Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 5, 6: Văn bản : Cuộc chia tay của những con búp bê

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 5, 6: Văn bản : Cuộc chia tay của những con búp bê

Thấy được những tình cảm chân thành, sâu nặng của hai anh em trong truyện. Cảm nhận được nỗi đau đớn, xót xa của những người bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh. Biết cảm thông, chia sẻ với những bạn ấy.

- Nhận ra được cách kể chuyện rất chân thành và cảm động của tác giả

- Thấy được tầm quan trọng của bố cục trong văn bản. Có ý thức xây dựng bố cục khi tạo lập văn bản và bước đầu xây dựng được văn bản có bố cục rành mạch, hợp lí.

- Hiểu rõ khái niệm mạch lạc trong văn bản, từ đó biết tạo lập những văn bản có tính mạch lạc.

doc 29 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 2499Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 5, 6: Văn bản : Cuộc chia tay của những con búp bê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngữ văn : Bài 2 
 Kết quả cần đạt 
- Thấy được những tình cảm chân thành, sâu nặng của hai anh em trong truyện. Cảm nhận được nỗi đau đớn, xót xa của những người bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh. Biết cảm thông, chia sẻ với những bạn ấy.
- Nhận ra được cách kể chuyện rất chân thành và cảm động của tác giả 
- Thấy được tầm quan trọng của bố cục trong văn bản. Có ý thức xây dựng bố cục khi tạo lập văn bản và bước đầu xây dựng được văn bản có bố cục rành mạch, hợp lí.
- Hiểu rõ khái niệm mạch lạc trong văn bản, từ đó biết tạo lập những văn bản có tính mạch lạc.
 Ngày soạn : Ngày soạn :
 Tiết 5,6 Văn bản : 
 Cuộc chia tay của những con búp bê 
 A.Phần chuẩn bị :
 I. Mục tiêu bài dạy : giúp hs 
 - Thấy được những tình cảm chân thành, sâu nặng của hai anh em trong truyện. Cảm nhận được nỗi đau đớn, xót xa của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh gđ bất hạnh. Biết cảm thông chia sẻ với những bạn ấy.
 - Thấy được cái hay của truyện là ở cách kể rất chân thành và cảm động.
 II. Chuẩn bị 
 GV : đọc tài liệu sgk,sgv, soạn giáo án.
 HS : Học bài cũ và trả lời các câu hỏi trong sgk.
 B. Phần thể hiện trên lớp 
 * ổn định tổ chức :
 I. Kiểm tra bài cũ :
 Câu hỏi : Em hãy cho biết thái độ của người bố đối với En-ri-cô,vì sao ông có thái độ ấy.
 Đáp án : - Thái độ buồn bã, tức giận, đau đớn cực độ. Vì En-ri-cô có những lời nói thiếu lễ độ với mẹ. Thái độ đó là hợp tình, hợp lí.
 II. Bài mới : Các tiết học trước chúng ta đã thấy được những tình cảm tốt đẹp và thiêng liêng mà các bậc cha mẹ dành cho con cái. Tuy nhiên trong cuộc sống cũng có những nguyên nhân bất khả kháng dẫn đến sự chia lìa của gia đình. Mọi nỗi đau khổ các thành viên trong gia đình đều phải gánh chịu, nhưng đau khổ nhất vẫn là những người con còn thơ ngây. “Cuộc chia tay của những con búp bê” sẽ cho chúng ta thấy được điều đó.
?TB
GV
?TB
?kh 
GV
?kh
?kh
?tb
?kh
?kh
?kh
?tb
?kh
?tb
?kh
?kh
?tb
?kh
?tb
?kh
?tb
?G
?kh,g
?kh
?hs
tln
gv
gv
Nêu hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm ?
- “Cuộc chia tay của những con búp bê” là của Khánh Hoài, đã được trao giải nhì trong cuộc thi thơ- văn viết về quyền trẻ em do Viện Khoa Học giáo dục và Tổ chức cứu trợ trẻ em Rát-Đa-Bác-nen (Thuỵ Điển) tổ chức năm 1992.
Hướng dẫn cách đọc : Lời dẫn chuyện có tính chất khách quan nhưng trong truyện cũng là lời của nhân vật giõng có cảm xúc.
- Lời nhân vật cần bám sát trạng thái cảm xúc, tâm trạng của các nhân vật (giọng người mẹ cay nghiệt, giọng cô giáo và các bạn ngậm ngùi, đau xót, giọng của Thuỷ giận dỗi).
Truyện viết về ai ? về sự việc gì ? ai là nhân vật chính ?
- Truyện viết về hai nhân vật Thành và Thuỷ phải chia tay nhau vì cha mẹ đã li hôn. Nhân vật chính là Thành và Thuỷ.
Hãy tóm tắt ngắn gọn nội dung câu chuyện bằng lời văn của em ?
 -Vì cha mẹ li hôn nên hai anh em Thành và Thuỷ phải chia tay nhau. Buổi sáng hôm ấy người mẹ yêu cầu hai anh em phải chia đồ chơi. Hai anh em miễn cưỡng thực hiện. Thành nhường cho em hết nhưng thuỷ từ chối lại nhường hết cho anh. Khó khăn nhất là việc chia hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ. Rốt cuộc việc chia búp bê không thành. Sau đó Thuỷ đến trường chia tay lớp học. Cô giáo Tâm tặng Thuỷ cuốn sổ cùng chiếc bút máy nắp vàng với lưòi chúc “cố gắng học tập”.Nhưng sau đó cô và các bạn đều hết sức bàng hoàng vì Thuỷ không còn được đi học mà phải đi bán hoa quả ở ngoài chợ. Cuộc chia tay diễn ra đột ngột khi hai anh em đột ngột trở về. Thuỷ chạy vội vào mở hòm đồ chơi ra và để lại con Vệ Sĩ và con Em Nhỏ cho anh. Thuỷ mong muốn búp bê mãi mãi ở bên nhau, không bao giờ xa nhau.
Nhận xét và bổ xung.
Truyện ngắn này có thể chia làm mấy phần ? Nêu nội dung chính của mỗi phần ?
Chia làm 3 phần :
Phần 1 : Từ đầu đến “giấc mơ thôi” : Quan hẹ giữa hai anh em và việc chia đồ chơi vì sắp phải xa nhau.
Phần 2 : Tiếp đến “khuôn đồ đạc lên xe” : Việc chia búp bê và chia tay các bạn học cùng lớp của Thuỷ 
Phần 3 : còn lại : Cuộc chia tay đột ngột cuối cùng. 
Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy ? Việc lực chọn theo ngôi kể này có tác dụng gì ?
- Truyện được kể theo ngôi nhất. Ngưòi kể chính là người chứng kiến câu chuyện xảy ra, tức là cùng chịu nỗi đau mất mát về tình cảm như em gái mình. Cách lựa chọn ngôi kể như vậy giúp cho tác giả có điều kiện trực tiếp thể hiện suy nghĩ, tình cảm và diễn biến tâm trạng của nhân vật tăng thêm tính chân thực của câu chuyện, làm cho câu truyện hấp dẫnvà sinh động hơn.
Vậy “Cuộc chia tay của những con búp bê” tác giả muốn thể hiện điều gì. Chúng ta cùng phân tích tác phẩm.
Hãy tìm những chi tiết ở đoạn 1 để thấy được quan hệ giữa hai anh em Thành và Thuỷ ?
Anh em tôi rất thân nhau... có lần tôi đi đá bóng bị xoạc một miếng áo rất to Thuỷ đã mang kim chỉ ra tận sân vận động vá áo cho anh.
 [...] Thành, chiều nào cũng đi đón em... nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện.
- Khi gia đình chia tay, Thuỷ đau đớn lặng lẽ đặt tay lên vai anh còn Thành kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc.
- Thành nhường hết đồ chơi cho em nhưng Thuỷ thương anh nên nhường lại cả con Vệ Sĩ để gác đêm cho anh ngủ.
Chi tiết nào làm em cảm động nhất ? vì sao ?
 - Ví dụ : Chi tiết Thành nhường hết đồ chơi cho em nhưng Thuỷ lại nhường cho anh con Vệ Sĩ để gác đêm cho anh ngủ. Vì đó thể hiện tình thương yêu chia sẻ và luôn quan tâm đến nhau của hai anh em.
Em có suy nghĩ gì về mối quan hệ tình cảm giữa hai anh em Thành và Thuỷ qua các chi tiết ở trên ?
- Quan hệ tình cảm giữa hai anh em vốn rất mực gần gũi, thương yêu và luôn quan tâm chia sẻ cùng nhau. Một quan hệ tình cảm hết sức tốt đẹp. 
Hết tiết 1 chuyển tiết 2 
Khi nghe mẹ yêu cầu chia đồ chơi Thuỷ có biểu hiện nghệ thuậtn ? Vì sao Thuỷ có những biểu hiện như vậy ?
 - “Thuỷ bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi” 
 - Thuỷ run bần bật và kinh hoàng vì em không tưởng tượng và chịu đựng nổi cảnh chia xa anh trai của mình. Chia đồ chơi có nghĩa là xa anh trai. Hai anh em đã thương yêu nhau và hoà thuận biết bao. Bỗng nhiên phải chia lìa Thuỷ đã khóc rất nhiều đến nỗi hai bờ mi sưng mọng. 
Thành có đau khổ như em không ? Chi tiết nào chứng tỏ điều đó ?
 - “Thành cũng vô cùng đau khổ như em. Thành đã phải “cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo” 
Tại sao Thành nghĩ “Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ thôi” ?
 - Vì em không tin vào tai hoạ nặng nề giáng xuống gia đình. Thành không muốn tin việc anh em phải chia đồ chơi, pgải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Đấy là biểu hiện của tâm trạng quá đau xót.
Khi mẹ ra lệnh chia đồ chơi ra, Thành và Thuỷ có thực hiện ngay không ? Khó khăn nhất của việc chia đồ chơi là gì ? tại sao ?
 Thành và Thuỷ không thực hiện ngay công việc đó. Phải đợi đến khi mẹ ra lệnh hai anh em mới miễn cưỡng thực hiện. Thành nhường cho thuỷ hết. Thuỷ từ chối lại nhường hết cho anh. Mẹ lại phải quát và giận dữ, lúc đó cuộc chia đồ chơi mới bắt đầu.
 Khó khăn nhất của việc chia đồ chơi là việc chia hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ. Bởi vì chúng chưa phải xa nhau lần nào (Thuỷ muốn con Vệ Sĩ canh gác cho anh, trong khi đó Thành lại muốn theo lệnh của mẹ chia đồ chơi). “hai con quàng tay lên vai nhau, ghé đầu vào nhau thân thiết. Từ khi về nhà tôi chúng chưa phải xa nhau ngày nào ?”
Lời nói và hành động của Thuỷ khi Thành cho búp bê có gì mâu thuẫn ? (Khi Thành chia đôi 2 con búp bê ra Thuỷ nói nghệ thuậtn ? Nhưng khi được nhường cả 2 con búp bê thì Thuỷ có bằng lòng không ?)
- Thực ra cả Thuỷ và Thành đều bối rối, đều không muốn chia đồ chơi. Nhưng mệnh lệnh của mẹ cần phải được thực hiện. Thuỷ chẳng quan tâm đến việc chia phần nhưng khi Thành tách đôi hai con búp bê ra. Thuỷ “tru tréo lên giận dữ” vì Thuỷ không muốn chúng phải xa nhau. Khi được nhường cả hai con búp bê để chúng không xa nhau thì Thuỷ lại không đành lòng vì thương Thành không có người gác đêm. Chính điều này tạo ra mâu thuẫn trong hành động và lời nói của Thuỷ.
- Theo em có cách nào để giải quyết mâu thuẫn đó không ?
- Mâu thuẫn ở chỗ : một mặt Thuỷ rất giận dữ không muốn chia rẽ hai con búp bê, nhưng mặt khác em lại rất thương Thành, sợ đêm đêm không có Vẹ Sĩ canh giấc ngủ cho anh nên em rất bối rối sau khi đã tru tréo lên giận dữ.
-Muốn giải quyết mâu thuẫn này chỉ có cách gia đình thành và Thuỷ phải đoàn tụ, hai anh em không phải chia tay.
Cuối truyện Thuỷ đã lựa chọn cách giải quyết nghệ thuậtn ? chi tiết này gợi lên trong em những suy nghĩ gì và tình cảm gì ?(thể hiện ước nguyện gì của Thuỷ ?)
 - Thuỷ lựa chọn cách để lại con Em Nhỏ bên cạnh con Vệ Sĩ để chúng không bao giờ xa nhau. cách lựa chọn này gợi cho người đọc sự thương cảm đối với Thuỷ, thương cảm một em gái giàu lòng vị tha, vừa thương anh vừa thương cả những con búp bê, thà mình chịu chia lìa chứ không để búp bê phải chia tay, thà mình chịu thiệt thòi để anh luôn có con Vệ Sĩ gác cho anh ngủ đêm đêm.
 Tên truyện là “Cuộc chia tay của những con búp bê” nhưng cuối cùng thì búp bê có phải chia tay không ? Qua đó tác giả muốn gửi gắm đến người đọc bức thông điệp gì ?
 - Búp bê ngây thơ trong trắng, búp bê không hề có lỗi. Hãy để cho búp bê mãi mãi được ở bên nhau. Đó chính là bức thông điệp mà người viết muốn gửi đến các bạn đọc và những bậc cha mẹ và cũng là ước nguyện của Thuỷ.
Khi Thuỷ đến chia tay lớp học,chi tiết nào cho thấy sự đồng cảm của cô giáo và các bạn đối với cảnh ngộ của Thuỷ ?
Cô giáo sửng sốt kêu lên “ôi, em Thuỷ” rồi om chặt lấy em.
Cô giáo nói “cô biết chuyện rồi, cô thương em lắm”
Các bạn trong lớp thì “sững sờ, có tiếng khóc thút thít, mấy bạn nắm chặt tay Thuỷ chẳng muốn rời”
Những chi tiết đó thể hiện sự đồng cảm của cô giáo Tâm và các bạn đối với cảnh ngộ của gia đình Thuỷ.
Chi tiết nào trong cuộc chia tay của Thuỷ với lớp học làm cô giáo và các bạn bàng hoàng ?
Cô Tâm mở cặp lấy quyển sổ cùng chiếc bút máy nắp vàng lới lời chúc “em cố gắng học tập nhé”
Thưa cô em không dám nhận[...] em không được đi học nữa, em phải bỏ học đi bán hoa quả ở ngoài chợ”
Cô Tâm sửng sốt 
“ Trời ơi” cô giáo tái mặt và nước mắt giàng giụa. Lũ nhỏ cũng khóc mỗi lúc một to hơn.
Vì sao cô giáo và các bạn có những biểu hiện đó ? Những biểu hiện đó nói lên điều gì ?
 Đó không chỉ là sự đồng cảm với cảnh ngộ của gia đình Thuỷ mà còn là nỗi đau đớn tột cùng, thương xót cho cuộc đời và tương lai của Thuỷ khi gia đìng em tan vỡ em không chỉ phải chia lìa người thân, chia lìa bạn bè mà còn chia lìa cả với niềm vui cắp sách đến trường.
Em hãy giải thích vì sao khi dắt tay em ra khỏi trường, tâm trạng của Thành lại “kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thưường và nắng vẫn vành ươm trùm lên cảnh vật” ?
 - Thành thấy kinh ngạc ... ông cha nghĩa mẹ.
 II. Bài mới:
 Nếu ca dao, dân ca về tình cảm gia đình thường là những bài hát ru, thì ca dao, dân ca về tình yêu quê hương, đất nước, con người thường là những bài hát đối đáp, những khúc ca ngẫu hứng tự nhiên cất lên trong sinh hoạt cộng đồng, trong lễ hội, khi đi ngoại cảnh, lúc đứng ngắm đồng ruộng, quê hương... chùm ca dao bốn bài trong văn bản “Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người” có lễ là những bài ca tiêu biểu mà cô sẽ giới thiệu với các em trong bài học hôm nay.
?tb
?kh
?tb
?kh
?kh
?kh
?kh
?tb
?kh
?kh
?g
?kh
?tb
?kh
?kh
?tb
?kh
?G
?tb
?kh
?tb
?kh
?tb
 Giáo viên hướng dẫn cách đọc: chú ý giọng vui tươi, tự hào.
gv đọc mẫu một lần – gọi 2 hs đọc – gv nhận xét uốn nắn.
Em hãy giải nghĩa các từ sau “Thắt cổ bồng; núi dức Thánh Tản; lúa đòng đòng; Đài Nghiên”
hs dựa vào chú thích sgk để trả lời. 
Em có nhận xét gì về thể thơ trong 4 bài ca?
 - Thể thơ lục bát và lục bát biến thể (bài 1 & 3)
 - Thơ tự do (2 dòng đầu của bài 4, mỗi dòng 12 tiếng)
Gọi hs đọc bài ca dao 1.
Nhận xét về bài 1, em đồng ý với ý kiến nào dưới đây:
a. Bài ca là lời của 1 người...
b. Bài ca có hai phần...
c. Hình thức đối đáp này có rất nhiều...
d. Hình thức đối đáp này không phổ biến...
 - ý kiến b & c là đúng
 Tại sao em lại đồng ý với ý kiến b & c?
 Vì bài ca gồm 2 phần: lời hỏi (6 dòng đầu) và lời đáp 6 dòng cuối, mặt khác lời hỏi lại dưới dạng 1 câu đố, lời đáp là lời giải đố. Hình thức đối đáp xuất hiện nhiều trong ca dao, dân ca, đặc biệt là trong những câu hát dao duyên. 
 Chủ đề của phần hỏi đáp là gì? 
 - Hỏi đáp về những cảnh vật nổi tiếng của từng vùng đất nước. 
 Bài ca đã nhắc đến những địa danh nào? những địa danh ấy có đặc điểm gì nổi bật? 
 - Bài ca đã hỏi đáp về những địa danh với các đặc điểm nổi bật: Thành Hà Nội 5 cửa; sông Lục Đầu 6 khúc chảy êm đềm, nước sông Thương bên đục bên trong, núi Tản Viên thắt cổ bồng, đền Sòng thờ bà chúa Liễu Hạnh, Lạng Sơn có thành tiên xây. 
 Vì sao trong bài ca, các chàng trai và cô gái lại hỏi - đáp về những địa danh nổi tiếng như vậy?
 - Vì đây là 1 hình thức để các cháng trai và các cô gái thử tài nhau, đo độ hiểu biết kiến thức địa lí, lịch sử... những lời hỏi đáp hướng về những địa danh ở miền Bắc.Những địa danh đó không những địa danh đó không những chỉ có đặc điểm địa lí tự nhiên mà còn cả những dấu vết lịch sử VN rất nổi tiếng. Người hỏi biết lựa chọn những những nết tiêu biểu của từng địa danh về những phương diện địa lí, tự nhiên, lịch sử ,văn hoá. Người đáp hiểu rất rõ và đều trả lời đúng ý người hỏi.
Theo em hình thức hỏi đáp như vậy nhằm thể hiện điều gì ?
 - Qua lời hỏi đáp, là một hình thức để tràng trai cô gái thử tài của nhau. Lắng nghe lời hỏi đáp của hai nhân vật trữ tình trong bài ca chúng ta thấy hiện lên nhiều địa danh từ thủ đô Hà Nội đến Hải Dương, Bắc Giang, Thanh Hoá rồi lên Lạng Sơn. Mỗi vùng có 1 nét đẹp riêng hợp thành 1 bức tranh non nước Việt Nam thơ mộng, giàu truyền thống văn hoá. Chàng trai, cô gái có chung sự hiểu biết cùng chung những tình cảm tự hào, tình yêu quê hương, đất nước đó cũng là cách họ bày tỏ tình cảm cùng nhau. Qua lời hỏi đáp có thể thấy họ là những con người lịch lãm, tế nhị. 
 Phân tích cụm từ “rủ nhau” và nêu nhận xét của em về cách tả cảnh trong bài ca dao 2?
 - Cụm từ “rủ nhau” được dùng khi người rủ và người được rủ có quan hệ thân thiết. Họ có cùng chung 1 mối quan tâm và cùng muốn làm 1 việc gì đó. Ca dao có nhiều câu mở đầu bằng cụm từ này: “Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ...rủ nhau đi cấy, đi cầy...rủ nhau đi tắm hồ sen”, ở bài ca dao này “Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ” có cái gì tưng bừng náo nức trong việc rủ nhauđi xem 1 thắng cảnh bậc nhất của chốn kinh kỳ. 
 - Bài ca dao này gợi nhiều hơn tả. Tác giả chỉ tả bằng phép liệt kê các cảnh vật nối nhau chỉ cần nhắc đến những cái tên Kiếm Hồ, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Đài Nghiên Tháp Bút là cảnh đã hiện lên trước mắt người đọc. Bởi những địa danh này từ nâu đã đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam như những cái tên thân quen, như máu thịt tâm hồn của họ. 
 ở đây tác giả sd những từ láy, tính từ, phép so sánh.
Qua cách tả địa danh và cảnh trí của tác giả trong bài đã gợi cho em sự cảm nhận như thế nào?
 Địa danh và cảnh trí được nhắc đến trong bài gợi một Hồ Gươm, một Thăng Long đẹp, giàu truyền thống lịch sử và văn hoá. Cảnh vật đa dạng có hồ, có cầu, có đền và tháp.Tất cả h[pj thành một không gian thiên tạo thơ mộng, thiêng liêng(nhắc lại truyền thống Hồ Gươm và các chú thích trong sgk về những địa danh này). Chính những địa danh, cảnh trí được nhắc đến gợi tình yêu, niềm tự hào về Hồ Gươm, Thăng Long và đất nước.Và vì vậy moi người háo hức “rủ nhau” đến thăm.
Em suy ngẫm như thế nào về câu hỏi cuối bài ca dao “Hỏi ai gây dựnh lên non nước này”?
 - Bài ca kết thúc bằng một câu hỏi tu từ “Hỏi ai gây dựng lên non nước này?”. Đây là câu hỏi rất tự nhiên, giàu âm điệu nhắn nhủ tâm tình. Đây cũng là câu thơ xúc động sâu lắng nhất trong bài ca dao trực tiếp tác động vào tình cảm người đọc, người nghe. Cảnh Hồ Gươm được nâng lên tầm non nước, tượng trưng cho non nước, nhắc các thế hệ con cháu phải biết ơn ông cha đã làm lên thắng cảnh lịch sử văn hoá này và phải biết giữ gìn bảo vệ nó cho muôn đời sau. 
 Hs đọc bài ca dao 3.
Bài ca phác hoạ trước mắt em cảnh gì? em có nhận xét gì về âm điệu của câu thơ mở đầu? 
 - Bài ca phác hoạ cảnh đường vào xứ Huế. 
 - âm điệu câu thơ mở đầu như ngân nga trong lòng người đọc trên con đường thiên lí vào xứ Huế “Đường vô xứ Huế quanh quanh”.
Hỏi cảnh đẹp xứ Huế được miêu tả bằng những từ ngữ cụ thể nào?
 - Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ
Em có nhận xét gì về nt được sử dụng trong bài ca dao? Tác dụng của các biện pháp nt ấy? 
 - Cảnh đẹp xứ Huế được diễn đạt bằng 1 thành ngữ quen thuộc trong dân gian “Non xanh nước biếc” sử dụng từ láy “quanh quanh”, các tính từ xanh, biếc...phép so sánh “như tranh hoạ đồ”.
Đại từ phiến chỉ “ai”, các điệp từ (vô).
Bài ca phác hoạ cảnh đường vào xứ Huế đẹp và thơ mộng, cảnh được tả theo kiểu chấm phá lướt qua, tả đường, tả núi, tả nước. Mỗi đối tượng được nhấn mạnh bằng 1 tính từ gợi hình để gợi vẻ đẹp nên thơ tươi mát: Có non, có nước, non thì xanh, nước thì biếc. Cảnh lại càng đẹp và hấp dẫn khi được ví với “như tranh hoạ đồ” bởi khi gợi ca cái gì đẹp, dân gian thường nói đẹp như tranh, cách so sánh ấy đã nâng vẻ đẹp của con đường vào xứ Huế thành bức tranh sơn thuỷ hữu tình.
 Theo em, những tình cảm gì được ẩn chứa trong lời mời, lời nhắn gửi “ai vô xứ Huế thì vô”?
Lời nhắn gửi, lời mời trong câu cuối tha thiết chân tình, vừa thể hiện tình yêu lòng tự hào đối với cảnh đẹp xứ Huế vừa như muốn chia sẻ với mọi ngưòi điều đó. đại từ “ai” phiếm chỉ hàm chứa nhiều đối tượng mà tác giả bài ca hướng tới cùng với dấu chấm lửng cuối bài càng khiến cho tình ý thêm da diết mênh mang. 
Đối tượng miêu tả trong bài ca là những đối tượng nào?
Hai dòng thơ đầu của bài 4 có những gì đặc biệt về từ ngữ?
Những nét đặc biệt ấy có tác dụng, ý nghĩa như thế nào (số lượng tiếng ở 2 dòng đầu? Những phép tu từ nào được sử dụng? Tạo nên cảm giác như thế nào về cánh đồng?)
 - Hai dòng thơ đầu được kéo dài ra khác với những dòng thơ bình thường. Dòng nào cũng kéo dài 12 tiếng để gợi sự dài, rộng mênh mông của cánh đồng. Điệp từ đảo ngữ và đối xứng được sử dụng rất hay (Đứng bên tê đồng - đứng bên li đồng; mênh mông bát ngát – bát ngát mênh mông) tạo cảm giác nhìn ở phía nào cũng mênh mông rộng lớn của cánh đồng. Cánh đồng không chỉ rộng lớn mà còn rất đẹp, trù phú đầy sức sống. Hai dòng thơ cuối miêu tả hình ảnh cô gái, cách miêu tả có gì đặc biệt? 
 - Cô gái được so sánh như “chẽn lúa đòng đòng” “phất phơ giữa ngọn nắng hồng ban mai”.
Theo em cô gái với “chẽn lúa đòng đòng” và “ngọn nắng hồng ban mai” có nét gì tương đồng?
 - Nét tương đồng: sự trẻ trung phơi phới đang sức sống đang xuân so với cánh đồng bao la, bát ngát, cô gái quả là nhỏ bé, mảnh mai nhưng chính bàn tay cô gái nhỏ bé đó đã làm ra cánh đồng mênh mông bát ngát, bát ngát mênh mông kia. Trước cánh đồng rộng lớn bát ngát, tác giả dân gian vẫn nhận ra cô gái đáng yêu, 1 cô thôn nữ nhỏ bé mảnh mai, nhưng trẻ trung và đầy sức sống. Một sự hài hoà tuyệt đẹp giữa cảnh và người: Cảnh làm nền cho người xuất hiện và khi con người xuất hiện thì cảnh lại thêm đẹp, thêm thắm tình người. 
Theo em bài 4 là lời của ai, người ấy muốn thể hiện tình cảm gì? 
 - Là lời chàng trai ca ngợi cánh đồng, ca ngợi vẻ đẹp của cô gái. Đấy là cách bày tỏ tình cảm với cô gái của chàng trai. Ngoài ra có nhiều cách hiểu khác về bài ca dao trên: Ví dụ bài ca này là lời của cô gái trước cánh đồng rộng lớn mênh mông, cô gái nghĩ về thân phận mình. Tuy nhiên cách hiểu như ở trên là phổ biến hơn. 
 Em có nhận xét gì về thể thơ trong bốn bài ca dao 
 - Ngoài thể thơ lục bát ở chùm bài ca dao này còn có thể lục bát biến thể (bài 1) : (Tiếng không phải là 6 ở dòng lục, không phải là 8 ở dòng bát). Bài 3 kết thúc là dòng lục chứ không phải là dòng bát như thường thấy. Thể thơ tự do (2 dòng đầu của bài 4). Bốn bài ca dao được diễn tả theo thể thơ lục bát, lục bát biến thể và thể thơ tự do.
Tình cảm chung được thể hiện trong bốn bài ca dao là gì? 
 Tình cảm chung được thể hiện trong 4 bài ca dao là : tình yêu quê hương, đất nước, con người.
 Đằng sau những câu hỏi lời đáp, lời mời, lời nhắn gửi và các bức tranh phong cảnh là tình yêu chân chất, tinh tế và lòng tự hào đối với con người và quê hương đất nước.
Hãy tìm một số bài ca dao khác có cùng chủ đề với bốn bài ca dao đã học?
Anh đi anh nhớ quê nhà 
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
 Nhớ ai dãi nắng dầm sương 
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa 
 Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh...
Tình cảm của em sau khi học song các bài ca dao này?
- Hiểu biết thêm nhiều về quê hương đất nước, thêm yêu và tự hào về vẻ đẹp sẵn có của quê hương đất nước mình.
 III. Hướng dẫn học bài (1 phút)
Học bài, nắm nội dung, hình thức thể hiện trong từng bài. 
Học thuộc ghi nhớ (sgk-tr )
Làm bài tập trong sgk 
Soạn bài : Từ láy.
I. Đọc và tìm hiểu chung:
II. Phân tích:
Bài 1: 
* bài ca dao dùng những lời hỏi đáp về những địa danh ở miền Bắc để bày tỏ niềm tự hào, tình yêu quê hương đất nước.
* Địa danh cảnh trí giàu truyền thống lịch sử và văn hoá, gợi tình yêu, niềm tự hào về Hồ Gươmvà Thăng Long.
- Bài ca nhắc nhở thế hệ con cháu phải biết ơn và giữ gìn xây dựng non nước cho xứng với truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc.
Bài 3: 
- Bài ca dao ngợi ca cảnh đẹp nên thơ tươi mát, sống động của xứ Huế.
Bài 4:
- Cánh đồng mênh mông rộng lớn, trù phú.
- Cô gái đáng yêu, trẻ trung và đầy sức sống
IV. Luyện tập 

Tài liệu đính kèm:

  • docNguvan7 tiet 5-10.doc