Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 44: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 44: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức:

 - Vai trị của yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm.

 - Sự kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm.

 2. Kĩ năng:

 - Nhận ra tác dụng của các yếu tố miêu tả và tự sự trong một văn bản biểu cảm.

 - Sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự trong làm văn biểu cảm.

 3. Thái độ:

 - Giáo dục học sinh tính siêng năng cẩn thận, sng tạo khi lm bi.

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1362Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 44: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ, MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN BIỂU CẢM
Tiết: 44 
Ngày dạy: 27/10/2011
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức: 
 - Vai trị của yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm.
 - Sự kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm.
 2. Kĩ năng:
 - Nhận ra tác dụng của các yếu tố miêu tả và tự sự trong một văn bản biểu cảm.
 - Sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự trong làm văn biểu cảm.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục học sinh tính siêng năng cẩn thận, sáng tạo khi làm bài.
II. CHUẨN BỊ
 Giáo viên: bảng phụ, kiến thức có liên quan, giáo án
 Học sinh: Vở bài tập, sách giáo khoa, bài soạn
III.PHƯƠNG PHÁP
 Phân tích mẫu, rèn luyện theo mẫu, hợp tác nhóm, nêu vấn đề. 
VI. TIẾN TRÌNH
Ổn định tổ chức:
 Kiểm tra sĩ số học sinh.
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 Kiểm tra tập bài soạn của học sinh
 3. Bài mới: 
 - Giới thiệu bài:
 Yếu tố tự sự có tác dụng rất lớn, nhất là khi kể các hành động cao cả. nghĩa khí vị tha hoặc các hành vi thiếu đạo đức. Tuy nhiên, yếu tố tự sự trong truyện và trong văn biểu cảm không giống nhau. Trong truyện, yếu tố tự sự làm cho tình tiết gay cấn, hấp dẫn gây chờ đợi; còn trong văn biểu cảm, cái quan trọng là ý nghĩa sâu xa của sự việc buộc người ta nhớ lâu và suy nghĩ, cảm xúc về nó. Yếu tố miêu tả có tác dụng gợi sức cảm thụ và tưởng tượng. Miêu tả chân thật có sức gợi cảm lớn. Chính vì thế mà trong văn biểu cảm rất cần yếu tố tự sự và miêu tả. 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài dạy
 * Hoạt động1: Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm
 Học sinh đọc mục 1 SGK
 Học sinh đọc bài thơ “ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”
 Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi tìm hiểu bài thơ.(bốn phần ứng với bốn đoạn).
 Hợp tác nhóm 4 phút 
 ¬ Hãy chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả có trong từng đoạn và nói rõ ý nghĩa của chúng?
 Ø Đoạn 1: 
 + Yếu tố tự sự, miêu tả
 - Tự sự (hai dòng đầu).
 Tháng tám, thu cao gió thét già.
 Cuộn mất ba lớp tranh nhà ta.
 - Miêu tả ( ba dòng sau)
 Tranh bay sang sông rải khắp bờ, 
 Mảnh cao treo tót ngọn rừng xa, 
 Mảnh thấp quay lộn vào mương sa. 
 + ý nghĩa của các yếu tố tự sự, miêu tả: Dựng lại bức tranh cảnh nhà Đỗ Phủ bị gió thu phá để làm nền cho tâm trạng.
 Đoạn 2:
 + Tự sự
 Trẻ con thôn nam khinh ta già không sức, 
 Nỡ nhè trước mặt xô cướp giật, 
 Cắp tranh đi tuốt vào luỹ tre 
 + Biểu cảm 
 Môi khô miệng cháy gào chẳng được, 
 Quay về, chống gậy lòng ấm ức !
 + Ý nghĩa của yếu tự sự: Kể chuyện giải thích cho tâm trạng bất lực, lòng uất ức.
 Đoạn 3:
 + Tự sự. miêu tả: sáu câu đầu
 + Biểu cảm: hai câu cuối 
 + Ý nghĩa: Đặc tả tâm trạng điển hình ít ngủ, cam phận. 
 Đoạn 4:
 + Biểu cảm trực tiếp tình cảm cao thượng, vị tha, vươn lên sáng ngời. 
 ¬ Như vậy để biểu lộ được hoàn cảnh của mình, tác giả dùng phương thức biểu đạt nào ?
 Ø Phương thức tự sự, miêu tả, biểu cảm
 ¬ Yếu tố tự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ có tác dụng gì? 
 ØTừ kể, miêu tả nhà thơ bộc bạch nổi niềm của mình, nổi thống khổ khi nhà tranh bị gió thu phá
 ¬ Các yếu tố tự sự có vai trò như thế nào trong việc bộc lộ cảm xúc ? 
 Ø Là phương tiện để tác giả bộc lộ cảm xúc. 
 ¬ Phương thức tự sự, miêu tả có tác dụng gì trong việc thể hiện cảm xúc suy nghĩ đối với đời sống xung quanh ? 
 Gọi học sinh đọc điểm ghi nhớ 1. 
 Học sinh đọc đoạn văn mục 2 SGK 
 ¬ Chỉ ra yếu tố miêu tả, tự sự trong đoạn văn? 
 Ø + Tự sự: “ Đêm nào đi xa lắm ”
 + Miêu tả: “ Những ngón chân lấm tấm”
 ¬ Cảm nghĩ của tác giả thể hiện qua chi tiết nào?
 Ø “ Bố ơi .......đã thành bệnh”
 ¬ Đoạn văn trên bộc lộ tình cảm cảm xúc gì? của ai đối với ai ?
 Ø Nỗi đau đớn của người con khi nhìn thấy đôi chân của người bố đã bị đau.
 ¬ Như vậy yếu tố tự sự, miêu tả trong đoạn văn trên có tác dụng gì ? 
 Ø Làm nền tảng cho cảm xúc ở cuối bài 
 ¬ Đoạn văn trên miêu tả, tự sự trong niềm hồi tưởng. Hãy cho biết tình cảm đã chi phối tự sự, miêu tả như thế nào ?
 Ø Tự sự, miêu tả trong hồi tưởng không phải miêu tả trực tiếp. 
¬ Cách miêu tả, tự sự đó có tác dụng gì ? 
¬ Các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn biểu cảm được sử dụng như thế nào? 
 Gọi học sinh đọc điểm 2 ghi nhớ. 
 Học sinh đọc ghi nhớ. 
 * Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh luyện tập.
 Học sinh đọc bài tập 1 
 Nêu yêu cầu bài tập 
 Hợp tác nhóm 8 phút 
 Đại diện nhóm trình bày – nhận xét
 Giáo viên nhận xét
 Đoạn văn mẫu: 
 Mùa thu, một cơn gió lốc dữ dội đã cuốn mất ba lớp tranh trên mái nhà của Đỗ Phủ. Gió thổi chúng tận bên kia bờ sông. Bọn trẻ trong xóm ngang ngược tranh nhau cướp tranh ngay trước mắt ông lão, nhà thơ tuổi cao, sức yếu này. Ôâng kiệt sức đành chịu mất của quay về chống gậy than thở. 
 Học sinh đọc bài tập 2 .
 Học sinh đọc văn bản “ Kẹo mầm” 
 ¬ Hãy chỉ ra yếu tố biểu đạt trong đoạn văn ? Trên cơ sở văn bản (SGK/138, 139) viết lại thành một bài văn.
 I. Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm:
 1. Tìm hiểu văn bản: Bài ca nhà tranh bị giĩ thu phá.
 - Từ kể, miêu tả nhà thơ bộc bạch nỗi niềm của mình, nỗi thống khổ khi nhà tranh bị giĩ thu phá.
 - Là phương tiện để tác giả bộc lộ cảm xúc. 
 - Gợi ra đối tượng biểu cảm và gởi gắm cảm xúc. 
 2. Đoạn văn sách giáo khoa 
 - Nhằm khêu gợi cảm xúc cho người đọc, không nhằm mục đích kể chuyện miêu tả đầy đủ sự việc.
 - Các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn biểu cảm được sử dụng kết hợp ở những mức độ khác nhau. 
 * Ghi nhớ: SGK/138.
II. Luyện tập:
 1. Học sinh kể chuyện bằng văn xuôi.
 2. Kết hợp tự sự, miêu tả để biểu cảm.
 - Tự sự: chuyện đổi tóc rồi lấy kẹo mầm ngày trước.
 - Miêu tả: cảnh chải tóc của người mẹ ngày xưa , hình ảnh người mẹ.
 - Biểu cảm: lòng nhớ mẹ khôn xiết.
4. Củng cố và luyện tập:
 - Tự sự và miêu tả cĩ vai trị gì trong văn biểu cảm?
 Tự sự và miêu tả để khơi gợi về đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc, do cảm xúc chi phối, chứ khơng nhằm mục đích kể, tả đầy đủ sự việc, phong cảnh.
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
 - Học thuộc ghi nhớ SGK/138.
 - Trên cơ sở một văn bản cĩ sử dụng yếu tố tự sự, viết lại thành bài văn biểu cảm.
 - Đọc các đoạn văn trong bài.
 - Chuẩn bị bài: Trả bài Tập làm văm số 2
VI. RÚT KINH NGHIỆM
Nội dung 	
Phương pháp 	
Tổ chức	

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 44 Các yeu to ru su, mieu ta trong van ban bieu cam.doc