Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 48: Thành ngữ

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 48: Thành ngữ

 1/ Bài tập 1:

 Nhận xét về cấu tạo của cụm từ lên thác xuống ghềnh trong câu ca dao sau:

“Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.”

 - Có thể thay một vài từ trong cụm từ này bằng nhưng từ khác được không?

 - Có thể chêm xen một vài từ khác vào cụm từ này được không?

 - Có thể thay đổi vị trí của các từ trong cụm từ này được không?

 Từ nhận xét trên, em rút ra được kết luận gì về đặc điểm cấu tạo của cụm từ “lên thác xuống ghềnh”?

 

ppt 41 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1248Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 48: Thành ngữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS LTK THỊ TRẤNNHiệt liệt CHÀO mừng QUÍ THẦY Cễ về dự giờ ngữ vănlớp 7D!Thiết kế bài giảng:PHẠM THỊ LANTổ ngữ vănThế nào là từ đồng âm? Khi sử dụng từ đồng âm?Em cần chú ý điều gì ?* Đáp án: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa thì khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. Khi sử dụng cần chú ý đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm. Tiết 48: THàNH NGữI. Thế nào là thành ngữ 1/ Bài tập 1: Nhận xét về cấu tạo của cụm từ lên thác xuống ghềnh trong câu ca dao sau:“Nước non lận đận một mìnhThân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.” - Có thể thay một vài từ trong cụm từ này bằng nhưng từ khác được không? - Có thể chêm xen một vài từ khác vào cụm từ này được không? - Có thể thay đổi vị trí của các từ trong cụm từ này được không? Từ nhận xét trên, em rút ra được kết luận gì về đặc điểm cấu tạo của cụm từ “lên thác xuống ghềnh”?Cụm từ “lên thác xuống ghềnh” có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.Bài tập 2:- Cụm từ “Lên thác xuống ghềnh” có nghĩa là gì? Chỉ những khó khăn, trắc trở.- Dựa vào cơ sở nào để nói “Lên thác xuống ghềnh” chỉ ý nghĩa đó?Bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên, thông qua phép chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ.- Cụm từ “Nhanh như chớp” có nghĩa là gì? Chỉ một hành động diễn ra rất nhanh chóng, mau lẹ như tia chớp. Dựa vào cơ sở nào để nói “Nhanh như chớp”chỉ ý nghĩa đó?Bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên, thông qua phép chuyển nghĩa so sánh. Cụm từ “Lên thác xuống ghềnh” và “Nhanh như chớp” là hai thành ngữ. Vậy em hiểu thế nào là thành ngữ?2/ Ghi nhớ1:Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánhBài 1: Tìm những biến thể của các thành ngữ sau:1/ Đứng núi này trông núi nọ. - Đứng núi nọ trông núi kia. - Đứng núi này trông núi khác.2/ Bảy nổi ba chìm. - Ba chìm bảy nổi. - Năm chìm bảy nổi.Chú ý: Tuy thành ngữ có cấu tạo cố định nhưng một số ít thành ngữ vẫn có thể có biến đổi nhất định.Bài tập nhanhAi nhanh hơn?Bài2: Tìm các thành ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống (mẹ nói với nó) và nhận xét nghĩa của nó? Nước đổ đầu vịtMẹ nói với nó như: Nói với đầu gối. Nước đổ lá khoai. Nhóm thành ngữ đồng nghĩa với nhau. Các thành ngữ đồng nghĩa có thể thay thế nhau mà không làm thay đổi ý nghĩa của câu.Tiết48: THàNH NGữ Bài tập 1: Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong các câu sau: Thân em vừa trắng lại vừa tròn// Bảy nổi ba chìm với nước non VN (Hồ Xuân Hương) Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào cho em một cái ngách sang nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang PN cho DT (Tô Hoài) Lá lành đùm lá rách// là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. CN Cách nói một tấc đến giời của nó khiến mọi người rất khó chịu. PN cho ĐT Bài tập 2: Phân tích cái hay của việc sử dụng thành ngữ trong hai câu trên bằng cách so sánh nó với cách sử dụng của các từ đồng nghĩa tương ứng: - Bảy nổi ba chìm - Long đong phiêu dạt Tắt lửa tối đèn - Khó khăn hoạn nạn - Lá lành đùm lá rách - Đùm boc, cưu mang giúp đỡ nhau trong khó khăn hoạn nạn Một tấc đến giời - Huênh hoang, khoác loác Từ các phân tích trên, em rút ra kết luận gì về sử dụng thành ngữ ?2/ Ghi nhớ 2: Thành ngữ có thể làm chủ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ  Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng tính biểu cảm cao. Luyện tậpBài 1: Xác định và giải thích ý nghĩa thành ngữ trong các câu sau? a. Đến ngày lễ Tiên Vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng tới, chẳng thiếu thứ gì. (Bánh chưng, bánh giầy) b. Sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân, nay có người săn sóc đến mình, Thạch Sanh cảm động, vui vẻ nhận lời. (Thạch Sanh) c. Chốc đà mười mấy năm trời Còn ra khi đã da mồi tóc sương (Truyện Kiều) a/ Sơn hào hải vị, nem công chả phượng: Các sản phẩm, món ăn quý hiếm. b/ Tứ cố vô thân: Đơn độc, không họ hàng thân thích, không nơi nương tựa. c/ Da mồi tóc sương: Già. Luyện tậpBài 3:Trò chơi tiếp sứcLuật chơi: Chia lớp làm 3 nhóm Mỗi nhóm cử một đội 5 em tham gia.- Trong vòng 10 giây, thành viên 3 đội chạy tiếp sức viết đáp án vào chỗ trống đúng bảng của đội mình. chú ý: - Mỗi lần có 1 người lên và chỉ được viết hoàn chỉnh 1 câu. - Đội viết được nhiều đáp án đúng và nhanh nhất sẽ là đội thắng.BẮT ĐẦU10987654321HEÁT GIễỉ Luyện tậpChó ngáp phải ruồiNhìn hình đoán thành ngữBài 4 TiềnNém tiền qua cửa sổChuột sa chĩnh gạoTrống đánh xuôi, kèn thổi ngượcLên voi xuống chóMặt dơi tai chuộtTrên đe dưới búaBài 5: Luyện tậpViết đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng thành ngữ một cách hợp lý. IV/ Hướng dẫn học bài: - Học thuộc 2 ghi nhớ trong sách giáo khoa. - Làm bài tập 2 SGK tr.145. - Chuẩn bị tiết: Cách làm bài vă biểu cảm về tác phẩm văn học.TIEÁTHOẽCẹEÁNẹAÂYKEÁTTHUÙC CHUÙC CAÙC EM HOẽC SINH HOẽC GIOÛI Tổ ngữ vănTRƯỜNG THCS LTK THỊ TRẤN

Tài liệu đính kèm:

  • pptThanh ngu LOP 7 - tiet 48 - LAN.ppt