Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 46: Kiểm tra tiếng Việt (Tiết 1)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 46: Kiểm tra tiếng Việt (Tiết 1)

 1. Kiến thức:

 Kiểm tra lại các kiến thức đã học về các từ loại: Từ ghép, từ Hán Việt, từ đồng nghĩa, từ đồng âm

 2. Kĩ năng:

 Rèn kỹ năng thực hành những kiến thức đã học.

 3. Thái độ:

 Giáo dục cho học sinh tính tự giác khi làm bài.

II. CHUẨN BỊ

 Giáo viên : Đề bài. Ma trận đề kiểm tra, đáp án, biểu điểm.

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 945Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 46: Kiểm tra tiếng Việt (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
Tiết: 46 
Ngày dạy: 01/11/2011
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức:
 Kiểm tra lại các kiến thức đã học về các từ loại: Từ ghép, từ Hán Việt, từ đồng nghĩa, từ đồng âm
 2. Kĩ năng:
 Rèn kỹ năng thực hành những kiến thức đã học.
 3. Thái độ:
 Giáo dục cho học sinh tính tự giác khi làm bài.
II. CHUẨN BỊ
 Giáo viên : Đề bài. Ma trận đề kiểm tra, đáp án, biểu điểm. 
 Học sinh : Giấy, bút, ôn bài.
III.PHƯƠNG PHÁP
 - Phương pháp thực hành sáng tạo
 - Ma trận đề kiểm tra
Tên chủ đề 
( nội dung, chương,.. )
Nhận biết 
Thông hiểu 
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
- Từ ghép
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
- Từ đồng nghĩa
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
- Từ đồng âm
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Từ trái nghĩa 
- Nêu các loại từ ghép. Cho ví dụ.
Số câu: 2
Số điểm: 1
- Nêu định nghĩa từ đồng nghĩa
Số câu: 1
Số điểm: 0.5
- Xác định từ đồng âm
Số câu: 1
Số điểm: 0.5
- Tìm từ thuần Việt đồng nghĩa với từ Hán Việt.
Số câu: 1
Số điểm: 1
- Giải thích nghĩa của từ đồng âm
- Hiểu tác dụng của việc sử dụng từ đồng âm trong văn bản.
Số câu: 2
Số điểm: 2
- Đặt câu cĩ sử dụng cặp từ đồng âm 
Số câu: 1
Số điểm: 1
- Viết đoạn văn biểu cảm về quê hương cĩ dùng từ trái nghĩa.
Số câu: 1
Số điểm: 3.5
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ: 10 %
Số câu: 2
Số điểm: 1.5
Tỉ lệ: 15 %
Số câu: 4
Số điểm: 3.5
Tỉ lệ: 35 %
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ % 
Số câu: 4
Số điểm: 2
20 %
Số câu: 3
Số điểm: 3
30 %
Số câu: 2
Số điểm: 5
 50 %
Số câu: 10
Số điểm:10
 100 % 
IV. TIẾN TRÌNH
Ổn định lớp : 
Kiểm tra sỉ số học sinh. 
 2. Kiểm tra bài cũ :
 Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
 3. Bài mới :
 Giáo viên treo bảng phụ có ghi câu hỏi kiểm tra:
Đề bài: 
 Câu 1: (1đ)
 Từ ghép có mấy loại? Kể ra. Cho ví dụ mỗi loại?
 Câu 2: (1.5 đ )
 a. Thế nào là từ đồng nghĩa?
 b. Tìm từ thuần Việt có nghĩa tương đương với từ Hán Việt sau đây : quốc kỳ, giang sơn, thiên địa, thiên thư, hải cẩu, phi trường.
Câu 3: ( 3.5đ )
 a. Tìm từ đồng âm và giải thích nghĩa của từ đồng âm đó trong bài ca dao sau: 
 Bà già đi chợ Cầu Đông, 
 Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng? 
 Thầy bói gieo quẻ nói rằng: 
 Lợi thì có lợi nhưng răng không còn. 
 b. Việc sử dụng từ đồng âm trong bài ca dao trên có tác dụng gì?
 c. Đặt câu với cặp từ đồng âm sau:
 Bàn ( danh từ ) – bàn ( động từ )
 Sâu ( danh từ ) – sâu ( tính tư )
Câu 4: (3.5đ)
 Viết một đoạn văn biểu cảm về quê hương trong đó có sử dụng từ trái nghĩa.
( gạch chân các từ trái nghĩa đó, viết đoạn văn khoảng 10 dòng).
HƯỚNG DẪN CHẤM
 Câu 1: ( 1đ )
 Từ ghép có 2 loại:
 - Từ ghép chính phụ: bút chì, thước kẽ.	( 0.5đ )
 - Từ ghép đẳng lập: sách vở, quần áo ( 0.5 đ )
 Câu 2: ( 1.5đ )
 a. Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
( 0.5 đ )
 b. Từ thuần Việt có nghịa tương đương với từ Hán Việt: ( 1 đ )
quốc kỳ - cờ nước ( 0.2 đ )
giang sơn - sông núi ( 0.2 đ )
thiên địa - trời đất ( 0.2 đ )
 thiên thư - sách trời ( 0.2 đ )
hải cẩu - chó biển ( 0.2 đ )
 phi trường. - sân bay ( 0.2 đ )
 Câu 3: ( 3.5đ) 
 a. Từ đồng âm: lợi ( 0.5đ )
 Giải thích nghĩa: lợi ( 1 ) : lợi ích ( 0.5đ )
 lợi ( 2, 3 ) : phần thịt bao bộc chân răng ( nướu răng ) 
( 0.5đ ) 
 b. Tác dụng: 
 - Tạo phép chơi chữ. ( 0.25đ )
 - Chế giễu bà lão đã già mà còn tính chuyện chồng con. ( 0.25đ )
 c. Đặt câu đúng:
 - Bàn ( danh từ ) – bàn ( động từ ) ( 0.5đ )
 - Sâu ( danh từ ) – sâu ( tính tư ) ( 0.5đ )
 Câu 4: ( 3.5đ )
 - Viết đoạn văn đúng chủ đề, có nội dung phong phú ( 1.5đ )
 - Có sử dụng từ trái nghĩa, gạch chân ( 1 đ )
 - Hình thức: có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn, dùng từ, đặt câu chính xác, diễn đạt hay. ( 1đ )
 4. Củng cố và luyện tập:
 - Nhắc học sinh xem lại bài trước khi nộp. 
 - Thu bài.
 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
 -Xem lại phần Tiếng Việt 
 - Chuẩn bị: Thành ngữ 
 + Thế nào là thành ngữ 
 + Sử dụng thành ngữ 
 + Xem trước phần luyện tập
V. RÚT KINH NGHIỆM
Nộidung..............................................................................................................................................................................................................................................................................
Phương pháp:.......................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Tổ chức:...............................................................................................................................
..............................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 46 Kiem tra Tieng Viet.doc