Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 40: Tuần 10: Từ trái nghĩa

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 40: Tuần 10: Từ trái nghĩa

MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- Khái niệm từ trái nghĩa.

-Tác dụng của việc dùng từ trái nghĩa trong văn bản.

2.Kĩ năng:

* KN bài hoc:

-Nhận biết từ trái nghĩa trong văn bản.

-Sử dụng từ trái nghĩa phù hợp với ngữ cảnh.

* KN sống:

- Lắng nghe tích cực,tự nhận thức,hợp tác,tự tin, ra quyết định.

3.Thái độ: Có ý thức lựa chọn từ trái nghĩa khi nói,viết.

 

doc 7 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 611Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 40: Tuần 10: Từ trái nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV thực hiện: Trần Lệ Thủy
 Tổ Văn - Sử
TRường THCS Trưng Vương
 Năm học : 2011 - 2012
Ngày soạn: 7/10/2011 Tiết thứ 40 -Tuần 10
 Tiếng việt
 Từ trái nghĩa
A.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Khái niệm từ trái nghĩa.
-Tác dụng của việc dùng từ trái nghĩa trong văn bản.
2.Kĩ năng:
* KN bài hoc:
-Nhận biết từ trái nghĩa trong văn bản.
-Sử dụng từ trái nghĩa phù hợp với ngữ cảnh.
* KN sống:
- Lắng nghe tích cực,tự nhận thức,hợp tác,tự tin, ra quyết định...
3.Thái độ: Có ý thức lựa chọn từ trái nghĩa khi nói,viết.
B.Chuẩn bị:
-Giáo viên: soạn bài theo tài liệu Chuẩn kiến thức kĩ năng; ƯDCNTT trong bài giảng.
-Học sinh:Soạn bài theo hướng dẫn của GV
 c.Phương pháp/Kĩ thuật DH:
-Phương pháp:Vấn đáp,Nêu và giải quyết vắn đề
-KTDH: Động não,khăn trải bàn, trình bày một phút, ra quyết định
d.Tiến trình giờ dạy:
1. ổn điịnh tổ chức:
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
7B1
7B2
2. Kiểm tra bài cũ: 
* Gv trình chiếu side 1: 
- Hiệu ứng 1: Câu hỏi KT
Cho câu sau:
 Bạn Tùng nói thật chứ không nói dối đâu.
Hãy tìm các từ đồng nghĩa với từ thật và dối
Y/cầu HS tìm được : + Các từ đồng nghĩa với từ thật: thành thật,chân thật,thật thà
 + Các từ đồng nghĩa với từ dối: giả dối, dối trá, gian dối
- Hiệu ứng 2: Các từ đồng nghĩa với 2 từ trên
? Các từ thật và dối có nghĩa như thế nào với nhau?
( nghĩa trái ngược nhau)
- Hiệu ứng 3 : Có nghĩa trái ngược nhau -> GV Chuyển vào bài mới
 * GV trình chiếu slaide 2: Tên bài dạy
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là từ trái nghĩa. 
* Trình chiếu side 3:
- Hiệu ứng 1: Ngữ liệu Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
* GV yêu cầu HS đọc lại bản dịch thơ cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh và Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.
? Dựa vào kiến thức đã học ở tiểu học, hãy tìm các cặp từ trái nghĩa?
? Các cặp từ đó có nghĩa trái ngược nhau dựa trên những cơ sở nào?
+ngẩng/cúi: trái nghĩa về hoạt động của đầu theo hướng lên xuống.
+trẻ/già :trái nghĩa về tuổi tác
+đi/trở lại:trái về sự di chuyển.
?Từ trái nghĩa là gì?
? Tìm từ trái nghĩa với "Già" trong trưòng hợp: Rau già, cau già?
- Hiệu ứng 2: cho từ rau già, cau già
- Hiệu ứng 2: từ trái nghĩa rau non, cau non
GV:? Vì sao từ già lại có 2 cặp từ trái nghĩa khác nhau?( già> < non)
- Từ già là từ có nhiều nghĩa -> mỗi một nghĩa sẽ có một cặp từ trái nghĩa khác nhau? 
Từ đó em rút ra chú ý gì khi tìm cặp từ trái nghĩa của từ nhiều nghĩa?
- Từ nhiều nghĩa có nhiều cặp từ trái nghĩa
Yêu cầu HS đọc ghi nhớ 1
* Trình chiếu side 4: 
- Hiệu ứng 1:Bài tập nhanh nhìn hình tìm từ trái nghĩa.
? Quan sát hình và tìm các cặp từ trái nghĩa cho phù hợp?
-Hiệu ứng2,3: H/ảnh 1 và các cặp từ trái nghĩa
- Hiệu ứng 4,5: H/ảnh 2 và cặp từ trái nghĩa
- Hiệu ứng6,7: H/ ảnh 3 và cặp từ trái nghĩa
- Hiệu ứng 8,9: H/ảnh 4 và cặp từ trái nghĩa
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách sử dụng từ trái nghĩa
* Trình chiếu side 5:
- Hiệu ứng 1: Bài thơ cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh 
? Việc dùng các cặp từ trái nghĩa trong bài thơ có tác dụng gì?
- Hiệu ứng 2: Bài thơ Ngẫu nhiên viết...
? Việc dùng cặp từ trái nghĩa trong bài có tác dụng gì?
? Trong hai bài thơ dịch em khái quát lại tác dụng của việc dùng từ trái nghĩa?
? Tìm một số thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa và nêu tác dụng của việc dùng các từ trái nghĩa ấy?
HS làm bài theo nhóm ( Tổ) với hình thức trò chơi tiếp sức.
- Cách chơi: Lần lượt các tổ sẽ tìm câu thành ngữ và trả lời xoay vòng trong 5 phút tổ nào tìm được nhiều thành ngữ tổ đó sẽ thắng. Y/ cầu tổ trả lời sau không được nhắc lại câu thành ngữ của tổ trước.
? Sử dụng từ trái nghĩa trong thành ngữ có tác dụng gì?
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập
* HS hoạt động cá nhân: GV gọi HS trả lời miệng
* Trình chiếu side 6
- Hiệu ứng 1: Nội dung bài tập 1
? Hãy xác định y/cầu bài tập 1
- HS hoạt động cá nhân, trả lời vấn đáp.
- Hiệu ứng 2,3,4,5: Tìm các từ trái nghĩa
* HS hoạt động theo nhóm bàn ( Mỗi dãy bàn làm một từ).
*HS hoạt động theo nhóm tổ - Lần lượt đại diện nhóm trả lời xoay vòng.
* HS hoạt động cá nhân
* Trình chiếu side 7
* HS hoạt động cá nhân viết đoạn văn trên phiếu học tập theo gợi ý:
 + Đoạn văn Từ 5 -> 7 câu
 + Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
 + Có sử dụng cặp từ trái nghĩa phù hợp.
* Sau thời gian 5 phút GVchũa bài * Trình chiếu side 8: Đoạn văn mẫu
-GV chữa bài ,đua đoạn văn mẫu.
* Trình chiếu side 9: Biểu điểm chấm
- Gv cho HS đổi bài chấm cho nhau
theo biểu điểm như sau:
+Viết đúng hình thức của một đoạn văn;Viết đủ số câu: (2đ)
+ Không sai lỗi chính tả ;Không sai lỗi câu:
 (2đ) 
+Viết đúng phương thức biểu đạt biểu cảm:
 ( 2đ ) 
+Nội dung các câu đúng yêu cầu của chủ đề 
 (2đ) 
+ Có sử dụng từ trái nghĩa phù hợp ( 2đ)
 Tổng cộng 10 điểm
* HS chấm bài trong 2 phút.
* HS trả bài cho nhau, báo cáo kết quả bằng hình thức giơ tay.
* GV tổng hợp kết quả; Có thể thu các bài điểm cao về chấm lại và lấy vào điểm miệng. Những bài điểm thấp yêu cầu HS về nhà viết lại hoàn chỉnh trong vở bài tập.
A.Lí thuyết:
I. Thế nào là từ trái nghĩa
1. Phân tích ngữ liệu(T.128)
- Các cặp từ trái nghĩa:
+ ngẩng > < cúi ( hướng chuyển động của đầu)
+ trẻ > <già ( tuổi tác)
+ đi > <trở lại ( sự di chuyển)
-> là những từ có nghĩa trái ngược nhau
+ rau già, cau già > <rau non, cau non
->Từ nhiều nghĩa có nhiều cặp từ trái nghĩa 
2. Ghi nhớ 1: SGK trang 128
II. Sử dụng từ trái nghĩa
1. Phân tích ngữ liệu:
* Ngữ liệu 1
- Sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng::
+ Tạo nên từng cặp đối xứng
+ Nhằm gây ấn tượng mạnh ( và nêu bật tình cảm yêu quê hương của nhà thơ).
* Ngữ liệu 2:
* Trong thành ngữ, sử dụng từ trái nghĩa sẽ tạo được những hình tượng tương phản, tạo sự cân đối,làm cho 
lời nói thêm sinh động, gây ấn tượng 
mạnh.
2 Ghi nhớ 2: Trang 128 SGK
*Lưu ý:sử dụng từ trái nghĩa phải phù hợp với ngữ cảnh.
B. Luyện tập
BT1. Các từ trái nghĩa trong các câu ca dao đã cho:
- lành - rách
- giàu - nghèo
- ngắn - dài
- đêm - ngày
- sáng - tối
BT2. Các từ trái nghĩa với các từ đã cho: 
(cá) tươi – ( cá) ươn
(rau) tươi - ( rau) héo
(ăn) yếu - (ăn) khoẻ
(học lực ) yếu- ( học lực) giỏi
(chữ )xấu - (chữ) đẹp
(đất) xấu - (đất ) tốt
BT3. Điền từ trái nghĩa thích hợp 
vào các thành ngữ: 
- Chân cứng đá mềm
- Có đi có lại
- Gần nhà xa ngõ
- Mắt nhắm mắt mở
- Chạy sấp chạy ngửa
- Vô thưởng vô phạt
- Bên trọng bên khinh
- Buổi đực buổi cái
- Bước thấp bước cao
- Chân ướt chân ráo
BT4. Viết đoạn văn:
- Tình cảm quê hương
- Từ trái nghĩa
Đoạn văn mẫu:
 Trong đời mình, ai cũng có một miền quê đê nhớ, một kỷ niệm để thương. Cái nỗi nhớ niềm thương ấy nhiều khi chỉ là những vật nhỏ nhoi, giản dị nơi quê hương yêu dấu. Với tôi, cái để nhớ để thương trong suôt thời gian xa quê ấy chính là gốc đa già sum suê tỏa bóng, trùm kín sân đình mát rượi. Là giếng nước làng ngọt lành trong vắt, rôn rã tiếng cười trong những đêm trăng. Dù có đi đâu, về đâu thì tôi vẵn thấy không có nơi đâu đẹp bằng quê hương mình.
 4. Củng cố: 
* GV trình chiếu side 10 bài tập củng cố:
- Hiệu ứng 1: Bài tập Hãy tìm các cặp từ trái nghĩa trong đoạn thơ sau và nêu ý nghĩa của việc sử dụng các cặp từ trái nghĩa trong đoạn thơ?
 Thiếu tất cả, ta rất giàu vũ khí,
 Sống, chẳng cúi đầu; chết, vẫn ung dung.
 Giặc muốn ta nô lệ, ta lại hóa anh hùng,
 Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo.
- Hiệu ứng 2: Các cặp từ trái nghĩa.
 GV hệ thống lại bài giảng, nhấn mạnh những nội dung cơ bản về từ trái nghĩa.
5. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị bài sau:
* Trình chiếu side11
* HD học ở nhà:
- Hoàn chỉnh các bài tập, thuộc ghi nhớ;
-Tìm các cặp từ trái nghĩa được sử dụng để tạo hiệu quả diễn đạt trong một số văn bản đã học.
*Chuẩn bị bài sau:
 - Chuẩn bị kĩ bài luyện nói phần Chuẩn bị ở nhà; Tập nói ở nhà nhiều lần trước khi đến lớp.
E.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTu trai nghia(1).doc