Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 4: Liên kết trong văn bản (Tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 4: Liên kết trong văn bản (Tiếp)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Khi niệm liên kết trong văn bản.

Muốn đạt được muc đích giao tiếp thì văn bản phải có tính liên kết, sự liên kết ấy cần được thể hiện trên trên cả hai mặt, hình thức ngơn ngữ v nội dung ý nghĩa.

2. Kĩ năng

Nhận biết và phân tích tính liên kết của các văn bản

Viết các đoạn văn, bài văn có tính liên kết

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1317Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 4: Liên kết trong văn bản (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN
Tiết: 04 
Ngày dạy : 19/ 08/ 2011	
I. MỤC TIÊU
Kiến thức 
Khái niệm liên kết trong văn bản.
Muốn đạt được muc đích giao tiếp thì văn bản phải cĩ tính liên kết, sự liên kết ấy cần được thể hiện trên trên cả hai mặt, hình thức ngơn ngữ và nội dung ý nghĩa.
Kĩ năng
Nhận biết và phân tích tính liên kết của các văn bản 
Viết các đoạn văn, bài văn cĩ tính liên kết
Thái độ
Giáo dục ý thức tạo lập văn bản cĩ tính liên kết cho học sinh.
II. CHUẨN BỊ 
Giáo viên : Bảng phụ, giáo án
Học sinh : Bài soạn, sách vở .
III. PHƯƠNG PHÁP 
Phân tích mẫu, rèn luyện theo mẫu, thảo luận nhóm 
IV. TIẾN TRÌNH 
1. Ổn định tổ chức :
Kiểm tra sĩ số học sinh 
2. Kiểm tra bài cũ :
 Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
 3. Giảng bài mới :
Giới thiệu bài :
Văn bản là gì ? Văn bản có những tính chất nào ? ; từ đó cho các em thấy: sẽ không hiểu một cách cụ thể về văn bản, cũng như khó có thể tạo lập được những văn bản tốt, nếu chúng ta không tìm hiểu kĩ về một trong những tính chất quan trọng nhất của nó là liên kết .
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung bài dạy
* Hoạt động 1: Tính liên kết của văn bản
Giáo viên dùng bảng phụ ghi ví dụ 1a. Gọi học sinh đọc
 ¬ Đoạn văn này trích trong văn bản nào? Và trích như thế nào?
 Ø Đoạn văn trích từ văn bản: “Mẹ tôi” các câu được trích rời rạc không giống như văn bản
 ¬ Theo em, nếu bố En-ri-cô chỉ viết mấy câu như thế thì En-ri-cô có thể hiểu điều bố muốn nói chưa? Vì sao?
 Ø En-ri-cô không thể hiểu rõ điều bố muốn nói vì ý nghĩa các câu chưa liên kết với nhau
 Gọi học sinh đọc mục 1b
 Giáo viên ghi bảng
 - Viết chưa đúng ngữ pháp
 - Vì có câu nội dung chưa thật rõ
 - Giữa các câu còn chưa có sự liên kết
 ¬ Vậy em hãy cho biết liên kết là gì?
 Liên liền; kết nối, buộc
 Ø Liên kết: nối liền gắn bó với nhau
 ¬ Muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì nó phải có tính chất gì?
 Ø Cần phải có tính liên kết. Tính liên kết làm cho văn bản có nghĩa, dễ hiểu
 Gọi học sinh đọc điểm thứ nhất phần ghi nhớ
 Chuyển ý
 Học sinh đọc đoạn văn 1a
 ¬ Em hãy cho biết thiếu ý gì mà đoạn văn trở nên khó hiểu? Em hãy chữa lại.
 Ø Thiếu sự liên kết về nội dung ý nghĩa
Đoạn văn cĩ thể chữa lại như sau:
Trước mặt cơ giáo con đã thiếu lễ độ với mẹ. Việc như thế khơng bao giờ con được tái phạm nữa. Con phải nhớ rằng mẹ là người rất yêu thương con. Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cuối mình trên chiếc nơi trong chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khĩc nức nở khi nghĩ rằng cĩ thể mất con? Hãy nghĩ xem, En-ri-cơ ạ? Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ cĩ thể đi ăn xin để nuơi con, cĩ thể hy sinh tính mạng để cứu sống con! Nhớ lại điều con làm, bố rất giận con. Con phải xin lỗi mẹ. Thơi, trong một thời gian con đừng hơn bố; bố sẽ khơng thể vui lịng đáp lại cái hơn của con được.
 Nhưng chỉ có sự liên kết về nội dung và ý nghĩa không thôi thì chưa đủ
 Giáo viên sử dụng bảng phụ ghi ví dụ điểm 2b
 Gọi học sinh đọc ví dụ ở bảng phụ
 ¬ Đoạn văn này và văn bản: “Cổng trường mở ra” có điểm nào giống và khác nhau?
 Học sinh đọc những câu trong văn bản “Cổng trường mở ra” tương ứng với những câu trong ví dụ
 ¬ Chỉ ra sự thiếu liên kết và sửa lại để trở thành đoạn văn có nghĩa
 Ø Đoạn văn thiếu mấy chữ: “Còn bây giờ” và chép nhầm chữ “con” thành “đứa trẻ”
 ¬ Từ hai ví dụ trên em hãy cho biết: Một văn bản cĩ tính liên kết trước hết cần phải cĩ điều kiện gì? Cùng với điều kiện ấy, các câu trong văn bản phải sử dụng điều kiện gì?
 Ø Người nói người viết cần phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau, đồng thời phải biết kết nối các câu các đoạn đó bằng những phương tiện ngôn ngữ (từ, câu) thích hợp
 Gọi học sinh đọc điểm ghi nhớ 2
 Gọi học sinh đọc toàn bộ ghi nhớ
Hoạt động 3: Luyện tập
Học sinh đọc bài tập 1
Xác định yêu cầu của bài tập
Gọi học sinh lên bảng sắp xếp lại
 Hoạt động bằng phiếu học tập
 Học sinh đọc bài tập. Xác định yêu cầu của bài tập. Gọi học sinh lên bảng điền
 Thảo luận nhóm ( 3 phút )
I. Liên kết và phương tiện liên kết trong văn bản
 1. Tính liên kết của văn bản
 - Liên kết là tính chất quan trọng làm cho văn bản có ý nghĩa và dễ hiểu
 2. Phương tiện liên kết trong văn bản
 a. Thiếu sự liên kết về nội dung ý nghĩa
 b. Đoạn văn thiếu mấy chữ “ Cịn bây giờ” và chép nhằm chữ con thành “ đứa trẻ”
 c. Điều kiện liên kết:
- Nội dung các câu, các đoạn thống nhất và gắn bĩ chặt chẽ với nhau
- Kết nối các câu, các đoạn bằng phương tiện ngơn ngữ
 * Ghi nhớ SGK/18
II. Luyện tập
 Câu 1: Sắp xếp các câu văn theo một thứ tự hợp lí để tạo thành đoạn văn có tính liên kết
1 – 4 – 2 – 5 – 3 
 Câu 2: 
 Đúng về hình thức và ngôn ngữ câu văn này có vẻ rất liên kết với nhau nhưng không thể coi giữa những câu ấy đã có một mối liên kết thật sự bởi vì giữa các câu không có sự kiên kết về nội dung ý nghĩa
 Câu 3: Các từ ngữ lần lượt điền vào chỗ trống là: bà, bà, cháu, bà , bà, cháu thế là
 Câu 4: 
 Hai câu đặt cạnh nhau trong văn bản vì sau hai câu đó còn có câu thứ ba đứng kế tiếp nối hai câu trên thành một thể thống nhất, làm cho toàn đoạn văn trở nên liên kết chặt chẽ với nhau
4. Củng cố và luyện tập
 Một văn bản có tính liên kết trước hết phải có điều kiện gì? Cùng với các điều kiện ấy các câu văn trong văn bản phải sử dụng các phương tiện gì?
 - Nội dung các câu, các đoạn thống nhất và gắn bĩ chặt chẽ với nhau
 - Kết nối các câu, các đoạn bằng phương tiện ngơn ngữ
 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
 Học bài – Làm bài tập 5 SGK/19
 Tập viết một đoạn văn cĩ tính mạch lạc
 Chuẩn bị: Đọc – Tìm hiểu Bố cục trong văn bản theo câu hỏi gợi ý SGK
 Đọc bài đọc thêm trong SGK
V. RÚT KINH NGHIỆM :
Nội dung 	
Phương pháp 	
Tổ chức	

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 4 lien ket trong van ban.doc