1.Kiến thức
Giúp học sinh:
-Hiểu khái niệm từ đồng âm
-Phân biệt được từ đồng âm với từ nhiều nghĩa.
-Biết cách xác định nghĩa của từ đồng âm.
2. Kĩ năng
Rèn kĩ năng sử dụng từ đồng âm phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp.
3.Thái độ
Giáo dục ý thức sử dụng từ đồng âm có hiệu quả cho học sinh
Ngữ văn 7 Tiết 43 : TỪ ĐỒNG ÂM A.Mục tiêu cần đạt 1.Kiến thức Giúp học sinh: -Hiểu khái niệm từ đồng âm -Phân biệt được từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. -Biết cách xác định nghĩa của từ đồng âm. 2. Kĩ năng Rèn kĩ năng sử dụng từ đồng âm phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp. 3.Thái độ Giáo dục ý thức sử dụng từ đồng âm có hiệu quả cho học sinh. B.Phương tiện dạy-học 1.Giáo viên -Giáo án,SGK -Máy chiếu -Bảng phụ 2. Học sinh Soạn bài, SGK C.Tiến trình dạy-học 1. Ổn định tổ chức (1p) 2. Kiểm tra bài cũ (3 p) ?Em hãy nối cột A với cột B để được các thành ngữ có chứa các cặp từ trái nghĩa,Chỉ ra các cặp từ trái nghĩa đó. A B 1,trên kính a,xuống ghềnh 2,bên lở b, đỏ lòng 3.mắt nhắm c,bên bồi 4,xanh vỏ d,dưới nhường 5,lên thác e,mắt mở => trên><xuống -GV nhận xét, cho điểm hs. 3. Bài mới. Hoạt động 1.Giới thiệu bài (2p) Em hãy chú ý vào các từ in đậm trong bài ca dao sau: Bà già đi chợ cầu Đông Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng Thầy bói xem quẻ nói rằng Lợi thì có lợi nhưng răng không còn. ?Em hiểu nghĩa của từ lợi trong bài ca dao trên như thế nào? Hs:Lợi 1:Bộ phận trong khoang miệng gắn liền với răng. Lợi 2:Tính chất trái với hại (lợi ích) =>Từ lợi trong bài được gọi là từ đồng âm.Vậy từ đồng âm là từ như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay : Tiết 43 : Từ đồng âm Hoạt động 2.Tìm hiểu khái niệm từ đồng âm. Hoạt đông của GV và HS Nội dung bài học Gọi học sinh đọc ví dụ I SGK/135 ?Em hãy chỉ ra những tiếng có phát âm giống nhau trong 2 ví dụ trên? Hs: lồng ?Từ lồng trong những VD trên có nghĩa như thế nào? ?Nghĩa của từ “lồng” trong 2VD trên có liên quan gì với nhau không? Hs: Không GV nhấn mạnh:Hai từ lồng trong 2 VD trên có cách phát âm giống nhau, nhưng nghĩa khác xa nhau không liên quan đến nhau. Đó là hai từ đồng âm ?Vậy, em hiểu thế nào là từ đồng âm? Hs trả lời theo ghi nhớ 1SGK/135 GV gọi hs đọc ghi nhớ 1SGK GV đưa ra ví dụ1 Ruồi đậu mâm xôi đậu Kiến bò đĩa thịt bò. ?Em hãy tìm từ đồng âm trong ví dụ trên và chỉ ra nghĩa của các từ đồng âm đó? ?Em hãy đặt câu có sử dụng từ đồng âm và chỉ ra nghĩa của các từ đồng âm đó. Hs:-Những đôi mắt sáng thức đến sáng. -Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong. GV nhận xét câu hs vừa đặt. GV kết luận: Qua những VD trên chúng ta đã hiểu rõ hơn về từ đồng âm là những từ có cách phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. GV đưa ra VD2 để hs phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa 1.Lan có đôi chân thật đẹp. 2.Cái bàn này chân đã gãy. 3.Dưới chân núi, vài chú tiều đang đốn củi. 4.Bác Chân sóng rất chân thật. ?Hãy chỉ ra nghĩa của từ “chân” trong bốn ngữ cảnh trên và cho biêt chúng có phải là từ đồng âm không? GV nhấn mạnh Cùng một phát âm là “chân” nhưng trong trường hợp 1,2,3 “chân” là từ nhiều nghĩa, trong trường hợp 4 “chân” là từ đồng âm. GV đưa ra bài tập nhanh:Cho từ “cổ” a, Hãy tìm các nghĩa khác nhau của danh từ “cổ” và giải thích mối liên quan giữa các nghĩa đó. b, Tìm từ đồng âm với danh từ “cổ”? HS: =>Thảo luận nhóm(2p) ?Vậy, từ 2VD trên, em thấy từ đồng âm vag từ nhiều nghĩa có gì giống và khác nhau? HS: Ghi kết quả thảo luận ra bảng phụ GV: Nhận xét 2 nhóm, gọi các nhóm còn lại bổ sung. GV chốt kiến thức GV nhấn mạnh:Vậy cơ sở để phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa đó là: Dựa vào nghĩa của từ trong từng trường hợp cụ thể. *Chuyển ý: Vậy làm thế nào để có thể xác định được nghĩa của các từ đồng âm, chúng ta cùng tìm hiểu trong phân tiếp theo. I.Thế nào là từ đồng âm? 1, Ví dụ A, Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên. B, Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng. A,lồng: Chỉ hoạt động nhảy dựng lên(động từ) B,lồng : Một đồ vật dùng để nhốt chim(danh từ) 2.Ghi nhớ1(SGK trang 135) đậu 1:hoạt động của con ruồi(ĐT) đậu 2:tên một loai hạt dùng làm thức ăn(DT) bò 1:hoạt động của con kiến(ĐT) bò 2:tên một loai thực phẩm(thịt bò-DT) Nghĩa của từ “chân” Chân 1:Bộ phân dưới cùng của cơ thể người dùng để đi, đứng. Chân 2:Bộ phận dướ cùng của một số đồ dùng, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác. Chân 3:Phần dưới cùng của một số vật tiếp giáp và bám chặt với mặt nền. =>Nét nghĩa chung:Bộ phận dưới cùng.=> “Chân” là từ nhiều nghĩa. Chân 4:-Bác Chân: Tên riêng của một người -Chân thật:Một đức tính của con người => “Chân” là từ đồng âm. Các nghĩa khác nhau của từ “cổ” -Bộ phận nối đầu với thân(cổ gà, cổ vịt...) -Bộ phận eo thắt lại ở gần đầu của một số đồ vật(cổ bình, cổ chai..) -Bộ phận nối bàn tay với cẳng tay (cổ tay) *Từ đồng âm với từ “cổ”: thời cổ, cổ phần... *Lưu ý: Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa: -Giống nhau: Đều có phát âm giống nhau. -Khác nhau: +Từ đồng âm:Nghĩa không liên quan gì với nhau, khác xa nhau. +Từ nhiều nghĩa:Nghĩa có liên quan đến nhau. Hoạt động 3.Sử dụng từ đồng âm Gọi hs đọc mục 1 SGK II ?Nhờ đâu mà em phân biệt được nghĩa của các từ “lồng” trong hai câu trên? Hs: ?Nếu bỏ đi các từ ngữ khác trong 2 câu trên thì em có xác định được nghĩa của 2 từ “lồng” không? Hs:Không GV nhấn mạnh:Chúng ta phải căn cứ vào văn cảnh(chính là các từ ngữ trong câu văn) để xác định nghĩa của các từ “lồng” Gọi hs đọc VD2 mục II ?Nếu tách khỏi ngữ cảnh giao tiếp thì có thể hiểu câu văn này theo mấy nghĩa? Hs:- Đem cá về kho với tương. -Đem cá về cất vào kho. GV:Như vậy từ “kho” được hiểu theo nghĩa nước đôi(2 cách hiểu nghĩa) ?Vậy khi người nói muốn yêu cầu người nghe mang cá về để chế biến thì em sẽ thêm những từ ngữ vào câu văn trên như thế nào? HS:- Đem cá về mà kho. -Đem cá về kho tương/mắm/mặn... ?Khi người nói muốn yêu cầu ngươi nghe mang cá về để vào nơi chứa đựng thì em sẽ nói như thế nào? Hs:- Đem cá về nhập kho. -Đem cá về cất vào kho. ? Để tránh những hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra, cần chú ý điều gì khi giao tiếp? HS: Trả lời theo ghi nhớ 2 SGK/136 GV nhấn mạnh: Cơ sở đế hiểu đúng nghĩa của từ đồng âm chính là ngữ cảnh và tình huống giao tiếp. GV gọi hs đọc ghi nhớ 2 SGK GV cho hs chơi trò chơi đuổi hình bắt chữ để củng cố. GV kể câu chuyện vui: Xưa có một ông lý đã có vợ. Ông lấy thêm bà vợ thứ hai(bà vợ hai này trẻ đẹp nên muốn được trở thành vợ cả, khiến bà vợ kia rất tức giận.Hai bà thường xuyên cãi vã, ghen ghét nhau. Biết vậy, ông lý gọi cả hai bà vợ đến và bảo:”Vợ cả, vợ hai, cả hai đều là vợ cả.”Từ đó hai bà vợ sống rất vui vẻ với nhau. ?Câu nói của ông lý có gì đặc biệt mà giải được nỗi bất hoà giữa hai bà vợ? Hs:Sử dụng từ đồng âm “cả”:-1,3:lớn(số từ) 2:bao hàm(tổng lượng-Lượng từ) ?Việc sử dụng từ đồng âm trong trường hợp của ông lý có tác dụng gì? HS: GV chốt:Vậy việc sử dụng từ đồng âm còn có tác dụng tu từ nghệ thuật(gây bất ngờ)VD như trong bài ca dao “Bà già đi chợ cầu Đông” ở phần giới thiệu bài:Từ “lợi” được sử dụng tạo sắc thái mỉa mai trong câu trả lời của thầy bói về bà già mà còn muốn lấy chồng hám lợi.Chúng ta sẽ gặp lại VD này ở bài “Chơi chữ”. II.Sử dụng từ đồng âm. 1.Ví dụ 1 a, Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên. b,Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng. =>Căn cứ vào văn cảnh 2.Ví dụ 2 Đem cá về kho. +Kho: Một cách chế biến thức ăn(ĐT). +Kho: Nơi chứa đựng(DT). 3.Ghi nhớ 2(SGK/136) *Lưu ý:Trong văn chương người ta còn sử dụng từ đồng âm với mục đích tu từ(gây bất ngờ, hài hước, dí dỏm, hoặc tạo sắc thái mỉa mai..) Hoạt động 3.Luyện tập Yêu cầu hs đọc nội dung bài tập trong SGK GV chiếu phần tóm tắt bài tập lên bảng Trên lớp y/c hs làm 4 từ:ba, tranh,sang,nam. Các từ còn lại hs về nhà làm theo mẫu. GV y/c hs đọc yêu cầu bài tập đã chiếu lên bảng Hướng dẫn hs:Đặt 1 câu có chứa hai từ đồng âm. Tổ chức cho hs sắm vai: -GV chiếu nội dung câu chuyên trong BT lên bảng và yêu cầu hs nhìn lên bảng đọc -Chiếu nội dung câu hỏi thảo luận(?Anh hàng xóm đã sử dụng biện pháp gì để không trả lại cái vạc?Nếu em là viên quan xử kiện thì em sẽ làm như thế nào để phân rõ phải trái?) -Y/c các nhom hs thảo luận và sắm vai -Gọi 1 nhóm lên thể hiện -Gọi nhóm hs khác nhận xét ?Nhóm em đã làm thế nào để phân rõ phải trái trong câu chuyện trên? Hs vừa đóng vai trả lời. -GV chốt và chiếu lên bảng đáp án của bài -Cho điểm nhóm III.Luyện tập. 1.Bài tập 1. Ba 1:Số ba Ba 2:Con ba ba -Tranh 1:Mái tranh Tranh 2:Tranh giành -Sang 1:Sang sông Sang 2:Giàu sang -Nam 1:Phía nam Nam 2:Nam nữ 2.Bài tập 2. Đã làm ở phân VD mục I 3.Bài tập 3. a,Họ ngồi vào bàn để bàn công việc. b,Mấy chú sâu nôn núp sâu trong đất. c,Năm nay em cháu vừa tròn năm tuổi. 4.Bài tập 4.
Tài liệu đính kèm: