Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 43: Từ đồng âm

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 43: Từ đồng âm

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

 - Khái niệm từ đồng âm.

 - Việc sử dụng từ đồng âm.

 2. Kĩ năng

 - Nhận biết từ đồng âm trong văn bản : phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.

 - Đặt câu phân biệt từ đồng âm.

 - Nhận biết hiện tượng chơi chữ bằng từ đồng âm.

 3. Thái độ

 - Giáo dục kĩ năng sống: cẩn trọng, tránh gây nhầm lẫn hoặc khó hiểu do hiện tượng đồng âm.

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1656Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 43: Từ đồng âm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỪ ĐỒNG ÂM
Tiết:43 
Ngày dạy : 26/10/ 2011	
I. MỤC TIÊU
Kiến thức 
 - Khái niệm từ đồng âm.
 - Việc sử dụng từ đồng âm..
 2. Kĩ năng
 - Nhận biết từ đồng âm trong văn bản : phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.
 - Đặt câu phân biệt từ đồng âm.
 - Nhận biết hiện tượng chơi chữ bằng từ đồng âm.
 3. Thái độ
 - Giáo dục kĩ năng sống: cẩn trọng, tránh gây nhầm lẫn hoặc khĩ hiểu do hiện tượng đồng âm.
II. CHUẨN BỊ 
Giáo viên : Bảng phụ, giáo án
Học sinh : Bài soạn, sách vở .
III. PHƯƠNG PHÁP 
Phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu, hợp tác nhóm, quy nạp, nêu vấn đề.
IV. TIẾN TRÌNH 
1. Ổn định tổ chức :
 2. Kiểm tra bài cũ : 
- Thế nào là từ trái nghĩa? Cho VD (5đ)
 - Tìm từ trái nghĩa với từ lành trong “áo lành”, “tính lành” (3đ)
 - Soạn bài +1đ, đủ BT +1đ.
Nhận xét, đánh giá.
- Từ trái nghĩa là những từ cĩ nghĩa trái ngược nhau. ( 2.5đ )
 VD: Sống – chết. (2.5đ )
áo lành >< áo rách. ( 1.5đ)
tính lành >< tính ác. ( 1.5đ)
 3. Giảng bài mới :
Giới thiệu bài :
 Khi nĩi và viết cĩ những trường hợp phát âm khác nhau nhưng lại cĩ nét nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Trái lại cĩ những từ phát âm giống nhau, nghĩa lại hồn tồn khác xa nhau, ta sẽ gọi là từ đồng âm. Vậy thế nào là từ đồng âm? Cách sử dụng thế nào cho chính xác chúng ta cùng tìm hiểu qua tiết học này.
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung bài dạy
* Hoạt động 1: Hình thành khái niệm từ đồng âm
 Học sinh đọc các ví dụ chú ý các từ in đậm “ lồng”.
 Hợp tác nhĩm 3 phút
 ¬ Giải thích nghĩa của các từ “ lồng” sau:
 - Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên.
 - Mua được con chim bạn tôi nhốt ngay nó vào lồng
 Ø lồng (1): nhảy dựng lên
 lồng (2): đồ vật bằng tre, nứa, sắt dùng để nhốt chi, gà, vịt
 ¬ Em có nhận xét gì về cách phát âm và nghĩa của từ “ lồng”?
 Ø Phát âm giống nhau
 Nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau 
 Hai từ trên là hai từ đồng âm
 ¬ Thế nào là từ đồng âm?
 * Lưu ý: Giáo viên phân tích cho học sinh rõ từ đồng âm và từ gần nghĩa.
 - Chạy cự li 100m.
 - Đồng hồ chạy.
 - Chạy ăn, chạy tiền.
 - Cái bàn này chân gãy rồi.
 - Các vận động viên đã tập trung ở chân núi.
 ¬ Từ chạy và từ chân có phải là từ đồng âm không?
Ø không, mà là từ nhiều nghĩa.
 + Từ chạy có nét chung là sự chuyển dời.
 + Từ chân có nét chung là chỉ bộ phận dưới cùng.
 ¬ Nêu sự khác nhau giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa? 
 Ø Giáo viên:
 -Từ nhiều nghĩa: là từ mà các nghĩa của nó có mối liên kết ngữ nghĩa nhất định.
 -Từ đồng âm: Có âm thanh giống nhau nhưng nghĩa khác nhau
 Học sinh đọc ghi nhớ
 Bài tập nhanh.
 ¬ Giải nghĩa từ: 
 -Thức đến sáng (1).
 -Những đôi mắt sáng (2).
 Ø (Sáng1 chỉ tính chất, sáng 2 chỉ thời gian).
* Hoạt động 2: Sử dụng từ đồng âm
 Học sinh đọc mục:1,2,3
 Hợp tác nhĩm 4 phút
 ¬ Nhờ đâu mà em phân biệt được nghĩa của các từ đồng âm “ lồng” trong hai câu trong hai câu trên?
 Ø Nhờ vào ngữ cảnh.
 ¬ Trong câu “ Đem cá về kho”, từ “ kho” có mấy nghĩa? Em hãy thêm một vài từ để trở thành đơn nghĩa. 
 Ø Có hai nghĩa 
Kho tức là cách chế biến thức ăn 
Kho là cái kho để chứa cá
Thêm một số từ để câu trở thành đơn nghĩa:
 Đưa cá về mà kho.
 Đưa cá về để nhập kho
 ¬ Để tránh hiểu nhằm do đồng âm gây ra cần phải chú ý điều gì khi giao tiếp?
 Ø Phải đặt từ đồng âm trong những những ngữ cảnh cụ thể như câu văn, đoạn văn, tình huống giao tiếp.
 ¬ Trong giao tiếp ta cần lưu ý điều gì khi sử dụng từ đồng âm? 
 Học sinh đọc ghi nhớ 2 :SGK
* Hoạt động 3: Luyện tập 
 Gọi học sinh đọc bài tập 1.
 Đọc đoạn dịch thơ bài “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”
 Từ “Tháng támấm ức” 
 Tìm từ đồng âm với mỗi từ sau đây:thu, cao, ba, tranh, sang, nam, sức, nhà, tuốt, môi.
Gọi học sinh nêu miệng. 
Học sinh khác nhận xét. 
Giáo viên nhận xét, chốt ý. 
 Học sinh đọc bài tập 2
 Nêu yêu cầu bài tập 
 Hợp tác nhóm 3 phút
 Các nhóm trình bày – nhận xét 
 Giáo viên nhận xét, chốt ý
 Học sinh đọc bài tập 3. 
 Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm sau ( ở mỗi câu sau phải có 2 từ đồng âm).
 Học sinh thực hiện trên bảng
 Học sinh đọc bài tập 4 . 
 Học sinh xác định yêu cầu bài tập.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập.
I. Thế nào là từ đồng âm?
 - Từ đồng âm
 + Lồng (1): Chỉ hoạt động.
 + Lồng ( 2): Chỉ đồ vật.
 - Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
 * Ghi nhớ 1: SGK/ 136
II. Sử dụng từ đồng âm 
 - Phải đặt các từ đồng âm vào câu, trong mối quan hệ với các từ khác xung quanh nó. 
 - Chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh cụ thể 
 *Ghi nhớ 2: SGK/ 136.
III. Luyện tập:
 1. Tìm từ đồng âm:
 - Thu 1: mùa thu , thu 2 : thu tiền.
 - Cao 1 : cao thấp, cao 2 : cao hổ cốt.
 - Ba 1 : số ba, ba 2 : ba má.
 - Tranh 1 : cỏ tranh, tranh 2 : tranh lụa.
 -Sang 1: sang trọng, sang 2: sang đò.
 2. Các nghĩa khác nhau của danh từ.
a. Cổ người , cổ tay, cổ chai
 Cổ : chỉ bộ phận nối liền giữa thân với đầu hoặc bàn tay với cẳng chân, cẳng tay.
b. Cổ vật,cổ đơng ,cổ ( cơ ấy)
 3. Đặt câu với cặp từ đồng âm
 - Nam và Lan ngồi vào bàn, bàn bạc mãi mới đưa ra quyết định.
 - Năm nay, năm đứa chúng tôi đều đạt loại giỏi.
 4.
 - Anh chàng trong câu chuyện đã sử dụng biện pháp dùng từ đồng âm để không trả lại cái vạc cho người hàng xóm (vạc đồn).
 - Nếu là viên quan xử kiện em đặt lại hoàn cảnh giao tiếp ban đầu của anh chàng và người hàng xóm mượn vạc để làm gì?
4. Củng cố và luyện tập
 - Nhắc lại thế nào là từ đồng âm và cách sử dụng từ đồng âm.
 + Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
 + Phải đặt các từ đồng âm vào câu, trong mối quan hệ với các từ khác xung quanh nó. 
 - Tìm các từ đồng âm trong các câu sau:
a. Hơm nay đường đơng người quá!
 Nước đơng chưa hả Lan?
b. Mẹ tơi vẫn nấu chè xanh để uống.
 Chè bưởi là mĩn khối khẩu của tơi. 
 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
 - Học thuộc ghi nhớ.
 - Xem lại BT đã giải.
 - Làm BT 2,3 (tt) SGK/136
 - Tìm một bài ca dao ( hoặc thơ, tục ngữ, câu đối ) trong đĩ cĩ sử dụng từ đồng âm để chơi chữ và nêu giá trị mà các từ đồng âm đĩ mang lại cho văn bản.
 - Chuẩn bị: Ôn tập các bài Tiếng Việt từ đầu năm đến nay
 Kiểm tra Tiếng Việt 	
V. RÚT KINH NGHIỆM :
Nội dung 	
Phương pháp 	
Tổ chức	

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 43 Tu dong am.doc