Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 17: Sông núi nước nam - Phò giá về kinh

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 17: Sông núi nước nam - Phò giá về kinh

 i. mục tiêu bài học:

* kiến thức cần đạt:giúp hs : cảm nhận được tinh thần độc lập, khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc qua hai bài thơ “ sông núi nước nam ” và “ phò giá về kinh ”. bước đầu hiểu về hai bài thơ: thất ngôn và ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật.

*kĩ năng cần rèn: rèn đọc, cảm thụ thơ đường luật. rèn hs kỹ năng tìm hiểu , phân tích thơ trữ tình trung đại

*.giáo dục tư tưởng: giáo dục niềm tự hào về cha ông, lịch sử dân tộc hào hùng.

 

doc 5 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 1298Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 17: Sông núi nước nam - Phò giá về kinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: tháng năm 2010
Ngày dạy: tháng năm 2010
Tuần 5
 Tiết : 17 Sông núi nước Nam - Phò giá về kinh
 ( Lý Thường Kiệt – Trần Quang Khải)
 I. Mục tiêu bài học: 
* Kiến thức cần đạt:Giúp HS : cảm nhận được tinh thần độc lập, khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc qua hai bài thơ “ Sông núi nước Nam ” và “ Phò giá về kinh ”. Bước đầu hiểu về hai bài thơ: Thất ngôn và ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.
*Kĩ năng cần rèn: Rèn đọc, cảm thụ thơ Đường luật. Rèn HS kỹ năng tìm hiểu , phân tích thơ trữ tình trung đại
*.Giáo dục tư tưởng: Giáo dục niềm tự hào về cha ông, lịch sử dân tộc hào hùng.
II.Trọng tâm của bài: tìm hiểu chi tiết
III.Chuẩn bị
*Giáo viên: Giáo án, tranh minh hoạ, tài liệu tham khảo
*Học sinh: Đọc trước bài ở nhà
IV. Tiến trình bài dạy:
A/Kiểm tra bài cũ (4’) Đọc thuộc lòng những câu hát châm biếm? Nêu hiểu biết của em về 1 bài ca dao em thích ?
 * Y/c: - Đọc rõ ràng, diễn cảm. Trả lời như đã phân tích trong bài.
B/Bài mới (36’)
1.Vào bài (1’) Đất nước ta trải qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, bao triều đại đi qua là bấy nhiêu triều đại đứng lên đấu tranh chống ngoại xâm giữ nước. Truyền thống ấy đã được phản ánh trong các tác phẩm văn học, đặc biệt là văn học Lí Trần. Hai văn bản mà chúng ta được học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về điều đó.
2.Nội dung bài dạy (35’)
Tg
01’
04’
15’
01’
 04’
10’
Hoạt động của Thầy và trò
Hoạt động 1:
Tìm hiểu sơ lược về t/giả, t/phẩm
Hoạt động 2:
- Gv nói qua về tác giả và sự xuất hiện của bài thơ. Giới thiệu về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Hs nhận dạng bài thơ trên các phương diện: Số câu, số chữ trong câu, cách hiệp vần.
? Bài thơ đã từng được coi là Tuyên ngôn độc lập. Vậy Tuyên ngôn độc lập là gì?
( Tuyên ngôn ( lời tuyên bố trước toàn dân ) về một nền độc lập của dân tộc, là một văn kiện lịch sử rõ ràng )
- Hướng dẫn đọc: giọng chắc gọn, hào hùng.
- Hs đọc vb, chú thích.
? Nội dung tuyên ngôn trong bài thơ được bố cục ntn ? Gồm những ý cơ bản nào?
Hoạt động 3:
? Theo em, trong câu đầu những chữ nào là quan trọng? Vì sao? 
? Tại sao tác giả dùng “ Nam đế ” chứ không phải “ Nam vương ”? Cụm từ “nam đế cư” có ý nghĩa ntn?
+ “ Đế ” là vua. ý tôn vinh vua nước Nam sánh ngang Hoàng đế Trung Hoa.
 + “ Nam đế ”: Vua đại diện cho nhân dân 
? Trong câu “ Nam quốc sơn hà nam đế cư ” toát lên tư tưởng nào của Tuyên ngôn ?
? “ Ghi sách ở trời ” nghĩa là gì?
( Tạo hoá đã định sẵn ).
? Em hãy dịch nghĩa câu thứ hai? Nhận xét về âm điệu? Âm điệu đó thể hiện tư tưởng, tình cảm gì? 
? Em hiểu thế nào về từ “Nghịch lỗ”? Cách dùng từ cho thấy thái độ của t/g ntn?
- Hs giải thích, suy luận.
? Nhận xét về giọng thơ ở câu thứ ba và cho biết nó thể hiện nội dung gì?
? Nhận xét nội dung và giọng thơ ở câu cuối?
? Theo em, đây có phải là lời đe doạ ko? Tại sao t/g có thể nói như vậy?
- Gv so sánh bản dịch với nguyên tác.
? Nhận xét về giọng điệu, cách lập luận của bài thơ?
* Gv: Bài thơ mang màu sắc chính luận sâu sắc: ý thơ trực tiếp, rõ ràng, mạch lạc; Giọng thơ gọn sắc, cô đọng, đanh chắc.
? Qua những nội dung vừa phân tích, em thấy được cảm xúc gì của nhà thơ?
HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 1:
Tìm hiểu sơ lược về t/giả, t/phẩm
? Nêu hiểu biết của em về t/g và hoàn cảnh ra đời bài thơ?
- Hs dựa vào sgk.
Gv giới thiệu về thể thơ Ngũ ngôn tứ tuyệt và yêu cầu hs nhận xét về số chữ, số câu, cách hiệp vần của bài thơ.
Hoạt động 2:
- Hs đọc vb, tìm hiểu chú giải.
? Bài thơ nói về điều gì ? 
? Có bố cục ra sao ?
Hoạt động 3
? Hai chiến thắng được nhắc đến ở 2 câu đầu là gì?
? Nhận xét về cách dùng từ ? Cách đối xứng ? Giọng điệu ?
? Tất cả có tác dụng gì trong việc thể hiện hiện thực k/c và t/c của t/g?
 Hs phát hiện, phân tích.
Gv: Đây là 2 chiến thắng vang dội của quân dân nhà Trần năm 1285, ta ko chỉ bắt nhiều tù binh mà còn giết được cả đại tướng giặc là Toa Đô; góp phần xoay chuyển tình thế...
? Hai câu cuối nói về vấn đề gì?
? Câu thơ thể hiện tình cảm gì của tác giả?
GV:Khi đất nước thái bình, không nên say sưa với chiến thắng mà cần phải tập trung hết sức xây dựng đất nước 
? Theo em, điều mong mỏi của TQK có ý nghĩa gì? Nó thể hiện tư tưởng gì của t/g?
? Em hãy nhận xét về cách diễn đạt của bài thơ?
? Nội dung chính của bài thơ là gì?
HS đọc ghi nhớ
Nội dung kiến thức
A. Sông núi nước Nam ( Nam quốc sơn hà - Lý Thường Kiệt )
I. Đọc tìm hiểu chung
1.Tác giả :
- Lý Thường Kiệt(1077) một danh tướng của nhà Lý.
2. Tác phẩm: 
- Hoàn cảnh sáng tác: Trên trận phòng tuyến Như Nguyệt chống quân Tống 1077.
- Thể thơ : Thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật)Bài thơ có 4 câu, mỗi câu có 7 tiếng.
II. Đọc tìm hiểu chi tiết
1.Đọc tìm hiểu từ khó
*Đọc: giọng chắc gọn, hào hùng.
*Từ khó:
2.Đại ý : Bài thơ khẳng định độc lập, chủ quyền của đất nước và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó.
3.Bố cục: 2 đoạn
- 2 câu đầu: Khẳng định chủ quyền dân tộc.
- 2 câu cuối: Cảnh báo quân giặc
4.Tìm hiểu chi tiết:
a. Khẳng định chủ quyền của đất nước.
- Câu 1: Khẳng định nước Nam thuộc chủ quyền của người Việt Nam.
- Câu 2:
 + Âm điệu hùng hồn, rắn rỏi.
 + “ Ghi ở sách trời ”: Chân lý ấy là điều hiển nhiên, không thay đổi. 
-> Câu thơ thể hiện ý thức độc lập, chủ quyền của dân tộc. 
b. Lời cảnh cáo và khẳng định ý chí bảo vệ chủ quyền của dân tộc.
- Câu 3:
 Giọng chắc nịch: lột trần bản chất phi nghĩa của bọn pk phương Bắc ỷ thế cậy mạnh.
 ->Âm điệu hùng hồn, rắn rỏi: Diễn tả sự vững vàng tư tưởng, niềm tin sắt đá vào chân lý nêu ở câu 1
- Câu 4:
 Giọng kiêu hãnh, dõng dạc: Cảnh báo về sự thất bại nhục nhã, tất yếu của quân giặc.
-> Câu thơ thể hiện sự tự tin, khẳng định sức mạnh vô địch của dt.
 Lời cảnh cáo dựa trên cơ sở chiến thắng từ bao đời nay của d/tộc. Nó k/định sức mạnh vô địch của quân và dân ta trong cuộc c/đ bảo vệ chủ quyền đất nước.
5 - Tổng kết
a. Nghệ thuật:
- Lập luận chặt chẽ.
- Giọng điệu đanh thép, hùng hồn, kiêu hãnh.
b. Nội dung:
 - Thể hiện lòng tự tôn dân tộc , yêu nước sâu sắc.
Ghi nhớ sgk 65
B. Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư - Trần Quang Khải):
I.Đọc tìm hiểu chung
1. Tác giả: Trần Quang Khải(1241-1294) con thứ 3 của Trần Thái Tông
2. Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác:Bài thơ viết năm 1285 khi ông đi đón Thái thượng hoàng Trần Thái Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long.
- Thể thơ: ngũ ngôn tứ tuyệt (Đường luật) - Bài thơ có 4 câu, mỗi câu có 5 tiếng.
II. Đọc tìm hiểu chi tiết
1.Đọc tìm hiểu từ khó
*Đọc:
*Từ khó:
2.Đại ý: Bài thơ ca ngợi hào khí chiến thắng oanh liệt của quân dân đời Trần, k/đ quyết tâm và khát vọng xd nền thái bình muôn đời cho đất nước.
3. Bố cục : 2 phần
- 2 câu đầu: 2 chiến thắng oanh liệt
- 2 câu cuối: khát vọng hoà bình
4. Tìm hiểu chi tiết
a. Hào khí chiến thắng.
+ Cướp giáo giặc ở bến Chương Dương
 + Bắt quân Hồ ở cửa Hàm Tử
- Động từ mạnh.
- Câu trên >< câu dưới.
- Giọng khoẻ, hùng tráng.
đ Không khí chiến thắng oanh liệt và sự thất bại thảm hại của kẻ thù.
 Thể hiện tình cảm phấn chấn, tự hào của t/g.
b. Ước nguyện khi hoà bình.
 Thái bình tu trí lực,
 Vạn cổ thử giang san.
- Nói về xây dựng đất nước thời bình 
- Hy vọng tương lai tươi sáng, khát vọng xây dựng đất nước bền vững muôn đời.
-> Thể hiện niềm tin, lòng yêu nước của TQK.
5 - Tổng kết
a. Nghệ thuật.
- Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.
- Diễn đạt cô đọng, hàm súc.
b. Nội dung.
 Hào khí chiến thắng và khát vọng hoà bình.
Ghi nhớ sgk 68
C.Luyện tập(5’)
- Hs thảo luận, trả lời: 
Tại sao 2 bài thơ lại được xếp trong cùng một tiết ?
- Hs thảo luận: Điểm giống nhau của 2 bài thơ ? 
- Em có biết 2 Văn bản được coi là tuyên ngôn độc lập lần thứ 2 và 3 của dân tộc VN ta tên là gì ? Do ai viết và xuất hiện bao giờ ?
Lý do:
Về nội dung, bài thơ thứ hai tiếp nối một cách có hệ thống hai ý của bài thơ trước đó, từ khẳng định quyền độc lập, tin tưởng ở sức mạnh dân tộc đến khẳng định khả năng thực sự chiến thắng quân thù và khát khao xây dựng đất nước sau chiến thắng. Sự liên kết nội dung hai bài thơ về sức mạnh giữ nước và ý chí dựng nước thời Lý – Trần coi như sự mở đầu cho truyền thống yêu nước và giữ nước của dân tộc được phát triển về sau này ). 
 Điểm chung của 2 bài thơ:
- Giọng thơ khoẻ, hùng hồn.
- Lời thơ rõ ràng, mạch lạc.
- Kết hợp biểu ý, biểu cảm.
-Thể hiện bản lĩnh, khí phách của d/tộc.
Những bản tuyên ngôn
- Tuyên ngôn lần thứ 2: Cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi (TK XV)
- Tuyên ngôn lần thứ 3: Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (2.9.1945)
D.Củng cố(1’) Nội dung, nghệ thuật của 2 bài thơ
E.Hướng dẫn về nhà(1’)
 - Học thuộc nguyên văn, dịch thơ của hai bài thơ.
 - Làm bài tập 1, 2 phần luyện tập SGK. Đọc tham khảo “Đọc thêm”.
 - Soạn bài “ Từ Hán Việt ”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 17 - Song nui nuoc Nam - Pho gia ve kinh.doc