Giới thiệu bài: Trong chương trình Ngữ văn lớp 6 các em đã được học các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hoá, hoán dụ, ẩn dụ.chúng ta đã thấy được vai trò của các biện pháp tu từ trong việc viết văn. ở bài học ngày hôm nay thầy trò ta lại đươc làm quen với mộ biện pháp tu từ nữa đó là phép tu từ điệp ngữ. Vậy để thấy được vai trò của nó cũng như giúp các em có kĩ năng vận dụng khi nói và viết chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học ngày hôm nay.
Hội giảng năm học 2010-2011 Giới thiệu bài: Trong chương trình Ngữ văn lớp 6 các em đã được học các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hoá, hoán dụ, ẩn dụ...chúng ta đã thấy được vai trò của các biện pháp tu từ trong việc viết văn. ở bài học ngày hôm nay thầy trò ta lại đươc làm quen với mộ biện pháp tu từ nữa đó là phép tu từ điệp ngữ. Vậy để thấy được vai trò của nó cũng như giúp các em có kĩ năng vận dụng khi nói và viết chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học ngày hôm nay. Tiết 55: điệp ngữ GV: Điệp ngữ là gì và tác dụng của nó như thế nào ta đi tìm hiểu phần thứ nhất: I. Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ. 1. Ví dụ: ? Các em theo dõi ví dụ đây là khổ đầu và khổ cuối của bài thơ. ? Em hãy đọc lại 2 khổ thơ trên, cả lớp chú ý phát hiện những từ ngữ được lặp đi lặp lại trong 2 khổ thơ đó. - HS đọc ? Những từ ngữ nào được lặp đi lặp lại trong khổ thơ trên. - Từ : Cục, nghe, vì Gv Các em đã biết Tiếng gà trưa là một bài thơ trữ tình bộc lộ cảm xúc trào dâng về t/y gia đình, quê hương , đất nước rất chân thành và tha thiết khiến người đọc rất xúc động. t/c đó được bộc lộ trong từng câu từng chữ. ? Căn cứ và mạch cảm xúc đó em hãy phân tích giá trị biểu đạt của những từ ngữ được lặp lại trong khổ thơ. Trước hết là giá trị biểu đạt của từ cục nào? HS:-Từ cục: mô phỏng, nhấn mạnh âm thanh của tiếng gà nhảy ổ. GV từ cục được lặp đi lặp lại trong khổ thơ có tác dụng mô phỏng rất đúng tiếng gà nhảy ổ, qua đó tác giả muốn nhấn mạnh âm thanh của tiếng gà nhảy ổ " cục...cục ta cục tác" việc nhấn mạnh âm thanh đó khiến truyện đọc như được lồng vào bức tranh có tiếng gà vang vọng trong không gian và qua đó mở ra những kỉ niệm thời thơ ấu khiến cho tâm hồn người ta thêm xao xuyến. ? Các em theo dõi và chỉ ra giá trị biểu đạt của của việc lặp lại từ nghe? - HS: Lặp lại từ nghe nhằm nhấn mạnh hiệu quả của thính giác. GV: Việc lặp lại từ nghe trong đoạn thơ nhằm làm nổi bật ý diễn tả đem lại cảm giác tiếng gà như mở ra theo hướng từ gần đến xa. Mỗi từ nghe thể hiện một cảm xúc mỗi lúc một trào dâng của người chiến sĩ. ? Từ "vì" được lặp lại trong khổ thơ cuối có tác dụng gì -Khẳng định tinh thần chiến đấu của người chiến sĩ. GV: Từ vì được lặp lại 4 lần trong khổ thơ cuối khẳng định tinh thần chiến đấu mãnh liệt của người chiến sĩ vì tình yêu quê hương, yêu tổ quốc thiêng liêng và cao cả trong đó có tình yêu sâu sắc của người cháu đối với bà gắn với những kỉ niệm của tuổi thơ. ? Các em theo dõi lại văn bản Tiếng gà trưa câu thơ được lặp lại và lặp lại mấy lần. - HS tiếng gà trưa- 4 lần ?Việc lặp lại như vậy có tác dụng gì? - HS lặp 4 lần và mỗi lần gắn với một hình ảnh của tuổi thơ. GV mỗi lần nhắc lại câu thơ gắn với một kỉ niệm trong hình ảnh của tuổi thơ. Nó vừa là sợi dây kết nối các hình ảnh vừa là điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình. GV qua việc phân tích trên em thấy việc lặp lại một từ ngữ hoặc cả 1 câu trong một đoạn hay một bài thơ nhằm mục đích gì - Làm nổi bật ý và gây cảm xúc mạnh. GV Trong thơ ca thường hay sử dụng biện pháp lặp lại từ ngữ hoặc cả câu để làm nổi bật ý gây cảm xúc mạnh trong lòng người đọc. Vậy trong văn xuôi thì việc lặp đi lặp lại từ ngữ hay câu có tác dụng gì không thầy trò chúng ta cùng tìm hiểu tiếp ví dụ 2. ? Một em đọc to ví dụ và cả lớp theo dõi - HS đọc ? Trong đoạn văn trên có những từ ngữ nào được lặp lại - HS CT: Dưới bóng tre -Từ: tre GV đây là đoạn văn được trích trong văn bản Cây tre Việt Nam của Thép Mới. Văn bản này đã ca ngợi và khẳng định những phẩm chất đág quý của cây tre. ? Việc lặp lại ct dưới bóng tre và từ tre có tác dụng gì. -HS Làm nổi bật sự gắn bó giữa cây tre với con người. GV CT dưới bóng tre và từ tre được lặp lại hai lần nhằm làm nổi bật sự gắn bó thân thiết của cây tre với con người. GV Qua việc phân tích, tìm hiểu các ví dụ trên ta nhận thấy trong khi nói và viết người ta thường sdụng bpháp lặp lại từ ngữ hoặc cả một câu để làm nổi bật ý gây cảm xúc mạnh giống như việc sử dụng từ nghe , cục, vì trong văn bản Tiếng gà trưa của XQ hoặc lặp lại cụm từ dưới bóng tre , từ tre trong đoạn văn của Tmới. Việc lặp lại như vậy người ta gọi là phép điệp ngữ. ? Vậy em hiểu điệp ngữ là gì và đn có tdụng như thế nào? - HS: Đn là là bpháp lặp lại từ ngữ hoặc cả một câu để làm nỏi bật ý gây cảm xúc mạnh và làm tăng tính biểu đạt cho lời văn lời thơ. GV Đó cũng chính là nd phần ghi nhớ trong SGK Một bạn đọc to rõ phần ghi nhớ trên màn chiếu Ghi nhớ GV trên cơ sở hiểu thế nào là đn ? Hãy lấy ví dụ về đn? HS1 -" Đoàn kết...........thành công" HS2 -"Mai sau3 Đất xanh tre mãi xanh màu tre ơi" NDuy. ? Hãy chỉ rõ giá tri biểu đạt bằng việc lặp từ ngữ trong đoạn thơ em vừa tìm được? - Đn mai sau nhấn mạnh về thời gian -Đtừ xanh nhấn mạnh ấn tượng về màu sắc. GV Trong VD bạn vừa tìm được là một đoạn thơ trong bài Tre VN của NDuy bằng cách sdụng ĐN tác giả đã khẳng định sức sống trường tồn của cây tre và màu xanh bất diệt của nó. GV Các em đã nhận ra được thế nào là điệp ngữ và giá trị biểu đạt của điệp ngữ trong đoạn văn đoạn thơ Trong thực tế sử dụng điệp ngữ được thể hiện rất sinh động có nhiều hình thức khác nhau. Để hiểu rõ hơn điều đó chúng ta cùng tìm hiểu nội dung thứ 2 II. Các dạng điệp ngữ. 1. VD VD a: ? Gọi học sinh đọc ví dụ trên màn hình và chú ý vào vị trí những từ được in nghiêng. - HS đọc ? Chỉ rõ cách sdụng điệp ngữ trong VD? Các em hãy chú ý vào vị trí các từ được lặp lại trong từng ví dụ a?. - VD a) Các từ lặp lại đứng cách quãng nhau. GV Các em phát hiện rất nhanh. Ta thấy từ vì được lặp lại ở các câu thơ 2,3,5 và giữa câu 4 => có nghĩa là các từ đó đứng cách nhau.=>Kiểu điệp ngữ như vậy người ta gọi là điệp ngữ cách quãng VD b: ? Hãy chỉ ra điẹp ngữ trong ví dụ b ? Vị trí các từ được lặp lại trong VD b) có gì khác VD a) -HS: Đứng cạnh nhau, nối tiếp nhau GV Các từ lặp lại trong ví dụ b là : Rất lâu, khăn xanh, thương em đi liền với nhau nối tiếp nhau trong một lời thơ: Anh đã tìm em rất lâu. rất lâu...=>ĐN nối tiếp GV Các em chú ý vào VD b đây là đoạn thơ trích trong bài " gửi em có gái thanh niên xung phong" của nhà thơ PT Duật nói về nỗi nhớ nhung của người chiến sĩ với cô gái tnxp ấy ?Em hãy chỉ rõ giá trị biểu đạt trong trong việc sử dụng những từ ngữ nối tiếp trong thơ PT Duật. - ĐN rất lâu nhấn mạnh sự t/c - ĐN khăn xanh nhấn mạnh màu sắc GV ĐN khăn xanh nhấn mạnh ấn tượng về màu sắc và đay chính là hình ảnh biểu trưng cho những cố TNXP ? Cụm từ thương em lặp lại nối tiếp 3 lần trong lời htơ có tác dụng gì? - Nhấn mạnh TC của tg GV Bằng cách sdung những từ ngữ nối tiếp trong thơPTD đã khẳng định tình yêu mãnh kiệt và nỗi nhớ của mình với cô gái TNXP những từ ngữ ấy là phương tiện để cho nỗi nhớ được bộc lộ. VD c: ?tìm điẹp ngữ trong VD c? ? Các từ lặp lại trong VD c) được sắp xếp như thế nào? - HS Cuối câu trước lặp lại ở đầu câu sau. GV trong VD c) vị trí các từ lặp lại được sắp xếp rất đặc biệt từ ở cuối câu trên được lặp lại ở đầu câu dưới và cứ liên tiếp như vậy. =>Điệp ngữ huyển tiếp hay điệp ngữ vòng ? ĐN ở cuối câu 1... ĐN ngàn dâu .... việc lặp lại như vậy có tdụng gì? - HS: ĐN thấy, ngàn dâu nhấn mạnh sự chú ý và sự xa cách. GV Đây là 4 câu thơ cuối cùng của văn bản " Sau phút chia li" thể hiện tâm trang sầu bi của đôi vợ chồng . Hình ảnh ngàn dâu gợi lên một không gian mênh mông vô tận của thiên nhiên được lặp lại hai lần nhấn mạnh sự xa cách làm cho tình cảm và sự ngóng trông của nhân vật trữ tình ngày càng như vô vọng. GV khái quát: ? Qua việc tìm hiểu VD em hãy cho biết có mấy dạng điệp ngữ cơ bản? - HS có 3 dạng đn cơ bản : - - ĐN cách quãng -ĐN nối tiếp - ĐN chuyển tiếp( ĐN vòng GHI NHớ GV Đó cũng chính là nội dung phần ghi nhớ trong SGK ? Mời một bạn dọc phần ghi nhớ đã được chiếu trên màn chiếu. _HS đọc ghi nhớ. GV Tuỳ từng mục đích diễn đạt khác nhau,các tác giả lựa chọn các dạng ĐN khác nhau để làm nổi bật, nhấn mạnh nội dung cần thể hiện làm tăng thêm tính biểu cảm cho lời văn lời thơ. BT nhanh GV Các em đã hiểu thế nào là ĐN và tác dụng của ĐN nắm được những dạng cơ bản của ĐN sau đây cả lớp chúng ta cùng làm bài tập nhanh sau đây: ? Học sinh đọc bài tập trên màn hình ? Nêu yêu cầu của bài tập a. Tôi yêu Sai gòn.............. b. " Con bò đang gặm cỏ. Con bò chợt ngẩng đầu lên. Con bò rống ò ò" Gv gợi ý các em hãy đọc kĩ hai đoạn văn để xác định từ ngữ được lặp lại trong hai đoạn văn đó. - Hãy thử phân tích tác dụng của việc lặp lại những từ ngữ đó . Nếu từ ngữ lặp lại mang giá trị biểu đạt cho đoạn văn thì đó là điệp ngữ còn ngược lại nó không mạng lại giá trị biểu đạt nào thì không phải là đn. Cả lớp cùng suy nghĩ làm BT. ? Xđịnh từ ngữ được lặp lại trong ai đoạn văn trên. -a. CT "tôi yêu" -b. Từ ngữ: Con bò ? Trường hợp nào là ĐN trường hợp nào không phải? - a. là Đn vì cụn từ tôi yêu lặp lại biểu đạt tc của tg đvới SG - b. Việc lặp lại từ ngữ làm cho câu văn rất lủng củng. GV trong đoạn văn thứ nhất được trích trong văn bản SGTY của Minh Hương. Cụn từ tôi yêu được lặp lại nhiều lần nhằm khẳng định TY mãnh liệt của TG với SG. - Trường hợp thứ hai việc lặp lại quá nhiều các từ ngữ làm co câu văn rất lủng củng, nặng nề, ý tứ không thanh thoát vì vậy đó không phải là đn mà là lỗi lặp từ ngữ. Như vậy không phải bất cứ mọi từ ngữ được lặp lại đều là ĐN mà điệp ngữ là một bpháp tu từgiúp cho câu văn thêm tính linh hoạt nhịp nhàng. việc lặp lại đó có sự chủ động của người nói và viết nó khác hẳn với lỗi lặp từ ngữ mà nguyên nhân là do người đó vốn từ ngữ ít ỏi. Vì vậy các em khi nói hoặc viết phải hết sức lưu ý tránh mắc phải lỗi mà bạn HS đã mắc phải. đặc biệt khi viết văn ? Qua bài học hôm nay chúng ta phải ghi nhớ nhữmg nội dung nào -nd1 -nd2 ? Gọi học sinh đọc to hai phần GN trên màn hình GV để củng cố nd bài học thầy trò cùng làm các bài tập trong SGK III. Luyện tập BT1: ? HS đọc bt? ? Nêu yc bt a) Điệp từ nhằm nhấn mạnh dân tộc ta phải được tự do, xứng đáng được độc lập tự do b)ĐN Đi cấy: nhấn mạnh công việc làm của nhà nông Đt Trông: Nhấn mạnh sự vất vả cực nhọc của nhà nông BT2 ? HS đọc bt2? ? Nêu yc bt - Xa nhau: DN cách quãng -Giấc mơ: DN nối tiếp. BT3 ? HS đọc bt2? ? Nêu yc bt
Tài liệu đính kèm: