng các cách lập ý vừa học để lậpý cho bài văn biểu cảm.
+ Hồi tưởng quá khứ, lai lịch của vườn, suy nghĩ về hiện tại.
+ Liên hệ với tương lai – bày tỏ tình cảm với khu vườn.
a H lập dàn ý
A. Lí thuyết:
I. Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm:
1. Liên hệ hiện tại với tương lai.
- Gọi nhắc quan hệ với sv, liên hệ với tương lai là cách bày tỏ tình cảm đối với sự vật.
2. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại.
3. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước.
- Gợi kỉ niệm, tưởng tượng tình huống là một cách bày tỏ tình cảm và đánh giá đối với một con người.
4. Quan sát, suy ngẫm.
- Tác giả: gợi tả bóng dáng, khuôn mặt người mẹ.
" suy ngẫm về mẹ
a Cách bày tỏ tình cảm của mình đối với mẹ.
* Ghi nhớ: SGK.
III. Luyện tập:
Lập ý cho bài văn biểu cảm;
Cảm xúc về vườn nhà.
a. MB: 
- giới thiệu vườn nhà và tình cảm đối với vườn nhà.
b. TB: Miêu tả vườn, lại lịch của vườn.
c. KB: cảm xúc về vườn nhà:
IV. Củng cố:
G: hệ thống lại nội dung bài học cần ghi nhớ.
? Để tạo lập ý cho bài văn biểu cảm có những cách gì?
? Yêu cầu về tình cảm và sự việc trong bài văn biểu cảm phải như thế nào?
V. Hướng dẫn về nhà:
Học thuộc lòng các mục ghi nhớ.
- Hoàn thành bài làm
- Chuẩn bị đề bài sau: cảm xúc về người thân, thầy cô giáo, tình bạn...
- Giờ sau luyện nói.
E. Rút kinh nghiệm:
..
..
..
..
..
..

Tài liệu đính kèm:

  • docT36.doc