Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 40: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 40: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

A/ Mục tiêu cần đạt

 Giúp HS :

- Cảm nhận được tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả của nhà thơ Đỗ Phủ.

- Bước đầu thấy được vị trí và ý nghĩa của những yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình.

B/ Chuẩn bị

- GV: Hệ thống câu hỏi + SGK + SGV + giáo án

- HS : Đọc soạn bài theo câu hỏi SGK

C/ Tiến trình dạy học

 

doc 7 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1031Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 40: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/09/2009 
Ngày giảng: / /2009 
 Tiết 40 BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ
 ( Mao ốc vị thu phong sở phá ca )
 Đỗ Phủ
A/ Mục tiêu cần đạt
 Giúp HS : 
- Cảm nhận được tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả của nhà thơ Đỗ Phủ.
- Bước đầu thấy được vị trí và ý nghĩa của những yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình.
B/ Chuẩn bị
GV: Hệ thống câu hỏi + SGK + SGV + giáo án 
HS : Đọc soạn bài theo câu hỏi SGK
C/ Tiến trình dạy học
1. Ổn ®Þnh
2. Kiểm tra bài cũ : 
 2.1 Nhắc lại các bước làm văn biểu cảm.
 3. Bài mới
 Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
GV gọi HS đọc SGK trang 132 phần tiểu dẫn.
? Em hãy cho biết vài nét về tác giả Đỗ Phủ
? Bài thơ được viết trong hoàn cảnh nào
GVHD đọc: giọng kể tả 3 khổ thơ đầu, giọng buồn bã, bất lực ở khổ cuối
? Bài thơ viết theo thể thơ nào
? Nêu bố cục bài thơ
_ Phần 1 : từ đầu đến vào mương sa : tả cảnh gió thu cuốn các mấy lớp tranh của tác giả.
_ Phần 2 : “ trẻ con thôn Nam .lòng ấm ức” : kể việc trẻ con cắp tranh đi tuốt vào lũy tre.
_ Phần 3 : “ giây lát .sao cho trót” : tả nỗi khổ của gia đình Đỗ Phủ trong đêm mưa.
_ Phần 4 : “Ước nhà rộng..chết rét cũng được” : biểu hiện ước mơ cao cả của nhà thơ.
* Ngoài ra bài thơ còn có thể chia bố cục làm 2 phần.Phần đầu 18 câu phần sau 5 câu .18 câu đầu tạo nên nền tảng vững chắc cho ước mơ cao cả,tư tưởng nhân đạo sâu sắc được thể hiện trực tiếp ở cuối bài.
GV hướng dẫn HS phát hiện trong bài có 3 đoạn điều 5 câu.Đây là hiện tượng hiếm thấy trong thơ cổ thể Trung Quốc.
Hầu hết các câu trong đoạn thơ cuối điều dài hơn 7 chữ.à hiện tượng hiếm thấy trong thơ cổ thể Trung Quốc.
à Nhà thơ không bị công thức gò bó.Mỗi đoạn cần bao nhiêu câu,mỗi đoạn cần bao nhiêu chữ gieo vần trắc hay vần bằng và gieo như thế nàotất cả điều do nhu cầu diễn đạt quyết định.
*Phần 1 : miêu tả thế gió mạnh à cuốn bay hết lớp tranh này đến lớp tranh khácàtranh bay theo gió qua bên kia sôngàrải rác khó mà thu lại.
? Phần 1 tác giả sử dụng phương thức nào
? Thái độ nhà thơ ra sao khi bị cướp giật
*Phần 2 : nhà thơ tức giận trước hành động cướp giật các lớp tranh của lũ trẻ con thôn Nam.
à “ Quay về chống gậy lòng ấm ức”
? Phần 2 tác giả sử dụng phương thức nào
? Khi mái nhà tranh bị cuốn gia đình tác giả sống ra sao
*Phần 3 : miêu tả tình trạng khốn khổ của Đỗ Phủ khi nhà bị phá nát lại bị mưa suốt đêmà tình cảnh ảm đạm của nhà thơ
? Sau khi trải qua đêm mưa nhà thơ có ước gì không 
* Phần 4 : nhà thơ nghĩ đến loạn( loạn An – Sử )ao ước có cuộc sống thanh bình.
? Nỗi khổ nào của nhà thơ được đề cập trong bài
Gia sử bài thơ không có 5 dòng thơ cuối thì bài thơ vẫn hay với giá trị biểu cảm chân thực của nó.
Tuy nhiên nhờ có 5 dòng thơ cuối cho thấy tấm lòng cao cả của nhà thơà nâng cao tầm tư tưởng và nhiều phẩm chất quí giá cho con người.
 Kết luận. Đọc ghi nhớ
 HDHS luyện tập
I. Tìm hiểu chung
 1. Tác giả - Tác phẩm
 - Tác giả : Đỗ Phủ ( 712 – 770 ) là nhà thơ nổi tiếng đời Đường của Trung Quốc , tự là Tử Mĩ hiệu Thiếu Lăng,quê ở tỉnh Hà Nam.
 - Tác phẩm : Viết năm 760 khi Đỗ Phủ từ quan về sống ở phía tây Thành Đô .
 2. Đọc – Chú thích
 - Đọc
 - Chú thích SGK
 3. Thể loại - Bố cục 
 - Thể loại : “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”được viết theo loại cổ thể,ra đời trước đời Đường .
 - Bố cục: 4 phần
II. Tìm hiểu văn bản
 1. Các phương thức diễn đạt ở mỗi phần trong bài thơ.
- Phần 1 : miêu tả kết hợp tự sự.
- Phần 2: tự sự kết hợp miêu tả
- Phần 3 : miêu tả kết hợp biểu cảm
- Phần 4 : biểu cảm trực tiếp.
2. Nỗi khổ của nhà thơ.
- Mất mát về của cải
+ Gío thu thổi phá hư nhà.
+ Bị ước lạnh trong đêm mưa dai dẳng.
 - Nỗi đau về tinh thần và nhân tình thế thái.
+ Lo lắng vì loạn lạc.
+ Cuộc sống cùng cực đã làm thay đổi tính cách trẻ con.
3. Tình cảm cao quí của nhà thơ.
- Đỗ Phủ mơ ước có “ngôi nhà rộng muôn ngàn gian” cho mọi người hân hoan vui sướng.
- Nhà thơ sẵn sàng hi sinh vì hạnh phúcchung của mọi người “ lều ta nát chụi chết rét cũng được”
à Ước mơ thể hiện tấm lòng vị tha chan chứa tinh thần nhân đạo sâu sắc của nhà thơ.
* Ghi nhớ SGK trang 134.
* Luyện tập:
 Bài thơ thể hiện nỗi thống khổ của bản thân Đỗ Phủ cũng là nỗi thống khổ của tất cả ke sĩ nghèo trong thiên hạ. Vì vậy mà mãi còn lay động tới độc giả hàng trăm, hàng nghìn năm.
4 Củng cố - HD về nhà 
 4.1 Nỗi khổ nào của nhà thơ được đề cập trong bài?
4.2 Nhà thơ có mơ ước gì?
4.3 Nếu mơ ước thành sự thật tác giả sẵn sàng chấp nhận điều gì?
4.4 Qua mơ ước đó cho thấy tác giả là người ra sao?
 4.5 Học thuộc bài cũ ,đọc soạn trước bài mới “Từ đồng âm” SGK trang 135
************************
Ngày soạn: 21/09/2009 
Ngày giảng: / /2009 
 Tiết 41 TỪ ĐỒNG ÂM
A/ Mục tiêu cần đạt
 Giúp HS : 
- Hiểu thế nào là từ đồng âm.
- Biết cách xác định nghĩa cuả từ đồng âm.
- Có thái độ cẩn trọng:trành gây nhằm lẫn hoặc khó hiểu do hiện tượng đồng âm.
B/ Chuẩn bị
GV: SGK + SGV + giáo án + Hệ thống câu hỏi
HS: Đọc trả lời câu hỏi
C/ Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
 2.1. Nỗi khổ nào của nhà thơ được đề cập trong bài?
2.2 Nhà thơ có mơ ước gì?
2.3 Nếu mơ ước thành sự thật tác giả sẵn sàng chấp nhận điều gì?
2.4 Qua mơ ước đó cho thấy tác giả là người ra sao?
 3. Bài mới
 * Giới thiệu bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
GVgọi HS đọc SGK trang 135 mục 1
? Giải thích nghĩa của từ “ lồng” trong 2 ví dụ
? Nó thuộc từ loại nào. Vì sao em biết
? Nghĩa của các từ “ lồng” trên có liên quan gì với nhau không
- Nghĩa khác nhau.
? Thế nào là từ đồng âm
-Từ đồng âm là từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau ,không liên quan gì với nhau.
Ví dụ : đường ( đi ) – đường ( ăn )
 ( cái ) bàn – bàn ( luận )
HS đọc ghi nhớ
GV yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi SGK trang 135. ? Nhờ đâu mà em phân biệt nghĩa của 2 từ lồng trên?
- Ngữ cảnh.
? Câu trên nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu thành mấy nghĩa
? Hãy thêm vào câu này một vài từ để câu trở thành đơn nghĩa
- Đem cá về mà kho
? Từ đồng âm được sử dụng như thế nào?
- Trong giao tiếp phải chú ý đấy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.
? Tìm từ đồng âm
? Tìm nghĩa khác nhau của từ “ cổ” và giải thích
? Đặt câu
? Tìm biện pháp được sử dụng trong bài tập 4
I. Thế nào là từ đồng âm.
 1. Ví dụ SGK
 2. Nhận xét
- Lồng 1 : động từ phản ứng mạnh của loài ngựa => chỉ hoạt động
- Lồng 2 : danh từ , vật dụng đan bằng tre , gỗ=> chỉ sự vật
 Là từ đồng âm.
* Ghi nhớ SGK
II. Sử dụng từ đồng âm.
 1. Để phân biệt nghĩa của 2 từ lồng trên ta phải dựa vào ngữ cảnh.( câu văn cụ thể )
 2. Ví dụ : Đem cá về kho
- Từ kho có hai nghĩa.
a.1 Kho : cách chế biến thức ăn.
a.2 Kho : nơi chứa cá à đem cá về mà kho hoặc đem cá về để nhập kho.
* Ghi nhớ SGK
III. Luyện tập.
Bài1/136 Từ đồng âm.
-Cao : ở trên mức bình thường ( cao điểm)
 Cao lương
- Ba : ba người ( số ) - Sức : sức khỏe 
Ba mẹ Sức lùc
- Tranh : tranh giành - Nhè : khóc nhè
 Bức tranh. Nhè chç yếu mà đánh
- Sang : sang giàu - Tuốt : tuốt lúa
 Sang sông Ăn tuốt hết cả
- Nam : nam nhi - Môi : môi son
 Miền Nam Môi giới
Bài2/136 Các nghĩa khác nhau của danh từ.
 a.Cổ : Phần giữa đầu và thân
 - Cổ tay : Phần giữa bàn tay, cánh tay
 - Cổ áo : Phần trên nhất của chiếc áo
 - Cổ chai : Phần giữa miệng chai và thân chai
b. Cổ 1 : Nghĩa gốc
 Cổ 2 : Xưa ( cổ đại, cổ xưa )
Bài 3/136 Đặt câu
Chúng em ngồi vào bàn để bàn về kỉ niệm 20-11.
Con chim sâu bị rơi xuống hố rất sâu .
Bài 4/136 Biện pháp được sử dụng.
Anh chàng lợi dụng từ đồng âm.
Vạc : dụng cụ nấu thức ăn ?( lớn )
Vạc : một loài chim giống cò.
4 Củng cố - HD về nhà 
 4.1 Thế nào là từ đồng âm.
 4.2 Từ đồng âm được sử dụng như thế nào?
 4.3 Học thuộc bài cũ ,đọc soạn trước bài mới “Các yếu tố tự sự miêu tả trong văn biểu cảm”
*****************************************
Ngày soạn: 21/09/2009 
Ngày giảng: / /2009 
 Tiết 42 
 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
A/ Mục tiêu cần đạt
Củng cố lại những kiến thức kĩ năng đã học về văn bản tự sự hoặc miêu tả về tạo lập văn bản, cách sử dụng từ ngữ đặt câu.
Tự đánh giá chất lượng làm bài của mình so với yêu cầu đề bài nhờ đó rút kinh nghiệm làm bài sau tốt hơn.
B/ Chuẩn bị
 GV: Chấm chữa bài cho HS
 HS: Xem lại thể loại văn, yêu cầu bài làm 
C/ Tiến trình dạy học
 1.Ổn định tổ chức: 
2.Kiểm tra bài cũ
 3.Bài mới
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung ghi bảng
HS đọc lại yêu cầu của đề bài
? Nhắc lại quá trình tạo lập văn bản
? Xác định yêu cầu của đề bài
? Nêu yêu cầu bố cục bài viết
 MB: 1 điểm
 TB: 7 điểm
 KB: 1 điểm
(1 đ trình bày)
GV nhận xét cụ thể phần nhược điểm và chữa lỗi cho học sinh
GV chọn bài khá giỏi đọc
I/ Đề bài
Đề 1: Loài cây em yêu
Đề 2: Đêm trăng trung thu
II/ Yêu cầu
Tuỳ chọn đề
Viết theo đúng trình tự của bài biểu cảm
Sử dụng các biện pháp nghệ thuật, các kiểu câu, các từ loại đã học vào viết bài
III/ Dàn bài - Biểu điểm
Mở bài
 - Nêu tình cảm chung về đối tượng
Thân bài
Dùng tự sự, miêu tả để tái hiện cảnh, vật sau đó biểu cảm
Có thể kết hợp biểu cảm trực tiếp và gián tiếp
Có thể theo trình tự không gian hoặc thời gian
Có sử dụng các kiến thức về tiếng việt đã học vào để viết giúp cho bài văn thêm hay và hấp dẫn
Kết bài
 Nêu cảm xúc của mình về đối tượng
IV/ Nhận xét chung
Ưu điểm
HIểu đề viết bài đúng thể loại, bố cục rõ ràng, trình bày khoa học sạch đẹp, đảm bảo nội dung yêu cầu đề, nhiều bài viết khá.
Nhược điểm
Bài văn chưa có sự mạch lạc, bố cục chưa thật khoa học (Quân 7a1, Hưng 7a1)
Chữ viết ẩu, trình bày cẩu thả, diễn đạt sơ sài, lủng củng(Quân 7a1, Dũng 7a2, Trung 7a3)
Chữa lỗi
Lỗi trình bày
Lỗi chính tả
Lỗi dùng từ đặt câu
Lỗi diễn đạt
4. Đọc bài khá - giỏi
4.Củng cố - HD về nhà : 
4.1GV nhận xét chung giờ trả bài
4.2 Rút kinh nghiệm cho bài sau
4.3 Chuẩn bị bài: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm.
 *************************************
Ngày soạn: 21/09/2009 
Ngày giảng: / /2009 
Tiết 43 CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ MIÊU TẢ TRONG VĂN BIỂU CẢM
A/ Mục tiêu cần đạt
 Giúp HS : 
- Hiểu được vai trò của các yếu tớ tự sự miêu tả trong văn biểu cảm và có ý thức vận dụng chúng.
- Luyện tập vân dụng hai yếu tố đó
B/ Chuẩn bị
GV: SGK + SGV + giáo án + Hệ thống câu hỏi
HS: Đọc trả lời câu hỏi
C/ Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
 2.1 Thế nào là từ đồng âm.
 2.2 Từ đồng âm được sử dụng như thế nào?
 3. Bài mới
 * Giới thiệu bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
GV gọi HS đọc SGK trang 137 và trả lời câu hỏi.
? Bài chia làm mấy đoạn
? Phương thức biểu đạt của mỗi phần là gì
? Tự sự và miêu tả có vai trò gì
Đọc văn bản mục 2 SGK trang 137 – 138.
? Chỉ ra yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn trên?Cảm nghĩ của tác giả
? Nếu không có yéu tố tự sự miêu tả thì yếu tố biểu cảm có bộc lộ được không
? Niềm hồi tưởng đã chi phối tự sự và miêu tả như thế nào
GV giải nghĩa: 
Thúng câu : Thuyền câu hình nón, đan bằng tre
? Kể lại nội dung bài “ bài ca nhà tranh bị gió thu phá”
? Viết lại bài văn biểu cảm “ kẹo mầm”
? Muốn phát biểu cảm nghĩ, cảm xúc với đời sống xq thì chúng ta làm NTN
 - Muốn phát biểu suy nghĩ cảm xúc hãy dùng phương thức tự sự và miêu tả để gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gấm cảm xúc.
 - Tự sự và miêu tả nhằm khêu gợi cảm xúc,do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể chuyện miêu tả đầy đủ sự việc phong cảnh.
 HS đọc ghi nhớ
HS đọc yêu cầu BT 1 
 GV gọi HS kể lại bằng bài văn xuôi biểu cảm nội dung bài thơ. 
Yêu cầu HS diễn đạt văn bản “ kẹo mầm” của Băng Sơn
I. Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm.
 1. Yếu tố tự sự và miêu tả trong bài
 Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
- Bài chia làm 4 đoạn:
 + Đoạn 1 : tự sự ( 2 câu đầu )miêu tả ( 3 câu sau ) có vai trò tạo bối cảnh chung.
 + Đoạn 2 : tự sự kết hợp biểu cảm uất ức và già yếu
 + Đoạn 3 : tự sự miêu tả và biểu cảm ( 2 câu cuối ) cam phận.
 + Đoạn 4 : thuần túy biểu cảm tình cảm cao thượng vị tha.
= > Các yếu tố tự sự , miêu tả là phương tiện để tác giả bộc lộ cảm xúc, khát vọng lớn lao cao quí .
2.Đọc đoạn văn
 a. Miêu tả: Bàn chân bố, ngón chân, gan bàn chân
 - Nếu không có yếu tố tự sự, miêu tả thì yếu tố biểu cảm không bộc lộ được
 b. Niềm hồi tưởng đã chi phối việc miêu tả, tự sự - Miêu tả và tự sự trong hồi tưởngà khêu gợi cảm xúc nơi người đọc
* Ghi nhớ SGk
II. Luyện tập.
Bài1/138 
Bài2/138.
+ Miêu tả : cảnh chải tóc của người mẹ ngày xưa,hình ảnh người mẹ.
+ Tự sự : chuyện đổi tóc rối lấy kẹo mầm ngày trước.
+ Biểu cảm : lòng nhớ mẹ khôn nguôi.
4 Củng cố - HD về nhà
 4.1 Tự sự và miêu tả có vai trò gì?
 4.2 Tự sự và miêu tả có vai trò gì?
 4.3 Học thuộc bài cũ ,đọc soạn trước bài mới “Cảnh khuya,rằm tháng giêng” SGK trang 140 
 *****************************
Kí duyệt của BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 7 tu tuan 10.doc